Chi 67 tỷ USD, Dell có thương vụ lớn nhất lịch sử công nghệ
Giới phân tích dự báo, vụ thâu tóm này sẽ giúp Dell dịch chuyển khỏi thị trường máy tính cá nhân (PC) rơi vào trì trệ
Hãng máy tín Dell ngày 12/10 tuyên bố đã nhất trí mua lại công ty lưu trữ dữ liệu EMC với giá 67 tỷ USD, hãng tin Reuters cho biết.
Thương vụ lớn nhất trong lịch sử công nghệ này đưa hai công ty lâu năm về chung một nhà và tạo ra một “đại gia” trong lĩnh vực công nghệ phục vụ doanh nghiệp.
Giới phân tích dự báo, vụ thâu tóm này sẽ giúp Dell dịch chuyển khỏi thị trường máy tính cá nhân (PC) rơi vào trì trệ, đồng thời gia tăng quy mô ở lĩnh vực quản lý và lưu trữ dữ liệu vốn đang phát triển nhanh chóng và có khả năng sinh lời cao hơn.
Kết hợp mảng máy chủ của Dell với tài sản lưu trữ và ảo hóa của Dell, công ty sau sáp nhập sẽ có một danh mục sản phẩm rộng hơn, có khả năng thách thức các đối thủ IBM, Cisco và HP trong các lĩnh vực điện toán, di động và an ninh mạng.
“Tôi không nghĩ là Dell hay EMC có thể hoạt động hiệu quả trong dài hạn nếu đứng riêng lẻ, họ thực sự cần nhau”, ông Eric Johnson, Hiệu trưởng Trường Quản lý Owen thuộc Đại học Vanderbilt, nhận xét. “Dell chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng vốn đang đi xuống. EMC thì có một số sản phẩm doanh nghiệp, nhưng chưa phải là gói sản phẩm hoàn chỉnh”.
Hiện Hội đồng Quản trị của EMC đã nhất trí về thương vụ này. Kế hoạch sáp nhập chỉ còn chờ sự thông qua của cổ đông EMC.
Công ty sau sáp nhập sẽ được điều hành bởi Michael Dell, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Dell.
EMC, công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 1986, thời gian gần đây đã cân nhắc các lựa chọn chiến lược nhằm tăng giá cổ phiếu trong bối cảnh đối mặt nhu cầu suy giảm đối với các mô hình lưu trữ có phần cũ kỹ mà giá lại đắt của hãng. Năm nay, doanh thu của EMC dự báo tăng 3%, chậm nhất kể từ năm 2009.
Về phần mình, Dell chuyển từ chỗ là một công ty đại chúng thành một công ty tư nhân vào năm 2013 sau khi bỏ ra 25 tỷ USD để mua lại cổ phiếu từ các nhà đầu tư.
Thương vụ lớn nhất trong lịch sử công nghệ này đưa hai công ty lâu năm về chung một nhà và tạo ra một “đại gia” trong lĩnh vực công nghệ phục vụ doanh nghiệp.
Giới phân tích dự báo, vụ thâu tóm này sẽ giúp Dell dịch chuyển khỏi thị trường máy tính cá nhân (PC) rơi vào trì trệ, đồng thời gia tăng quy mô ở lĩnh vực quản lý và lưu trữ dữ liệu vốn đang phát triển nhanh chóng và có khả năng sinh lời cao hơn.
Kết hợp mảng máy chủ của Dell với tài sản lưu trữ và ảo hóa của Dell, công ty sau sáp nhập sẽ có một danh mục sản phẩm rộng hơn, có khả năng thách thức các đối thủ IBM, Cisco và HP trong các lĩnh vực điện toán, di động và an ninh mạng.
“Tôi không nghĩ là Dell hay EMC có thể hoạt động hiệu quả trong dài hạn nếu đứng riêng lẻ, họ thực sự cần nhau”, ông Eric Johnson, Hiệu trưởng Trường Quản lý Owen thuộc Đại học Vanderbilt, nhận xét. “Dell chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng vốn đang đi xuống. EMC thì có một số sản phẩm doanh nghiệp, nhưng chưa phải là gói sản phẩm hoàn chỉnh”.
Hiện Hội đồng Quản trị của EMC đã nhất trí về thương vụ này. Kế hoạch sáp nhập chỉ còn chờ sự thông qua của cổ đông EMC.
Công ty sau sáp nhập sẽ được điều hành bởi Michael Dell, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Dell.
EMC, công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 1986, thời gian gần đây đã cân nhắc các lựa chọn chiến lược nhằm tăng giá cổ phiếu trong bối cảnh đối mặt nhu cầu suy giảm đối với các mô hình lưu trữ có phần cũ kỹ mà giá lại đắt của hãng. Năm nay, doanh thu của EMC dự báo tăng 3%, chậm nhất kể từ năm 2009.
Về phần mình, Dell chuyển từ chỗ là một công ty đại chúng thành một công ty tư nhân vào năm 2013 sau khi bỏ ra 25 tỷ USD để mua lại cổ phiếu từ các nhà đầu tư.