Chỉ cách một tầng, đơn vòng vèo hai năm?
Bất cập về công tác tiếp nhận và xử lý đơn thư của công dân đang tồn tại tại chính các cơ quan của Quốc hội
Thảo luận về báo cáo công tác dân nguyện năm 2011 tại phiên họp sáng 28/9, một số ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra những bất cập về công tác tiếp nhận và xử lý đơn thư của công dân của chính các cơ quan Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đặt câu hỏi, việc tiếp công dân ở các cơ quan Quốc hội đã thực hiện đúng theo luật chưa?
Sau đó, ông Lý kể, có công dân tìm đến nhà riêng của ông để khiếu nại, ông bảo ông không tiếp ở nhà. Họ chất vấn, sao đơn thuộc trách nhiệm của ủy ban ông mà ông không tiếp. Xem lại thì đúng là Ủy ban Pháp luật đã nhận lá đơn đó cách đây những hai năm và đã chuyển cho một ủy ban khác của Quốc hội, nhưng kết quả giải quyết thế nào thì Ủy ban Pháp luật cũng không biết.
"Người gửi đơn lại hỏi, thế bây giờ chúng tôi gặp ai? Tôi trả lời đến nơi chúng tôi chuyển đơn. Hỏi ủy ban đó ở đâu, thì ở cùng nhà chúng tôi nhưng cách một tầng, thế mà hai năm rồi đơn thư của công dân cứ vòng vèo"
Ông Lý cũng nói rằng, “chưa thấy ở Quốc hội tiếp công dân thường xuyên, mà chỉ phối hợp tiếp với các cơ quan khác”.
Báo cáo của Ban Dân nguyện cũng nhìn nhận, việc tiếp công dân hiện nay chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Vì, theo quy định của pháp luật thì các cơ quan của Quốc hội đều có nhiệm vụ tiếp công dân, nhưng hiện nay việc tiếp công dân thường xuyên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho Ban Dân nguyện tiến hành tại trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước.
Mà tại đây, Ban chỉ tiếp những trường hợp đến khiếu nại tố cáo liên quan đến lĩnh vực tư pháp và hoạt động của Quốc hội, trong khi nội dung khiếu tố lại thuộc nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, Trưởng ban Nguyễn Đức Hiền cho biết.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cần “quyết ngay làm ngay” để tất cả các đơn thư của dân gửi đến các cơ quan của Quốc hội được nhận và trả tại 1 cửa. Còn cơ quan “gác cửa” này sẽ có mối quan hệ với các cơ quan có liên quan để trả lời cho dân.
Liên quan đến các con số cụ thể tại báo cáo của Ban Dân nguyện, ông Hùng đặt câu hỏi, tại sao năm 2011 các cơ quan tiếp nhận hơn 20 nghìn đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân mà mới chuyển có 1,7 nghìn đơn đến các cơ quan có thẩm quyền. Sau đó cũng chỉ nhận được gần 1.200 văn bản trả lời, thế chỗ còn lại đang ở đâu, tại sao chưa giải quyết….
Một băn khoăn khác cũng được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đặt ra là tại sao số lượt công dân đến khiếu nại tố cáo nói chung giảm hơn so với năm trước (giảm 5.992 lượt và 606 vụ việc) nhưng khiếu nại tố cáo đông người lại tăng hơn 32,31%?
Không trả lời được toàn bộ các câu hỏi này, song báo cáo của Ban Dân nguyện cũng nêu rõ, công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa làm được nhiều. Một số kiến nghị sau giám sát chưa được các cơ quan hữu quan nghiêm túc thực hiện.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đặt câu hỏi, việc tiếp công dân ở các cơ quan Quốc hội đã thực hiện đúng theo luật chưa?
Sau đó, ông Lý kể, có công dân tìm đến nhà riêng của ông để khiếu nại, ông bảo ông không tiếp ở nhà. Họ chất vấn, sao đơn thuộc trách nhiệm của ủy ban ông mà ông không tiếp. Xem lại thì đúng là Ủy ban Pháp luật đã nhận lá đơn đó cách đây những hai năm và đã chuyển cho một ủy ban khác của Quốc hội, nhưng kết quả giải quyết thế nào thì Ủy ban Pháp luật cũng không biết.
"Người gửi đơn lại hỏi, thế bây giờ chúng tôi gặp ai? Tôi trả lời đến nơi chúng tôi chuyển đơn. Hỏi ủy ban đó ở đâu, thì ở cùng nhà chúng tôi nhưng cách một tầng, thế mà hai năm rồi đơn thư của công dân cứ vòng vèo"
Ông Lý cũng nói rằng, “chưa thấy ở Quốc hội tiếp công dân thường xuyên, mà chỉ phối hợp tiếp với các cơ quan khác”.
Báo cáo của Ban Dân nguyện cũng nhìn nhận, việc tiếp công dân hiện nay chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Vì, theo quy định của pháp luật thì các cơ quan của Quốc hội đều có nhiệm vụ tiếp công dân, nhưng hiện nay việc tiếp công dân thường xuyên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho Ban Dân nguyện tiến hành tại trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước.
Mà tại đây, Ban chỉ tiếp những trường hợp đến khiếu nại tố cáo liên quan đến lĩnh vực tư pháp và hoạt động của Quốc hội, trong khi nội dung khiếu tố lại thuộc nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, Trưởng ban Nguyễn Đức Hiền cho biết.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cần “quyết ngay làm ngay” để tất cả các đơn thư của dân gửi đến các cơ quan của Quốc hội được nhận và trả tại 1 cửa. Còn cơ quan “gác cửa” này sẽ có mối quan hệ với các cơ quan có liên quan để trả lời cho dân.
Liên quan đến các con số cụ thể tại báo cáo của Ban Dân nguyện, ông Hùng đặt câu hỏi, tại sao năm 2011 các cơ quan tiếp nhận hơn 20 nghìn đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân mà mới chuyển có 1,7 nghìn đơn đến các cơ quan có thẩm quyền. Sau đó cũng chỉ nhận được gần 1.200 văn bản trả lời, thế chỗ còn lại đang ở đâu, tại sao chưa giải quyết….
Một băn khoăn khác cũng được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đặt ra là tại sao số lượt công dân đến khiếu nại tố cáo nói chung giảm hơn so với năm trước (giảm 5.992 lượt và 606 vụ việc) nhưng khiếu nại tố cáo đông người lại tăng hơn 32,31%?
Không trả lời được toàn bộ các câu hỏi này, song báo cáo của Ban Dân nguyện cũng nêu rõ, công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa làm được nhiều. Một số kiến nghị sau giám sát chưa được các cơ quan hữu quan nghiêm túc thực hiện.