Chính sách tỷ giá: Tâm điểm vĩ mô 2010
Những nguyên nhân nào làm cho tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán ngày một trở nên trầm trọng?
Năm 2009 có thể coi là năm “tiền tệ” tại Việt Nam. Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, nhập siêu cao, lạm phát đứng trước áp lực tăng trở lại vào năm 2010, khan hiếm cục bộ USD, giá vàng sốt nóng, lãi suất ngân hàng lên kịch trần...
Những hiện tượng này nói lên điều gì? Liệu các hiện tượng trên có lặp lại trong năm 2010? Các cơ quan quản lý cần lưu tâm gì trong chính sách tiền tệ trong năm 2010?
Tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+3,4%). Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường không chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Hình 1: Tỷ giá USD/VND 2008 - 2009
Nguồn: Global Financial Data, Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp của Trường Fulbright.
Trên thực tế, điều này đã xảy ra từ đầu năm tới nay (Hình 1), cho thấy thị trường ngoại hối luôn căng thẳng.
Nguyên nhân của tình trạng căng thẳng tỷ giá
VND đã chịu sức ép giảm giá so với USD trong một thời gian dài. So với đầu năm 2007, VND đã tăng giá khoảng 20% so với USD tính theo tỷ giá hiệu dụng thực, trong đó nguyên nhân chính là do lạm phát (đo bằng CPI) ở Việt Nam trong hai năm 2007 và 2008 rất cao, lần lượt là 12,7% và 20%.
Đáng lưu ý là trong năm 2009, mặc dù CPI ở mức thấp (6,52%) nhưng sức ép giảm giá VND vẫn được duy trì, lần này là do thâm hụt cán cân thanh toán. Nhìn vào Bảng 1, có thể thấy cán cân thanh toán của Việt Nam đã thặng dư lớn trong năm 2007 (+10,2 tỷ USD), tuy nhiên mức thặng dư này đã giảm mạnh trong năm 2008 (chỉ còn + 0,5 tỷ USD), và chuyển sang thâm hụt (-5,7 tỷ USD) trong ba quý đầu năm 2009.
Câu hỏi cần được trả lời là những nguyên nhân nào làm cho tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán ngày một trở nên trầm trọng?
Đầu tiên, trạng thái nhập siêu nhẹ trong quý 1/2009 đã chuyển thành nhập siêu nặng trong quý 2 và quý 3 khi các biện pháp kích thích kinh tế được Chính phủ triển khai. Thực ra nguy cơ nhập siêu đã được cảnh báo từ trước khi thực hiện chính sách kích thích, lý do là vì cả hoạt động sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam đều phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu, thêm vào đó VND lại bị định giá cao so với USD nên hệ quả tất yếu (mặc dù không mong muốn) của những biện pháp kích thích tiền tệ và ngân sách là gia tăng nhập khẩu.
Trong khi nhập khẩu tăng vọt từ mức trung bình 3,9 tỷ USD/tháng trong quý I lên 6,2 tỷ USD/tháng trong quý 3 thì xuất khẩu, kiều hối và các khoản mục khác lại giảm khiến cán cân tài khoản vãng lai chuyển từ thặng dư nhẹ (+0,12 tỷ USD) trong quý I sang thâm hụt nặng trong hai quý tiếp theo (lần lượt là -2,4 và -3,5 tỷ USD).
Bảng 1: Cán cân thanh toán của Việt Nam (2007-2009) - Đơn vị: triệu USD
HTML clipboard
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Từ số liệu về cán cân thanh toán trong Bảng 1, có thế thấy rằng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai có thể được bù đắp gần như hoàn toàn bởi thặng dư trong nguồn vốn chính thức và tư nhân (bao gồm FDI, FPI và tín dụng thương mại). Điều này cũng có nghĩa là thâm hụt cán cân thanh toán của Việt Nam là do phần “không cơ bản” trong cán cân tài khoản tài chính gây ra.
Vấn đề nằm ở chỗ trong phần “không cơ bản” này thì “sai số và thiếu sót” lại quá lớn, khiến việc giải thích tình trạng thâm hụt của cán cân thanh toán trở nên khó khăn. Một giả thuyết khả dĩ lý giải cho tình trạng này là do sự kết hợp giữa chính sách hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ và kỳ vọng của thị trường.
Khi doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất 4% thì giá vốn bằng VND đã giảm một cách đáng kể so với USD, khiến các doanh nghiệp thỏa mãn phần lớn nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn bằng việc đi vay VND từ các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, với lãi suất USD và vàng không thấp, cộng thêm với kỳ vọng giảm giá VND, tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại hối, và việc giá vàng liên tục leo thang khiến các doanh nghiệp càng có thêm động cơ để găm giữ USD và vàng.
Nói cách khác, chính sách của nhà nước cùng với tâm lý của thị trường làm doanh nghiệp và hộ gia đình chuyển danh mục tiền tệ từ VND sang USD và vàng, được thể hiện rõ qua trạng thái nắm giữ VND giảm và USD tăng trong hệ thống ngân hàng thương mại.
Hệ quả của chính sách tỷ giá và phản ứng
Chính sách tỷ giá trong thời gian qua đã dẫn đến một số hệ lụy quan trọng.
Thứ nhất, việc định giá VND cao so với USD trong một thời gian dài đã góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời khuyến khích nhập khẩu. Điều này được chứng minh bằng một thực tế là nhập siêu của Việt Nam tăng nhanh liên tục trong mấy năm trở lại đây, từ 2,8 tỷ USD trong năm 2006 lên 8,2 tỷ USD năm 2007 và 17,5 tỷ USD trong năm 2008. Dự kiến thâm hụt thương mại của Việt Nam trong năm 2009 cũng sẽ vào khoảng 12-13 tỷ USD.
Thứ hai, nhập siêu tăng nhanh trở lại trong khi các nguồn thu ngoại tệ chính như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, kiều hối và du lịch đều giảm sút mạnh so với năm 2008; và cùng với việc doanh nghiệp và người dân chuyển sang nắm USD và vàng đã làm cho cán cân thanh toán của Việt Nam thâm hụt nặng.
Điều này một mặt khiến dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm một cách tương ứng (từ khoảng 23 tỷ USD vào cuối năm 2008 xuống còn hơn 17 tỷ USD vào quý 3/2009), mặt khác khiến áp lực giảm giá VND tiếp tục được duy trì.
Trong bối cảnh này, chính sách tiền tệ nói riêng và chính sách vĩ mô nói chung cần hết sức thận trọng. Chính sách cần thiết trong giai đoạn sắp tới là thắt chặt chính sách tiền tệ. Một số chính sách gần đây của Ngân hàng Nhà nước (giảm giá VND, tăng lãi suất qua đêm liên ngân hàng và lãi suất cơ bản) vì vậy là một sự chuyển hướng đúng đắn.
Việc chấm dứt hỗ trợ lãi suất 4% cũng là một chính sách hợp lý vì bên cạnh tác động thắt chặt tín dụng, nó còn khuyến khích các doanh nghiệp có USD chuyển một phần dự trữ USD sang VND để đáp ứng các nhu cầu vốn lưu động, nhờ đó giảm áp lực cho thị trường ngoại hối.
Bên cạnh đó, việc tác động tới kỳ vọng của thị trường thông qua từng bước điều chỉnh tỷ giá USD/VND sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cân đối lại cấu trúc danh mục nắm giữ tiền của người dân và doanh nghiệp.
Cuối cùng, việc lấy lại niềm tin cho Ngân hàng Nhà nước, và nhờ đó lấy lại hiệu lực cho chính sách vĩ mô của chính phủ, là điều mà chính phủ phải đạt được để có thể đưa nền kinh tế vượt qua những thách thức hiện nay.
Để làm được điều này, một thái độ thực sự cầu thị, một hệ thống chính sách đúng đắn, nhất quán và một cơ chế giao tiếp thông tin chính xác, kịp thời với người dân, với thị trường là những điều kiện tiên quyết.
Những hiện tượng này nói lên điều gì? Liệu các hiện tượng trên có lặp lại trong năm 2010? Các cơ quan quản lý cần lưu tâm gì trong chính sách tiền tệ trong năm 2010?
Tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+3,4%). Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường không chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Hình 1: Tỷ giá USD/VND 2008 - 2009
Nguồn: Global Financial Data, Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp của Trường Fulbright.
Trên thực tế, điều này đã xảy ra từ đầu năm tới nay (Hình 1), cho thấy thị trường ngoại hối luôn căng thẳng.
Nguyên nhân của tình trạng căng thẳng tỷ giá
VND đã chịu sức ép giảm giá so với USD trong một thời gian dài. So với đầu năm 2007, VND đã tăng giá khoảng 20% so với USD tính theo tỷ giá hiệu dụng thực, trong đó nguyên nhân chính là do lạm phát (đo bằng CPI) ở Việt Nam trong hai năm 2007 và 2008 rất cao, lần lượt là 12,7% và 20%.
Đáng lưu ý là trong năm 2009, mặc dù CPI ở mức thấp (6,52%) nhưng sức ép giảm giá VND vẫn được duy trì, lần này là do thâm hụt cán cân thanh toán. Nhìn vào Bảng 1, có thể thấy cán cân thanh toán của Việt Nam đã thặng dư lớn trong năm 2007 (+10,2 tỷ USD), tuy nhiên mức thặng dư này đã giảm mạnh trong năm 2008 (chỉ còn + 0,5 tỷ USD), và chuyển sang thâm hụt (-5,7 tỷ USD) trong ba quý đầu năm 2009.
Câu hỏi cần được trả lời là những nguyên nhân nào làm cho tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán ngày một trở nên trầm trọng?
Đầu tiên, trạng thái nhập siêu nhẹ trong quý 1/2009 đã chuyển thành nhập siêu nặng trong quý 2 và quý 3 khi các biện pháp kích thích kinh tế được Chính phủ triển khai. Thực ra nguy cơ nhập siêu đã được cảnh báo từ trước khi thực hiện chính sách kích thích, lý do là vì cả hoạt động sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam đều phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu, thêm vào đó VND lại bị định giá cao so với USD nên hệ quả tất yếu (mặc dù không mong muốn) của những biện pháp kích thích tiền tệ và ngân sách là gia tăng nhập khẩu.
Trong khi nhập khẩu tăng vọt từ mức trung bình 3,9 tỷ USD/tháng trong quý I lên 6,2 tỷ USD/tháng trong quý 3 thì xuất khẩu, kiều hối và các khoản mục khác lại giảm khiến cán cân tài khoản vãng lai chuyển từ thặng dư nhẹ (+0,12 tỷ USD) trong quý I sang thâm hụt nặng trong hai quý tiếp theo (lần lượt là -2,4 và -3,5 tỷ USD).
Bảng 1: Cán cân thanh toán của Việt Nam (2007-2009) - Đơn vị: triệu USD
2007 | 2008 | 2009 | |||
Quý 1 | Quý 2 | Quý 3 | |||
Cán cân tài khoản vãng lai (không kể vàng) | -5.692 | -7.966 | 121 | -2.442 | -3.544 |
- Thương mại | -9.000 | -10.042 | -208 | -2.597 | -3.528 |
- Kiều hối | 6.180 | 6.804 | 1.488 | 1.469 | 1.243 |
- Khác | -2.812 | -4.728 | -1.159 | -1.314 | -1.259 |
Cán cân tài khoản tài chính (kể cả vàng) | 15.891 | 8.439 | -964 | -306 | 1.446 |
- “Cơ bản” | 14.917 | 11.449 | 1.211 | 1.840 | 3.013 |
- Chính thức | 2.045 | 993 | 322 | 470 | 484 |
- Tư nhân (FDI, FPI, tín dụng thương mại) | 12.872 | 10.456 | 889 | 1.370 | 2.529 |
- “Không cơ bản” | 974 | -3.010 | -2.175 | -2.146 | -1.567 |
- Tài sản nước ngoài ròng của ngân hàng thương mại | 2.623 | 677 | -688 | -265 | 1.500 |
- Vàng | -1.300 | -2.740 | 2.530 | 70 | 0 |
- “Sai số và thiếu sót” | -349 | -947 | -4.017 | -1.951 | -3.067 |
Cán cân tổng thể | 10.199 | 473 | -843 | 2.748 | -2.098 |
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Từ số liệu về cán cân thanh toán trong Bảng 1, có thế thấy rằng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai có thể được bù đắp gần như hoàn toàn bởi thặng dư trong nguồn vốn chính thức và tư nhân (bao gồm FDI, FPI và tín dụng thương mại). Điều này cũng có nghĩa là thâm hụt cán cân thanh toán của Việt Nam là do phần “không cơ bản” trong cán cân tài khoản tài chính gây ra.
Vấn đề nằm ở chỗ trong phần “không cơ bản” này thì “sai số và thiếu sót” lại quá lớn, khiến việc giải thích tình trạng thâm hụt của cán cân thanh toán trở nên khó khăn. Một giả thuyết khả dĩ lý giải cho tình trạng này là do sự kết hợp giữa chính sách hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ và kỳ vọng của thị trường.
Khi doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất 4% thì giá vốn bằng VND đã giảm một cách đáng kể so với USD, khiến các doanh nghiệp thỏa mãn phần lớn nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn bằng việc đi vay VND từ các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, với lãi suất USD và vàng không thấp, cộng thêm với kỳ vọng giảm giá VND, tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại hối, và việc giá vàng liên tục leo thang khiến các doanh nghiệp càng có thêm động cơ để găm giữ USD và vàng.
Nói cách khác, chính sách của nhà nước cùng với tâm lý của thị trường làm doanh nghiệp và hộ gia đình chuyển danh mục tiền tệ từ VND sang USD và vàng, được thể hiện rõ qua trạng thái nắm giữ VND giảm và USD tăng trong hệ thống ngân hàng thương mại.
Hệ quả của chính sách tỷ giá và phản ứng
Chính sách tỷ giá trong thời gian qua đã dẫn đến một số hệ lụy quan trọng.
Thứ nhất, việc định giá VND cao so với USD trong một thời gian dài đã góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời khuyến khích nhập khẩu. Điều này được chứng minh bằng một thực tế là nhập siêu của Việt Nam tăng nhanh liên tục trong mấy năm trở lại đây, từ 2,8 tỷ USD trong năm 2006 lên 8,2 tỷ USD năm 2007 và 17,5 tỷ USD trong năm 2008. Dự kiến thâm hụt thương mại của Việt Nam trong năm 2009 cũng sẽ vào khoảng 12-13 tỷ USD.
Thứ hai, nhập siêu tăng nhanh trở lại trong khi các nguồn thu ngoại tệ chính như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, kiều hối và du lịch đều giảm sút mạnh so với năm 2008; và cùng với việc doanh nghiệp và người dân chuyển sang nắm USD và vàng đã làm cho cán cân thanh toán của Việt Nam thâm hụt nặng.
Điều này một mặt khiến dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm một cách tương ứng (từ khoảng 23 tỷ USD vào cuối năm 2008 xuống còn hơn 17 tỷ USD vào quý 3/2009), mặt khác khiến áp lực giảm giá VND tiếp tục được duy trì.
Trong bối cảnh này, chính sách tiền tệ nói riêng và chính sách vĩ mô nói chung cần hết sức thận trọng. Chính sách cần thiết trong giai đoạn sắp tới là thắt chặt chính sách tiền tệ. Một số chính sách gần đây của Ngân hàng Nhà nước (giảm giá VND, tăng lãi suất qua đêm liên ngân hàng và lãi suất cơ bản) vì vậy là một sự chuyển hướng đúng đắn.
Việc chấm dứt hỗ trợ lãi suất 4% cũng là một chính sách hợp lý vì bên cạnh tác động thắt chặt tín dụng, nó còn khuyến khích các doanh nghiệp có USD chuyển một phần dự trữ USD sang VND để đáp ứng các nhu cầu vốn lưu động, nhờ đó giảm áp lực cho thị trường ngoại hối.
Bên cạnh đó, việc tác động tới kỳ vọng của thị trường thông qua từng bước điều chỉnh tỷ giá USD/VND sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cân đối lại cấu trúc danh mục nắm giữ tiền của người dân và doanh nghiệp.
Cuối cùng, việc lấy lại niềm tin cho Ngân hàng Nhà nước, và nhờ đó lấy lại hiệu lực cho chính sách vĩ mô của chính phủ, là điều mà chính phủ phải đạt được để có thể đưa nền kinh tế vượt qua những thách thức hiện nay.
Để làm được điều này, một thái độ thực sự cầu thị, một hệ thống chính sách đúng đắn, nhất quán và một cơ chế giao tiếp thông tin chính xác, kịp thời với người dân, với thị trường là những điều kiện tiên quyết.