Thí điểm bỏ HĐND quận, huyện, phường: Tiết kiệm 85 tỷ đồng
Bình quân tại 1 huyện giảm 370 triệu đồng, quận giảm 445 triệu đồng, phường giảm 95 triệu đồng
Ước tiết kiệm chi ngân sách do không không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường tại 10 tỉnh, thành thực hiện thí điểm là 85 tỷ đồng/năm.
Đây là con số đáng chú ý được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc về hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, diễn ra trong hai ngày 11 và 12/9 tại Hà Nội.
Theo đánh giá của Chính phủ, nguồn ngân sách chi cho tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân huyện, quận, phường giảm nhưng vẫn bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn. Bình quân tại 1 huyện giảm 370 triệu đồng, quận giảm 445 triệu đồng, phường giảm 95 triệu đồng.
Đa số nhân dân đồng tình
Sau một năm rưỡi triển khai tại 67 huyện, 32 quận và 483 phường của 10 tỉnh, thành phố, chủ trương thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường được Chính phủ khẳng định là “đúng đắn”.
Theo đó, việc làm này đã tạo được một bước đột phá trong cải cách hành chính, góp phần tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước.
Bên cạnh đó “việc giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn quận, huyện, phường, quyền dân chủ của người dân được đảm bảo, dân chủ trực tiếp được tăng cường, kinh tế xã hội tiếp tục ổn định và phát triển…”, Chính phủ đánh giá.
Kết quả điều tra xã hội học ở một số tỉnh thành cho thấy “đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường”, báo cáo viết.
Về con số cụ thể, tại Tp.HCM có đến hơn 70% ý kiến đồng ý không nên tổ chức hội đồng nhân dân quận huyện phường. Hơn 6% ý kiến cho rằng nên tiếp tục tổ chức và 1% ý kiến đề nghị tiếp tục tổ chức trong một thời gian để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy mới ở địa phương.
Còn tại Nam Định, 51,6% ý kiến đánh giá tốt hơn, 37,9% cho rằng vẫn như cũ và chỉ 1,9% ý kiến nhận xét kém hơn.
Bên cạnh kết quả đạt được, Chính phủ cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh khi thực hiện thí điểm liên quan đến các hoạt động giám sát, tiếp nhận các kiến nghị của nhân dân trên địa bàn thực hiện thí điểm.
Đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng cho rằng, việc không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường đã tạo ra một “khoảng trống về giám sát” của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương đối với ủy ban nhân dân cùng cấp.
Tiếp tục thí điểm?
Theo đề xuất của Chính phủ, phương án tốt nhất là sửa đổi một số điều của Hiến pháp 1992 liên quan đến Hội đồng nhân dân tại kỳ họp Quốc hội cuối năm nay để thực hiện không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường trên phạm vi cả nước từ tháng 5/2011.
Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng, trong điều kiện thực tế hiện nay, nếu thực hiện mở rộng thí điểm trên phạm vi cả nước trong nhiệm kỳ 2011 – 2016 cho đến khi sửa đổi tổng thể Hiến pháp 1992 và các luật, văn bản có liên quan để chính thức thực hiện không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường thì “có nhiều ưu điểm và thuận lợi hơn”.
Một phương án khác cũng được Chính phủ đề xuất là tiếp tục thí điểm trong phạm vi như hiện nay. Song, phương án này được cho là có nhiều khó khăn, hạn chế hơn hai phương án đã nêu trên.
Là một trong 10 tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm, đại diện hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai, trong tham luận tại hội nghị cho rằng vấn đề nhạy cảm này cần phải được tiến hành thận trọng và có bước đi thích hợp.
Nếu thực hiện bỏ hẳn hội đồng nhân dân quận huyện, phường thì cần phải hoàn thiện các thể chế về chức năng, quyền hạn, biên chế của hội đồng nhân dân cấp tỉnh, hoàn thiện hệ thống tổ chức của cấp huyện và xử lý những vấn đề đặt ra giữa cấp tỉnh và cấp huyện. Trong đó có vấn đề giám sát công tác quản lý, điều hành của ủy ban nhân dân, cơ quan kiểm sát, tòa án cấp huyện.
Theo dự kiến, tại phiên họp thứ 34 diễn ra vào tuần sau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo về thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường của Chính phủ, trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
Đây là con số đáng chú ý được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc về hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, diễn ra trong hai ngày 11 và 12/9 tại Hà Nội.
Theo đánh giá của Chính phủ, nguồn ngân sách chi cho tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân huyện, quận, phường giảm nhưng vẫn bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn. Bình quân tại 1 huyện giảm 370 triệu đồng, quận giảm 445 triệu đồng, phường giảm 95 triệu đồng.
Đa số nhân dân đồng tình
Sau một năm rưỡi triển khai tại 67 huyện, 32 quận và 483 phường của 10 tỉnh, thành phố, chủ trương thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường được Chính phủ khẳng định là “đúng đắn”.
Theo đó, việc làm này đã tạo được một bước đột phá trong cải cách hành chính, góp phần tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước.
Bên cạnh đó “việc giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn quận, huyện, phường, quyền dân chủ của người dân được đảm bảo, dân chủ trực tiếp được tăng cường, kinh tế xã hội tiếp tục ổn định và phát triển…”, Chính phủ đánh giá.
Kết quả điều tra xã hội học ở một số tỉnh thành cho thấy “đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường”, báo cáo viết.
Về con số cụ thể, tại Tp.HCM có đến hơn 70% ý kiến đồng ý không nên tổ chức hội đồng nhân dân quận huyện phường. Hơn 6% ý kiến cho rằng nên tiếp tục tổ chức và 1% ý kiến đề nghị tiếp tục tổ chức trong một thời gian để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy mới ở địa phương.
Còn tại Nam Định, 51,6% ý kiến đánh giá tốt hơn, 37,9% cho rằng vẫn như cũ và chỉ 1,9% ý kiến nhận xét kém hơn.
Bên cạnh kết quả đạt được, Chính phủ cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh khi thực hiện thí điểm liên quan đến các hoạt động giám sát, tiếp nhận các kiến nghị của nhân dân trên địa bàn thực hiện thí điểm.
Đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng cho rằng, việc không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường đã tạo ra một “khoảng trống về giám sát” của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương đối với ủy ban nhân dân cùng cấp.
Tiếp tục thí điểm?
Theo đề xuất của Chính phủ, phương án tốt nhất là sửa đổi một số điều của Hiến pháp 1992 liên quan đến Hội đồng nhân dân tại kỳ họp Quốc hội cuối năm nay để thực hiện không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường trên phạm vi cả nước từ tháng 5/2011.
Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng, trong điều kiện thực tế hiện nay, nếu thực hiện mở rộng thí điểm trên phạm vi cả nước trong nhiệm kỳ 2011 – 2016 cho đến khi sửa đổi tổng thể Hiến pháp 1992 và các luật, văn bản có liên quan để chính thức thực hiện không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường thì “có nhiều ưu điểm và thuận lợi hơn”.
Một phương án khác cũng được Chính phủ đề xuất là tiếp tục thí điểm trong phạm vi như hiện nay. Song, phương án này được cho là có nhiều khó khăn, hạn chế hơn hai phương án đã nêu trên.
Là một trong 10 tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm, đại diện hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai, trong tham luận tại hội nghị cho rằng vấn đề nhạy cảm này cần phải được tiến hành thận trọng và có bước đi thích hợp.
Nếu thực hiện bỏ hẳn hội đồng nhân dân quận huyện, phường thì cần phải hoàn thiện các thể chế về chức năng, quyền hạn, biên chế của hội đồng nhân dân cấp tỉnh, hoàn thiện hệ thống tổ chức của cấp huyện và xử lý những vấn đề đặt ra giữa cấp tỉnh và cấp huyện. Trong đó có vấn đề giám sát công tác quản lý, điều hành của ủy ban nhân dân, cơ quan kiểm sát, tòa án cấp huyện.
Theo dự kiến, tại phiên họp thứ 34 diễn ra vào tuần sau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo về thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường của Chính phủ, trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp tới.