Châu Á loay hoay với “cơn bội thực” gạo
Giới phân tích nhận định, “cơn bội thực” lúa gạo của châu Á sẽ còn tăng cấp trong thời gian tới
Nỗ lực của các chính phủ ở châu Á khuyến khích nông dân tăng sản lượng lúa gạo đã dẫn tới một “tác dụng phụ” không được mong đợi. Tình trạng dư thừa nguồn cung lúa gạo trong khu vực được nhận định sẽ còn nan giải hơn trong thời gian tới.
Nguồn cung gạo vượt nhu cầu đã đem tới mức giá giảm mạnh cho các khách hàng nhập khẩu gạo lớn ở châu Phi và Trung Quốc. Trong khi đó, theo tờ Wall Street Journal, có một nghịch lý là, người tiêu dùng ngay tại một số quốc gia sản xuất gạo hàng đầu thế giới như Thái Lan và Ấn Độ lại đang phải trả mức giá cao hơn để mua gạo bởi nguồn gạo dư thừa đều nằm cả trong các nhà kho tạm trữ của Chính phủ.
Những vụ mùa bội thu thời gian qua, và cả sắp tới, ở châu Á là kết quả của thời tiết mưa thuận gió hòa và chương trình khuyến khích trồng lúa gạo của các chính phủ. Theo Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) có trụ sở ở London, lượng gạo tồn kho toàn cầu dự kiến sẽ tăng 2% trong năm nay, đánh dấu năm tăng thứ 9 liên tục.
Giới phân tích nhận định, “cơn bội thực” lúa gạo của châu Á sẽ còn tăng cấp trong thời gian tới. Thái Lan, một nước xuất khẩu gạo hàng đầu, đang lên kế hoạch để bán ra một phần kho tạm trữ 17 triệu tấn thóc gạo vốn là kết quả của chương trình can thiệp thị trường trong đó Chính phủ mua thóc gạo từ nông dân với giá cao hơn thị trường. Tại nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay là Ấn Độ, vụ thu hoạch trong một vài tháng tới có thể đạt sản lượng gần mức kỷ lục. Câu chuyện ở Pakistan cũng tương tự. Trong khi đó, nhu cầu của các nước nhập khẩu gạo lớn như Philippines và Nigeria đang giảm nhanh.
“Nếu Thái Lan xả hàng thành công kho lúa gạo tạm trữ, thì giá gạo trong khu vực chắc chắn sẽ chịu sức ép giảm”, kinh tế gia cấp cao Darren Cooper của IGC nhận định.
Tuần trước, chỉ số giá gạo toàn cầu của IGC giảm xuống mức 200 điểm, thấp nhất kể từ tháng 9/2010. Từ đầu năm đến nay, chỉ số này đã giảm khoảng 5%. Tuy nhiên, giá gạo tại các quốc gia không hề có sự đồng nhất, bởi gạo chủ yếu được tiêu thụ tại quốc gia sản xuất. Chỉ có 8% sản lượng gạo toàn cầu được giao dịch quốc tế, so với tỷ lệ 20% của lúa mỳ và 36% của đậu tương.
Tại Việt Nam, giá gạo xuất khẩu đã giảm khoảng 5% trong năm nay, trong đó giá gạo 5% tấm hiện ở mức khoảng 390 USD/tấn. Giá gạo 5% của Thái Lan xuất khẩu ở mức 475 USD/tấn, giảm 16% từ đầu năm.
Trong khi đó, giá gạo giao sau tại Mỹ tăng 7% trong năm nay. Trên thực tế, giá gạo tại châu Á và Mỹ không liên quan gì tới nhau, vì loại gạo do Mỹ sản xuất không giống với gạo trồng ở châu Á.
Thị trường gạo được kiểm soát chặt và phân tán đồng nghĩa với việc người tiêu dùng và những người cần được hỗ trợ hầu như không được hưởng lợi gì từ nguồn cung gạo dư thừa. Một số tổ chức viện trợ muốn phát gạo cứu trợ trước khi chất lượng suy giảm, trong khi có những ý kiến cho rằng các chính phủ nên khuyến khích nông dân chuyển sang các loại cây trồng khác bằng cách giảm giá cam kết thu mua lúa gạo.
Ở Thái Lan, người nông dân được hưởng lợi từ chương trình tạm trữ lúa gạo của Chính phủ, nhưng tại các siêu thị của nước này, giá gạo bán cho người tiêu dùng đã tăng 10% kể từ năm 2011 do nguồn cung hạn hẹp. Ngay cả khi kho trữ lúa gạo của Chính phủ Thái liên tục phình to, giới thương nhân gạo ở nước này vẫn phải nhập gạo từ Campuchia và Việt Nam. Hỗ trợ thu nhập cho người nông dân bằng cách thu mua lúa gạo với giá cao hơn thị trường, Bangkok không muốn bán giá rẻ trên thị trường nội địa.
Theo các kinh tế gia, chính sách nông nghiệp của Ấn Độ có ảnh hưởng tương tự đối với giá gạo trong nước.
Đến nay, Thái Lan và các nước xuất khẩu gạo khác vẫn kiên quyết theo đuổi chính sách của mình. Đầu tuần này, Bộ Thương mại Thái Lan cho hay, đợt bán gạo đầu tiên trong năm nay từ kho tạm trữ của Chính phủ có khả năng chỉ bán được dưới 100.000 tấn, so với mục tiêu đề ra là 350.000 tấn, dò hầu hết các mức giá bỏ thầu đều quá thấp.
Giới thương nhân Thái Lan cho biết, giá gạo xuất khẩu của nước này trên thị trường ở mức khoảng 480 USD/tấn, nhưng mức giá bỏ thầu cho gạo trong kho của Chính phủ chỉ vào khoảng 380 USD/tấn do những lo ngại về vấn đề chất lượng. Nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại rằng, gạo bị trữ quá lâu có thể không an toàn vì phải sử dụng nhiều tới chất methyl bromide để chống chuột bọ, côn trùng.
Thái Lan hiện cũng đang xoay sở để xuất khẩu gạo theo các hợp đồng ký với chính phủ nước ngoài. Tuần trước, nước này tuyên bố bán cho Iran 250.000 tấn gạo, thanh toán bằng đồng Euro, nhưng không đưa ra mức giá cụ thể. Đây là lần đầu tiên Iran nhập khẩu gạo theo kênh chính phủ từ Thái Lan kể từ năm 2007.
Giới thương nhân cho rằng, mức giá mà Chính phủ Thái Lan muốn đạt được khi bán ra gạo tạm trữ sẽ quyết định giá gạo của các quốc gia khác sẽ giảm tới mức nào. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam, một trong những loại gạo châu Á được giao dịch phổ biến nhất, đã giảm về mức khoảng 390 USD/tấn hiện nay từ mức 560 USD/tấn vào cuối năm 2011. Mới đây, Chính phủ Việt Nam cũng thực hiện chương trình thu mua 1 triệu tấn quy gạo vụ Hè Thu để hỗ trợ giá gạo.
Ông Denvinder Sharma, Chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận Forum for Biotechnology and Food Security ở New Delhi, phê phán các chương trình can thiệp nói trên. “Ở những quốc gia như Thái Lan và Ấn Độ, nhiều người vẫn không có đủ lương thực để ăn. Sẽ là một tội ác nếu gạo bị để hỏng đi trong các kho tạm trữ trong khi người dân nghèo bị đói”.
Nguồn cung gạo vượt nhu cầu đã đem tới mức giá giảm mạnh cho các khách hàng nhập khẩu gạo lớn ở châu Phi và Trung Quốc. Trong khi đó, theo tờ Wall Street Journal, có một nghịch lý là, người tiêu dùng ngay tại một số quốc gia sản xuất gạo hàng đầu thế giới như Thái Lan và Ấn Độ lại đang phải trả mức giá cao hơn để mua gạo bởi nguồn gạo dư thừa đều nằm cả trong các nhà kho tạm trữ của Chính phủ.
Những vụ mùa bội thu thời gian qua, và cả sắp tới, ở châu Á là kết quả của thời tiết mưa thuận gió hòa và chương trình khuyến khích trồng lúa gạo của các chính phủ. Theo Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) có trụ sở ở London, lượng gạo tồn kho toàn cầu dự kiến sẽ tăng 2% trong năm nay, đánh dấu năm tăng thứ 9 liên tục.
Giới phân tích nhận định, “cơn bội thực” lúa gạo của châu Á sẽ còn tăng cấp trong thời gian tới. Thái Lan, một nước xuất khẩu gạo hàng đầu, đang lên kế hoạch để bán ra một phần kho tạm trữ 17 triệu tấn thóc gạo vốn là kết quả của chương trình can thiệp thị trường trong đó Chính phủ mua thóc gạo từ nông dân với giá cao hơn thị trường. Tại nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay là Ấn Độ, vụ thu hoạch trong một vài tháng tới có thể đạt sản lượng gần mức kỷ lục. Câu chuyện ở Pakistan cũng tương tự. Trong khi đó, nhu cầu của các nước nhập khẩu gạo lớn như Philippines và Nigeria đang giảm nhanh.
“Nếu Thái Lan xả hàng thành công kho lúa gạo tạm trữ, thì giá gạo trong khu vực chắc chắn sẽ chịu sức ép giảm”, kinh tế gia cấp cao Darren Cooper của IGC nhận định.
Tuần trước, chỉ số giá gạo toàn cầu của IGC giảm xuống mức 200 điểm, thấp nhất kể từ tháng 9/2010. Từ đầu năm đến nay, chỉ số này đã giảm khoảng 5%. Tuy nhiên, giá gạo tại các quốc gia không hề có sự đồng nhất, bởi gạo chủ yếu được tiêu thụ tại quốc gia sản xuất. Chỉ có 8% sản lượng gạo toàn cầu được giao dịch quốc tế, so với tỷ lệ 20% của lúa mỳ và 36% của đậu tương.
Tại Việt Nam, giá gạo xuất khẩu đã giảm khoảng 5% trong năm nay, trong đó giá gạo 5% tấm hiện ở mức khoảng 390 USD/tấn. Giá gạo 5% của Thái Lan xuất khẩu ở mức 475 USD/tấn, giảm 16% từ đầu năm.
Trong khi đó, giá gạo giao sau tại Mỹ tăng 7% trong năm nay. Trên thực tế, giá gạo tại châu Á và Mỹ không liên quan gì tới nhau, vì loại gạo do Mỹ sản xuất không giống với gạo trồng ở châu Á.
Thị trường gạo được kiểm soát chặt và phân tán đồng nghĩa với việc người tiêu dùng và những người cần được hỗ trợ hầu như không được hưởng lợi gì từ nguồn cung gạo dư thừa. Một số tổ chức viện trợ muốn phát gạo cứu trợ trước khi chất lượng suy giảm, trong khi có những ý kiến cho rằng các chính phủ nên khuyến khích nông dân chuyển sang các loại cây trồng khác bằng cách giảm giá cam kết thu mua lúa gạo.
Ở Thái Lan, người nông dân được hưởng lợi từ chương trình tạm trữ lúa gạo của Chính phủ, nhưng tại các siêu thị của nước này, giá gạo bán cho người tiêu dùng đã tăng 10% kể từ năm 2011 do nguồn cung hạn hẹp. Ngay cả khi kho trữ lúa gạo của Chính phủ Thái liên tục phình to, giới thương nhân gạo ở nước này vẫn phải nhập gạo từ Campuchia và Việt Nam. Hỗ trợ thu nhập cho người nông dân bằng cách thu mua lúa gạo với giá cao hơn thị trường, Bangkok không muốn bán giá rẻ trên thị trường nội địa.
Theo các kinh tế gia, chính sách nông nghiệp của Ấn Độ có ảnh hưởng tương tự đối với giá gạo trong nước.
Đến nay, Thái Lan và các nước xuất khẩu gạo khác vẫn kiên quyết theo đuổi chính sách của mình. Đầu tuần này, Bộ Thương mại Thái Lan cho hay, đợt bán gạo đầu tiên trong năm nay từ kho tạm trữ của Chính phủ có khả năng chỉ bán được dưới 100.000 tấn, so với mục tiêu đề ra là 350.000 tấn, dò hầu hết các mức giá bỏ thầu đều quá thấp.
Giới thương nhân Thái Lan cho biết, giá gạo xuất khẩu của nước này trên thị trường ở mức khoảng 480 USD/tấn, nhưng mức giá bỏ thầu cho gạo trong kho của Chính phủ chỉ vào khoảng 380 USD/tấn do những lo ngại về vấn đề chất lượng. Nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại rằng, gạo bị trữ quá lâu có thể không an toàn vì phải sử dụng nhiều tới chất methyl bromide để chống chuột bọ, côn trùng.
Thái Lan hiện cũng đang xoay sở để xuất khẩu gạo theo các hợp đồng ký với chính phủ nước ngoài. Tuần trước, nước này tuyên bố bán cho Iran 250.000 tấn gạo, thanh toán bằng đồng Euro, nhưng không đưa ra mức giá cụ thể. Đây là lần đầu tiên Iran nhập khẩu gạo theo kênh chính phủ từ Thái Lan kể từ năm 2007.
Giới thương nhân cho rằng, mức giá mà Chính phủ Thái Lan muốn đạt được khi bán ra gạo tạm trữ sẽ quyết định giá gạo của các quốc gia khác sẽ giảm tới mức nào. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam, một trong những loại gạo châu Á được giao dịch phổ biến nhất, đã giảm về mức khoảng 390 USD/tấn hiện nay từ mức 560 USD/tấn vào cuối năm 2011. Mới đây, Chính phủ Việt Nam cũng thực hiện chương trình thu mua 1 triệu tấn quy gạo vụ Hè Thu để hỗ trợ giá gạo.
Ông Denvinder Sharma, Chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận Forum for Biotechnology and Food Security ở New Delhi, phê phán các chương trình can thiệp nói trên. “Ở những quốc gia như Thái Lan và Ấn Độ, nhiều người vẫn không có đủ lương thực để ăn. Sẽ là một tội ác nếu gạo bị để hỏng đi trong các kho tạm trữ trong khi người dân nghèo bị đói”.