Điều chỉnh lãi suất và tỷ giá: Vì sao phải can thiệp mạnh?
Những tác động từ việc điều chỉnh lãi suất và tỷ giá qua phân tích của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu
Cùng với việc công bố những điều chỉnh mới về chính sách lãi suất, tỷ giá, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu vừa có cuộc trao đổi với báo giới về những mục đích và tác động liên quan.
Sẽ tập trung ngoại tệ về ngân hàng
Theo Thống đốc, việc điều chỉnh tỷ giá lần này vẫn nằm trong định hướng không phá giá VND, mà điều chỉnh theo quan hệ lãi suất, cán cân thanh toán, lạm phát… Ngân hàng Nhà nước đứng trước lựa chọn điều chỉnh nhanh hoặc “mềm”.
“Điều chỉnh nhanh thì có cái lợi của nó. Điều chỉnh nhanh là phải can thiệp. Còn điều chỉnh mềm thì không can thiệp, nhưng nó có cái là tạo tâm lý kỳ vọng, người ta sẽ chờ đợi không biết Thống đốc sẽ điều chỉnh lúc nào. Lần này chúng tôi quyết định điều chỉnh nhanh”, Thống đốc giải thích.
Ở lần điều chỉnh này, tỷ giá liên ngân hàng được tăng trực tiếp, trong khi biên độ lại thu hẹp còn +/-3% thay cho +/-5% hiện hành. Qua lần này, VND mất giá 3,44%, và theo lời ông Giàu là để can thiệp mạnh và bảo vệ tỷ giá.
Đi cùng với chính sách, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã ngồi lại với đại diện 5 ngân hàng lớn, thảo luận với lãnh đạo các ban ngành chức năng để cùng triển khai các giải pháp hỗ trợ khác. Bên cạnh điều chỉnh tỷ giá, cơ quan chức năng sẽ rà soát lại thuế suất nhập khẩu để có điều chỉnh phù hợp. Bộ Công Thương sẽ xem xét lại những mặt hàng nhập khẩu không cần thiết để hạn chế, giảm bớt tác động đến nhập siêu. Thủ tướng cũng sẽ tác động đến những tập đoàn xuất khẩu có ngoại tệ lớn để tập trung ngoại tệ về ngân hàng.
Còn những tác động chính của lần điều chỉnh này, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho rằng có hai điểm bất lợi cần lưu ý. Thứ nhất, nghĩa vụ trả nợ quốc gia sẽ tăng lên. “Nhưng chúng ta điều hành chính sách và nền kinh tế dần ổn định thì dần dần nó cũng sẽ giảm chứ không thể tăng mãi. Nợ quốc gia thường là trung và dài hạn”.
Thứ hai là tác động đến những doanh nghiệp đang vay ngoại tệ. Qua lần điều chỉnh lần này, cộng cả năm là điều chỉnh 5,7%, nếu cộng cả 3% của ngày 24/12/2008 nữa, cộng thêm lãi suất vay bình quân 5% nữa là 12,7%. Theo Thống đốc, đó là mức có thể chấp nhận được.
Ngược lại, lợi ích cơ bản thứ nhất từ việc điều chỉnh mà Thống đốc phân tích là hỗ trợ cho xuất xuất khẩu, “là đương nhiên”.
Thứ hai, “khi điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, nghĩa vụ đóng thuế cao hơn cũng giúp hạn chế nhập siêu ở mức nào đó. Điều chỉnh lần này tăng thêm tỷ giá 5,44% thì phần đóng thuế nó cũng tăng lên. Thuế nhập khẩu mặt hàng nào đó là 5% thì nhân thêm 5,44%, Nhà nước thu được thêm”.
Thứ ba là tạo tâm lý, niềm tin. “Chính sách đúng sẽ tạo được niềm tin”, Thống đốc nói.
Ông Giàu cũng cho biết, từ nay đến cuối năm và đầu năm 2010, lượng ngoại tệ dự trữ vẫn đảm bảo 12 tuần nhập khẩu. Ông cũng khẳng định hiện không có tư tưởng kết hối, mà Thủ tướng sẽ có tác động đến các tập đoàn có nguồn thu ngoại tệ lớn tập trung về ngân hàng. Đây cũng là một yếu tố “bôi trơn”, giúp sự luân chuyển ngoại tệ trong ngân hàng với doanh nghiệp nhanh hơn. Hiện lượng ngoại tệ đang gửi tại các tổ chức tín dụng của các tổ chức, doanh nghiệp là khoảng 10 tỷ USD.
Trước nói ổn định, nay khác là vì…
Cách đây không lâu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục giữ ổn định lãi suất cơ bản đến hết năm. Tuy nhiên, việc điều chỉnh diễn ra sớm hơn dự kiến.
Giải thích về điều này, Thống đốc cho biết là đã bàn và cân nhắc rất kỹ. Một điểm được lưu ý là quyết định tăng các lãi suất đã được xem xét với việc triển khai và định hướng triển khai gói kích thích kinh tế trong thời gian tới. Thông tin “mở” là trong Nghị quyết 54 của Chính phủ vừa qua không đề cập đến việc kéo dài hỗ trợ lãi suất ngắn hạn thêm 1 quý như dự kiến.
Với lãi suất cơ bản 8%, lãi suất cho vay tối đa sản xuất kinh doanh là 12%. Cùng với điều chỉnh tỷ giá, chi phí tài chính nhiều doanh nghiệp sẽ tăng lên, nhưng Thống đốc cho rằng doanh nghiệp sẽ cân nhắc về cơ cấu giá thành sản phẩm, theo hướng giảm bớt chi phí sản xuất, quản lý… để tạo cạnh tranh.
Một lý do khác, việc tăng lãi suất cơ bản còn có lý do là để góp phần kiểm soát tín dụng. Tăng trưởng tín dụng hiện đã vượt 33%, dù những tháng gần đây bắt đầu giảm. Tín dụng tăng cao, theo Thống đốc, cũng tạo áp lực đối với tỷ giá. “Quy luật thôi, cho vay nhiều, một phần sử dụng trong nước nhưng một phần phải sử dụng cho nhập khẩu. Đây cũng là một hình thức kiểm soát tín dụng”, ông nói.
Ngoài ra, trước Thống đốc nói giữ ổn định lãi suất cơ bản, nhưng nay có điều chỉnh là còn do yêu cầu cân đối các yêu cầu vĩ mô của nền kinh tế, đồng bộ với các chính sách điều hành chung. Và tình hình kinh tế vĩ mô theo nhận định của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, năm nay nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế có thể cao hơn mức đưa ra báo cáo Quốc hội vừa qua.
Đã nhập về 6,8 tấn vàng
Một nội dung khác được Thống đốc đề cập là liên quan đến giá vàng và hoạt động của các sàn vàng. Trong đợt biến động vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cho phép các doanh nghiệp nhập 10 tấn, hiện đã nhập 6,8 tấn và chỉ cho những doanh nghiệp chủ động được nguồn ngoại tệ.
Về hoạt động của các sàn vàng, như trả lời chất vấn trước Quốc hội vừa qua, Thống đốc một lần nữa nhấn mạnh là hiện chưa có văn bản nào điều chỉnh, trong khi từ năm 1999 vàng là hàng hóa thông thường, ngoài quản lý xuất nhập khẩu.
Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục nhận các ý kiến đóng góp, có quan điểm nên có cơ chế “tự do” đối với hoạt động này, tuy nhiên nhiều ý kiến nghiêng về việc quản lý chặt hơn.
Về tác động của những chính sách mới đối với thị trường chứng khoán, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhận định: “Thị trường chứng khoán mấy hôm nay giảm liên tục. Khi mà thị trường chuyển dịch từ thị trường này qua thị trường kia là một tất yếu. Thị trường muốn phát triển thì phải có mục tiêu của nó, giải pháp của nó, nếu dựa vào thị trường khác thì không bền vững.
Thị trường của mình nền tảng là gì, chứ không phải theo tăng, giảm tín dụng. Mục tiêu của tín dụng là tạo điều kiện, phục vụ cho nền kinh tế chung chứ không riêng theo đối tượng nào đó. Tất nhiên là chúng ta phải hài hòa các thị trường, có tương tác”, Thống đốc nói.
Sẽ tập trung ngoại tệ về ngân hàng
Theo Thống đốc, việc điều chỉnh tỷ giá lần này vẫn nằm trong định hướng không phá giá VND, mà điều chỉnh theo quan hệ lãi suất, cán cân thanh toán, lạm phát… Ngân hàng Nhà nước đứng trước lựa chọn điều chỉnh nhanh hoặc “mềm”.
“Điều chỉnh nhanh thì có cái lợi của nó. Điều chỉnh nhanh là phải can thiệp. Còn điều chỉnh mềm thì không can thiệp, nhưng nó có cái là tạo tâm lý kỳ vọng, người ta sẽ chờ đợi không biết Thống đốc sẽ điều chỉnh lúc nào. Lần này chúng tôi quyết định điều chỉnh nhanh”, Thống đốc giải thích.
Ở lần điều chỉnh này, tỷ giá liên ngân hàng được tăng trực tiếp, trong khi biên độ lại thu hẹp còn +/-3% thay cho +/-5% hiện hành. Qua lần này, VND mất giá 3,44%, và theo lời ông Giàu là để can thiệp mạnh và bảo vệ tỷ giá.
Đi cùng với chính sách, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã ngồi lại với đại diện 5 ngân hàng lớn, thảo luận với lãnh đạo các ban ngành chức năng để cùng triển khai các giải pháp hỗ trợ khác. Bên cạnh điều chỉnh tỷ giá, cơ quan chức năng sẽ rà soát lại thuế suất nhập khẩu để có điều chỉnh phù hợp. Bộ Công Thương sẽ xem xét lại những mặt hàng nhập khẩu không cần thiết để hạn chế, giảm bớt tác động đến nhập siêu. Thủ tướng cũng sẽ tác động đến những tập đoàn xuất khẩu có ngoại tệ lớn để tập trung ngoại tệ về ngân hàng.
Còn những tác động chính của lần điều chỉnh này, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho rằng có hai điểm bất lợi cần lưu ý. Thứ nhất, nghĩa vụ trả nợ quốc gia sẽ tăng lên. “Nhưng chúng ta điều hành chính sách và nền kinh tế dần ổn định thì dần dần nó cũng sẽ giảm chứ không thể tăng mãi. Nợ quốc gia thường là trung và dài hạn”.
Thứ hai là tác động đến những doanh nghiệp đang vay ngoại tệ. Qua lần điều chỉnh lần này, cộng cả năm là điều chỉnh 5,7%, nếu cộng cả 3% của ngày 24/12/2008 nữa, cộng thêm lãi suất vay bình quân 5% nữa là 12,7%. Theo Thống đốc, đó là mức có thể chấp nhận được.
Ngược lại, lợi ích cơ bản thứ nhất từ việc điều chỉnh mà Thống đốc phân tích là hỗ trợ cho xuất xuất khẩu, “là đương nhiên”.
Thứ hai, “khi điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, nghĩa vụ đóng thuế cao hơn cũng giúp hạn chế nhập siêu ở mức nào đó. Điều chỉnh lần này tăng thêm tỷ giá 5,44% thì phần đóng thuế nó cũng tăng lên. Thuế nhập khẩu mặt hàng nào đó là 5% thì nhân thêm 5,44%, Nhà nước thu được thêm”.
Thứ ba là tạo tâm lý, niềm tin. “Chính sách đúng sẽ tạo được niềm tin”, Thống đốc nói.
Ông Giàu cũng cho biết, từ nay đến cuối năm và đầu năm 2010, lượng ngoại tệ dự trữ vẫn đảm bảo 12 tuần nhập khẩu. Ông cũng khẳng định hiện không có tư tưởng kết hối, mà Thủ tướng sẽ có tác động đến các tập đoàn có nguồn thu ngoại tệ lớn tập trung về ngân hàng. Đây cũng là một yếu tố “bôi trơn”, giúp sự luân chuyển ngoại tệ trong ngân hàng với doanh nghiệp nhanh hơn. Hiện lượng ngoại tệ đang gửi tại các tổ chức tín dụng của các tổ chức, doanh nghiệp là khoảng 10 tỷ USD.
Trước nói ổn định, nay khác là vì…
Cách đây không lâu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục giữ ổn định lãi suất cơ bản đến hết năm. Tuy nhiên, việc điều chỉnh diễn ra sớm hơn dự kiến.
Giải thích về điều này, Thống đốc cho biết là đã bàn và cân nhắc rất kỹ. Một điểm được lưu ý là quyết định tăng các lãi suất đã được xem xét với việc triển khai và định hướng triển khai gói kích thích kinh tế trong thời gian tới. Thông tin “mở” là trong Nghị quyết 54 của Chính phủ vừa qua không đề cập đến việc kéo dài hỗ trợ lãi suất ngắn hạn thêm 1 quý như dự kiến.
Với lãi suất cơ bản 8%, lãi suất cho vay tối đa sản xuất kinh doanh là 12%. Cùng với điều chỉnh tỷ giá, chi phí tài chính nhiều doanh nghiệp sẽ tăng lên, nhưng Thống đốc cho rằng doanh nghiệp sẽ cân nhắc về cơ cấu giá thành sản phẩm, theo hướng giảm bớt chi phí sản xuất, quản lý… để tạo cạnh tranh.
Một lý do khác, việc tăng lãi suất cơ bản còn có lý do là để góp phần kiểm soát tín dụng. Tăng trưởng tín dụng hiện đã vượt 33%, dù những tháng gần đây bắt đầu giảm. Tín dụng tăng cao, theo Thống đốc, cũng tạo áp lực đối với tỷ giá. “Quy luật thôi, cho vay nhiều, một phần sử dụng trong nước nhưng một phần phải sử dụng cho nhập khẩu. Đây cũng là một hình thức kiểm soát tín dụng”, ông nói.
Ngoài ra, trước Thống đốc nói giữ ổn định lãi suất cơ bản, nhưng nay có điều chỉnh là còn do yêu cầu cân đối các yêu cầu vĩ mô của nền kinh tế, đồng bộ với các chính sách điều hành chung. Và tình hình kinh tế vĩ mô theo nhận định của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, năm nay nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế có thể cao hơn mức đưa ra báo cáo Quốc hội vừa qua.
Đã nhập về 6,8 tấn vàng
Một nội dung khác được Thống đốc đề cập là liên quan đến giá vàng và hoạt động của các sàn vàng. Trong đợt biến động vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cho phép các doanh nghiệp nhập 10 tấn, hiện đã nhập 6,8 tấn và chỉ cho những doanh nghiệp chủ động được nguồn ngoại tệ.
Về hoạt động của các sàn vàng, như trả lời chất vấn trước Quốc hội vừa qua, Thống đốc một lần nữa nhấn mạnh là hiện chưa có văn bản nào điều chỉnh, trong khi từ năm 1999 vàng là hàng hóa thông thường, ngoài quản lý xuất nhập khẩu.
Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục nhận các ý kiến đóng góp, có quan điểm nên có cơ chế “tự do” đối với hoạt động này, tuy nhiên nhiều ý kiến nghiêng về việc quản lý chặt hơn.
Về tác động của những chính sách mới đối với thị trường chứng khoán, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhận định: “Thị trường chứng khoán mấy hôm nay giảm liên tục. Khi mà thị trường chuyển dịch từ thị trường này qua thị trường kia là một tất yếu. Thị trường muốn phát triển thì phải có mục tiêu của nó, giải pháp của nó, nếu dựa vào thị trường khác thì không bền vững.
Thị trường của mình nền tảng là gì, chứ không phải theo tăng, giảm tín dụng. Mục tiêu của tín dụng là tạo điều kiện, phục vụ cho nền kinh tế chung chứ không riêng theo đối tượng nào đó. Tất nhiên là chúng ta phải hài hòa các thị trường, có tương tác”, Thống đốc nói.