Chợ xuống cấp đe dọa an toàn thực phẩm
Không riêng gì Tp.HCM, cảnh chợ nhếch nhác vốn là tình trạng chung của hệ thống các chợ ở các địa phương
Không riêng gì Tp.HCM, cảnh chợ nhếch nhác vốn là tình trạng chung của hệ thống các chợ ở các địa phương. Dù chợ có quy mô lớn hay nhỏ cũng đều chịu cảnh sình lầy và sập xệ.
Trong khi ấy, vấn đề an toàn vệ sinh không chỉ dừng lại ở khâu chế biến, nơi sản xuất mà ngay cả môi trường buôn bán cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự an toàn của thực phẩm.
Ông Nguyễn Văn Minh, Phó trưởng ban Văn hóa xã hội Hội đồng Nhân dân Tp.HCM nhận xét, tại Tp.HCM chỉ có những chợ đầu mối mới được xây dựng gần đây là hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ và thoát được cảnh chợ nhếch nhác, còn lại hệ thống các chợ truyền thống hầu hết đều có thời gian xây dựng và sử dụng trên 30 năm.
Với thời gian sử dụng công trình lâu năm lại thêm chậm duy tu, làm mới đã tạo thành nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xuống cấp trầm trọng của hệ thống chợ truyền thống chợ như hiện nay.
Hệ thống chợ xuống cấp trầm trọng
Thời gian qua, thành phố cũng đã có kế hoạch quy hoạch lại hệ thống các chợ truyền thống. Hàng năm, các chợ đều có kế hoạch tu sửa nhưng chủ yếu là chắp vá những chỗ hư hỏng. Một số chợ cũng đã có xây dựng mới, song cũng mới 1 phần nhỏ và số lượng vẫn rất ít như Bình Tây, An Đông. Vì vậy, hiện tại hầu hết các chợ từ chợ ở khu vực trung tâm đến chợ ở các khu vực vùng ven đều nằm trong cảnh sập xệ, chật hẹp!
Qua khảo sát thực tế tại chợ Bà Chiểu, một trong những chợ có quy mô lớn có tiếng ở Tp.HCM, tình hình cơ sở vật chất tại chợ đang trong tình trạng xuống cấp rất trầm trọng. Thời gian qua, hệ thống các tuyến đường xung quanh chợ được nâng cấp lòng lề đường nên hiện tại nền sàn chợ Bà Chiểu đang thấp hơn mặt đường 30 phân. Nhà lồng chợ chật hẹp. Với 1.456 sạp, tập trung tất cả 8 ngành hàng kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm như: thực phẩm tươi sống, chế biến, đồ khô, rau củ quả, trái cây... nhưng cũng chỉ có 1 Phó ban quản lí phụ trách mọi hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo quy hoạch hệ thống chợ của thành phố, Bà Chiểu sẽ được cải tạo thành khu trung tâm thương mại đa ngành nghề. Tuy nhiên, dự án đã có nhưng còn vướng ở khâu đầu tư vì vậy đến nay dự án vẫn dậm chân tại chỗ. Tình trạng chợ sập xệ là phổ biến, nhất là ở khu gian hàng thực phẩm tươi sống thịt, cá, rau củ.
Với nhu cầu sử dụng nước để rửa thực phẩm nên nền sàn chợ luôn đọng nước và sình lầy, từ đây làm cho hệ thống mặt nền chợ mau xuống cấp và hư hỏng. Trong khi đó, các quầy sạp, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm có nguy cơ rất cao. Theo Phó giám đốc Sở Y tế Lê Trường Giang, các chợ cần phải được quy hoạch sắp xếp theo một trình tự nhất định theo các ngành hàng thực phẩm khô, ướt riêng biệt và hàng hóa đều phải được kê cao tránh tiếp xúc mặt đất.
Để đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, ngành y tế Tp.HCM đang triển khai chương trình cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo kế hoạch đến cuối tháng 12/2007, ngành y tế sẽ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, người buôn bán ở chợ.
Chấn chỉnh tình trạng kinh doanh tự phát
Bên cạnh đó, một hiện trạng đang diễn ra phổ biến tại các chợ là chợ tự phát. Ban quản lí các chợ đều đau đầu về vấn đề này. Bên cạnh bộ phận các tiểu thương đăng kí kinh doanh trong khuôn viên chợ còn có một phần người buôn bán tự phát phía bên ngoài khu vực chợ. Họ lấn chiếm lòng lề đường làm nơi buôn bán, không chỉ gây mất trật tự công cộng mà còn ảnh hưởng đến tình hình buôn bán của các tiểu thương buôn bán bên trong chợ.
Từ đó, để hàng hóa tiêu thụ được, không ít tiểu thương bỏ sạp chạy ra phía ngoài rìa chợ để buôn bán. Vì thế khung cảnh ngoài chợ náo nhiệt còn trong chợ đìu hiu. Các tiểu thương kinh doanh hàng cá tại chợ Bà Chiểu đều than rằng chủ yếu là bỏ mối cho các bạn hàng chứ bán lẻ cho người đi chợ rất ít. Những ngày có lực lượng trật tự đô thị, công an tổ chức ổn định trật tự lòng lề đường phía ngoài chợ thì bên trong chợ mới bán được!
Để giải quyết căn cơ cho vấn đề chợ tự phát, ông Trương Trung Việt, Phó giám đốc Sở Thương mại Tp.HCM, cho rằng cần có sự phối hợp của nhiều ban ngành. Vì đa số người buôn bán ở các chợ tự phát là dân nghèo và người các tỉnh thành nhập cư. Vì mưu sinh nên mọi người chấp nhận cảnh “chợ chạy”. Muốn giải quyết yêu cầu cần giải quyết và tạo việc làm cho những người buôn bán ở đây.
Ngày nay, hình thức kinh doanh hiện đại với các mô hình siêu thị, trung tâm thương mại đang nhanh chóng phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế loại hình mua sắm mới cũng không thể thay thế hoàn toàn những ngôi chợ truyền thống.
Chợ là hoạt động gắn liền với đời sống của người Việt bao đời nay và là một nét văn hóa của dân tộc. Qua khảo sát, tình hình bán buôn ở các chợ vẫn ổn định, phần lớn người tiêu dùng vẫn chọn các loại thực phẩm ở chợ để tiêu dùng hàng ngày. Vì vậy, Tp.HCM cần đẩy nhanh hoạt động quy hoạch lại hệ thống chợ trên địa bàn.
Trong khi ấy, vấn đề an toàn vệ sinh không chỉ dừng lại ở khâu chế biến, nơi sản xuất mà ngay cả môi trường buôn bán cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự an toàn của thực phẩm.
Ông Nguyễn Văn Minh, Phó trưởng ban Văn hóa xã hội Hội đồng Nhân dân Tp.HCM nhận xét, tại Tp.HCM chỉ có những chợ đầu mối mới được xây dựng gần đây là hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ và thoát được cảnh chợ nhếch nhác, còn lại hệ thống các chợ truyền thống hầu hết đều có thời gian xây dựng và sử dụng trên 30 năm.
Với thời gian sử dụng công trình lâu năm lại thêm chậm duy tu, làm mới đã tạo thành nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xuống cấp trầm trọng của hệ thống chợ truyền thống chợ như hiện nay.
Hệ thống chợ xuống cấp trầm trọng
Thời gian qua, thành phố cũng đã có kế hoạch quy hoạch lại hệ thống các chợ truyền thống. Hàng năm, các chợ đều có kế hoạch tu sửa nhưng chủ yếu là chắp vá những chỗ hư hỏng. Một số chợ cũng đã có xây dựng mới, song cũng mới 1 phần nhỏ và số lượng vẫn rất ít như Bình Tây, An Đông. Vì vậy, hiện tại hầu hết các chợ từ chợ ở khu vực trung tâm đến chợ ở các khu vực vùng ven đều nằm trong cảnh sập xệ, chật hẹp!
Qua khảo sát thực tế tại chợ Bà Chiểu, một trong những chợ có quy mô lớn có tiếng ở Tp.HCM, tình hình cơ sở vật chất tại chợ đang trong tình trạng xuống cấp rất trầm trọng. Thời gian qua, hệ thống các tuyến đường xung quanh chợ được nâng cấp lòng lề đường nên hiện tại nền sàn chợ Bà Chiểu đang thấp hơn mặt đường 30 phân. Nhà lồng chợ chật hẹp. Với 1.456 sạp, tập trung tất cả 8 ngành hàng kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm như: thực phẩm tươi sống, chế biến, đồ khô, rau củ quả, trái cây... nhưng cũng chỉ có 1 Phó ban quản lí phụ trách mọi hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo quy hoạch hệ thống chợ của thành phố, Bà Chiểu sẽ được cải tạo thành khu trung tâm thương mại đa ngành nghề. Tuy nhiên, dự án đã có nhưng còn vướng ở khâu đầu tư vì vậy đến nay dự án vẫn dậm chân tại chỗ. Tình trạng chợ sập xệ là phổ biến, nhất là ở khu gian hàng thực phẩm tươi sống thịt, cá, rau củ.
Với nhu cầu sử dụng nước để rửa thực phẩm nên nền sàn chợ luôn đọng nước và sình lầy, từ đây làm cho hệ thống mặt nền chợ mau xuống cấp và hư hỏng. Trong khi đó, các quầy sạp, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm có nguy cơ rất cao. Theo Phó giám đốc Sở Y tế Lê Trường Giang, các chợ cần phải được quy hoạch sắp xếp theo một trình tự nhất định theo các ngành hàng thực phẩm khô, ướt riêng biệt và hàng hóa đều phải được kê cao tránh tiếp xúc mặt đất.
Để đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, ngành y tế Tp.HCM đang triển khai chương trình cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo kế hoạch đến cuối tháng 12/2007, ngành y tế sẽ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, người buôn bán ở chợ.
Chấn chỉnh tình trạng kinh doanh tự phát
Bên cạnh đó, một hiện trạng đang diễn ra phổ biến tại các chợ là chợ tự phát. Ban quản lí các chợ đều đau đầu về vấn đề này. Bên cạnh bộ phận các tiểu thương đăng kí kinh doanh trong khuôn viên chợ còn có một phần người buôn bán tự phát phía bên ngoài khu vực chợ. Họ lấn chiếm lòng lề đường làm nơi buôn bán, không chỉ gây mất trật tự công cộng mà còn ảnh hưởng đến tình hình buôn bán của các tiểu thương buôn bán bên trong chợ.
Từ đó, để hàng hóa tiêu thụ được, không ít tiểu thương bỏ sạp chạy ra phía ngoài rìa chợ để buôn bán. Vì thế khung cảnh ngoài chợ náo nhiệt còn trong chợ đìu hiu. Các tiểu thương kinh doanh hàng cá tại chợ Bà Chiểu đều than rằng chủ yếu là bỏ mối cho các bạn hàng chứ bán lẻ cho người đi chợ rất ít. Những ngày có lực lượng trật tự đô thị, công an tổ chức ổn định trật tự lòng lề đường phía ngoài chợ thì bên trong chợ mới bán được!
Để giải quyết căn cơ cho vấn đề chợ tự phát, ông Trương Trung Việt, Phó giám đốc Sở Thương mại Tp.HCM, cho rằng cần có sự phối hợp của nhiều ban ngành. Vì đa số người buôn bán ở các chợ tự phát là dân nghèo và người các tỉnh thành nhập cư. Vì mưu sinh nên mọi người chấp nhận cảnh “chợ chạy”. Muốn giải quyết yêu cầu cần giải quyết và tạo việc làm cho những người buôn bán ở đây.
Ngày nay, hình thức kinh doanh hiện đại với các mô hình siêu thị, trung tâm thương mại đang nhanh chóng phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế loại hình mua sắm mới cũng không thể thay thế hoàn toàn những ngôi chợ truyền thống.
Chợ là hoạt động gắn liền với đời sống của người Việt bao đời nay và là một nét văn hóa của dân tộc. Qua khảo sát, tình hình bán buôn ở các chợ vẫn ổn định, phần lớn người tiêu dùng vẫn chọn các loại thực phẩm ở chợ để tiêu dùng hàng ngày. Vì vậy, Tp.HCM cần đẩy nhanh hoạt động quy hoạch lại hệ thống chợ trên địa bàn.