Chính phủ “nghiêng” về phương án bỏ HĐND quận, huyện, phường
Chính phủ muốn sửa Hiến pháp để không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường từ tháng 5/2011
Sau hơn một năm thực hiện, việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường vẫn đang có nhiều ý kiến trái chiều.
Báo cáo tổng kết bước 1 tại Hội nghị toàn quốc về hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được tổ chức trong hai ngày 11 và 12/9 tại Hà Nội, Chính phủ đã đề xuất ba phương án để tiếp tục thực hiện chủ trương thí điểm.
Bên lề hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn đã trao đổi cụ thể hơn về các phương án này.
Thưa Bộ trưởng, trong ba phương án là sửa Hiến pháp tại kỳ họp Quốc hội thứ tám để bỏ hội đồng nhân dân quận, huyện phường; nhân rộng mô hình thí điểm trong cả nước ở nhiệm kỳ tới hoặc tiếp tục thí điểm ở 10 tỉnh, thành cũ thì Chính phủ nghiêng về phương án nào?
Chính phủ thấy phương án 1 là tốt nhất vì trên cơ sở sửa Hiến pháp thực hiện thuận lợi hơn. Thế nhưng trong thực tế thì thấy phương án đó rất là gấp, mặc dù đây cũng là phương án một số đồng chí lãnh đạo có trách nhiệm trong các ủy ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất.
Nếu trong trường hợp vì quá gấp mà khó làm thì Chính phủ chọn phương án 2, là nhân rộng mô hình này trong phạm vi cả nước. Trên cơ sở tổng kết thấy tốt, nhiệm kỳ tới, khi sửa Hiến pháp một cách tổng thể thì sẽ kết hợp sửa nội dung này. Như thế vừa đáp ứng được về thời gian, cũng đáp ứng được yêu cầu về chất lượng văn bản cũng như trình tự sửa Hiến pháp.
Thực ra không nên đề cập đơn giàn là hội đồng nhân dân quận, huyện, phường hoạt động không hiệu quả, hình thức mà bỏ. Có thể nói trong mấy chục năm qua, hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp có kết quả tốt. Nhưng trong tình hình hiện nay, để hội đồng nhân dân ở huyện, quận, phường không còn phù hợp.
Báo cáo của Chính phủ có đưa ra kết quả điều tra xã hội học ở một số tỉnh thành cho thấy “đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường”. Song việc này chỉ được tiến hành ở Tp.HCM và Nam Định và cũng không rõ quy mô điều tra như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Số liệu điều tra ở Nam Định (51,6% ý kiến đánh giá tốt hơn, 37,9% cho rằng vẫn như cũ và chỉ 1,9% ý kiến nhận xét kém hơn - PV) là do các đồng chí ở Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng với Nam Định thực hiện. Đối tượng đa dạng, lãnh đạo cũng có, các đồng chí cán bộ hưu trí cũng có và người dân cũng có để đảm bảo tính khách quan.
Khái quát kết quả thí điểm thì là từ báo cáo của 10 tỉnh, thành đang thực hiện thí điểm. Còn số liệu khảo sát thì hiện nay Nam Định và TP.HCM làm là được rồi. Tới đây chúng tôi sẽ lấy các phiếu khảo sát rộng hơn.
Xin được hỏi quan điểm của Bộ trưởng trước một số ý kiến cho rằng bỏ hội đồng nhân dân là vấn đề lớn, liên quan đến quyền làm chủ của dân, nên cần phải tổ chức trưng cầu dân ý?
Hiện nay chúng ta chưa có luật trưng cầu dân ý nên muốn lấy ý kiến dân cũng không biết như thế nào là lấy ý kiến đủ, mà tôi nghĩ hình thức lấy phiếu khảo sát các đối tượng cũng là một hình thức dân chủ, cũng rộng rồi. Thế còn các hình thức khác thì nếu lấy rộng được ra càng tốt nhưng cũng phải có nguyên tắc về việc lấy ý kiến để nếu tổng hợp lại thì báo cáo mới có sức thuyết phục.
Thưa Bộ trưởng, báo cáo của Trung ương Mặt trận tổ quốc tại hội nghị có lo ngại về “khoảng trống giám sát” khi không còn hội đồng nhân dân quận, huyện, phường?
Trong thực tế thì khi tiếp xúc với đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, kể cả đại biểu Quốc hội cũng đề cập đến vấn đề này. Nhưng bây giờ không tổ chức hội đồng nhân dân ở một số cấp nhưng mình tăng cường giám sát, lắng nghe và tiếp xúc cử tri một cách đầy đủ và giám sát việc thực hiện thì vẫn có thể đáp ứng việc giải quyết tốt ý kiến của dân.
Khi thực hiện thí điểm, một số nhiệm vụ được giao thêm cho hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Vậy tỷ lệ đại biểu chuyên trách nên bố trí thế nào thời gian tới, thưa Bộ trưởng?
Về tỷ lệ thì chúng tôi cũng chưa suy nghĩ một cách đầy đủ nhưng mà số lượng thì thấy cần phải tăng. Và các ban của hội đồng nhân dân cấp tỉnh tăng số đại biểu chuyên trách là cần thiết.
Tới đây, nếu được các cấp có thẩm quyền quyết định không tổ chức hội đồng nhân dân cấp huyện thì chúng tôi sẽ tham mưu để có một hướng dẫn rõ hơn về số lượng, tiêu chuẩn…theo hướng tăng đại biểu chuyên trách ở hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Báo cáo tổng kết bước 1 tại Hội nghị toàn quốc về hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được tổ chức trong hai ngày 11 và 12/9 tại Hà Nội, Chính phủ đã đề xuất ba phương án để tiếp tục thực hiện chủ trương thí điểm.
Bên lề hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn đã trao đổi cụ thể hơn về các phương án này.
Thưa Bộ trưởng, trong ba phương án là sửa Hiến pháp tại kỳ họp Quốc hội thứ tám để bỏ hội đồng nhân dân quận, huyện phường; nhân rộng mô hình thí điểm trong cả nước ở nhiệm kỳ tới hoặc tiếp tục thí điểm ở 10 tỉnh, thành cũ thì Chính phủ nghiêng về phương án nào?
Chính phủ thấy phương án 1 là tốt nhất vì trên cơ sở sửa Hiến pháp thực hiện thuận lợi hơn. Thế nhưng trong thực tế thì thấy phương án đó rất là gấp, mặc dù đây cũng là phương án một số đồng chí lãnh đạo có trách nhiệm trong các ủy ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất.
Nếu trong trường hợp vì quá gấp mà khó làm thì Chính phủ chọn phương án 2, là nhân rộng mô hình này trong phạm vi cả nước. Trên cơ sở tổng kết thấy tốt, nhiệm kỳ tới, khi sửa Hiến pháp một cách tổng thể thì sẽ kết hợp sửa nội dung này. Như thế vừa đáp ứng được về thời gian, cũng đáp ứng được yêu cầu về chất lượng văn bản cũng như trình tự sửa Hiến pháp.
Thực ra không nên đề cập đơn giàn là hội đồng nhân dân quận, huyện, phường hoạt động không hiệu quả, hình thức mà bỏ. Có thể nói trong mấy chục năm qua, hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp có kết quả tốt. Nhưng trong tình hình hiện nay, để hội đồng nhân dân ở huyện, quận, phường không còn phù hợp.
Báo cáo của Chính phủ có đưa ra kết quả điều tra xã hội học ở một số tỉnh thành cho thấy “đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường”. Song việc này chỉ được tiến hành ở Tp.HCM và Nam Định và cũng không rõ quy mô điều tra như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Số liệu điều tra ở Nam Định (51,6% ý kiến đánh giá tốt hơn, 37,9% cho rằng vẫn như cũ và chỉ 1,9% ý kiến nhận xét kém hơn - PV) là do các đồng chí ở Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng với Nam Định thực hiện. Đối tượng đa dạng, lãnh đạo cũng có, các đồng chí cán bộ hưu trí cũng có và người dân cũng có để đảm bảo tính khách quan.
Khái quát kết quả thí điểm thì là từ báo cáo của 10 tỉnh, thành đang thực hiện thí điểm. Còn số liệu khảo sát thì hiện nay Nam Định và TP.HCM làm là được rồi. Tới đây chúng tôi sẽ lấy các phiếu khảo sát rộng hơn.
Xin được hỏi quan điểm của Bộ trưởng trước một số ý kiến cho rằng bỏ hội đồng nhân dân là vấn đề lớn, liên quan đến quyền làm chủ của dân, nên cần phải tổ chức trưng cầu dân ý?
Hiện nay chúng ta chưa có luật trưng cầu dân ý nên muốn lấy ý kiến dân cũng không biết như thế nào là lấy ý kiến đủ, mà tôi nghĩ hình thức lấy phiếu khảo sát các đối tượng cũng là một hình thức dân chủ, cũng rộng rồi. Thế còn các hình thức khác thì nếu lấy rộng được ra càng tốt nhưng cũng phải có nguyên tắc về việc lấy ý kiến để nếu tổng hợp lại thì báo cáo mới có sức thuyết phục.
Thưa Bộ trưởng, báo cáo của Trung ương Mặt trận tổ quốc tại hội nghị có lo ngại về “khoảng trống giám sát” khi không còn hội đồng nhân dân quận, huyện, phường?
Trong thực tế thì khi tiếp xúc với đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, kể cả đại biểu Quốc hội cũng đề cập đến vấn đề này. Nhưng bây giờ không tổ chức hội đồng nhân dân ở một số cấp nhưng mình tăng cường giám sát, lắng nghe và tiếp xúc cử tri một cách đầy đủ và giám sát việc thực hiện thì vẫn có thể đáp ứng việc giải quyết tốt ý kiến của dân.
Khi thực hiện thí điểm, một số nhiệm vụ được giao thêm cho hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Vậy tỷ lệ đại biểu chuyên trách nên bố trí thế nào thời gian tới, thưa Bộ trưởng?
Về tỷ lệ thì chúng tôi cũng chưa suy nghĩ một cách đầy đủ nhưng mà số lượng thì thấy cần phải tăng. Và các ban của hội đồng nhân dân cấp tỉnh tăng số đại biểu chuyên trách là cần thiết.
Tới đây, nếu được các cấp có thẩm quyền quyết định không tổ chức hội đồng nhân dân cấp huyện thì chúng tôi sẽ tham mưu để có một hướng dẫn rõ hơn về số lượng, tiêu chuẩn…theo hướng tăng đại biểu chuyên trách ở hội đồng nhân dân cấp tỉnh.