Chống cạnh tranh không lành mạnh còn nhẹ tay
Theo các chuyên gia, hiện chế tài xử phạt đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam vẫn chưa đủ độ răn đe
Theo các chuyên gia, hiện chế tài xử phạt đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam vẫn chưa đủ độ răn đe.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã xảy ra khá phổ biến trong thời gian qua, nhiều nhất là ở các khía cạnh như công kích, nói xấu đối thủ cạnh tranh, gian dối hoặc gây nhầm lẫn về sản phẩm, lôi kéo khách hàng bằng cách biện pháp không chính đáng…
Tuy nhiên, cho tới nay, hầu hết các vụ việc được giải quyết chỉ thông qua hoà giải, cho nên, sau đó đâu lại vào đấy.
Theo ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP), sở dĩ có việc này là bởi mức phạt hành chính chưa đủ nặng để khiến doanh nghiệp phải từ bỏ những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Bà Dương Thị Liễu, Chủ nhiệm Bộ môn Văn hoá Kinh doanh - Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng, đã đến lúc cần phải có những chế tài xử phạt thật nghiêm khắc và triệt để một mặt răn đe các doanh nghiệp khác, một mặt tạo niềm tin cho người tiêu dùng vào tính nghiêm minh của pháp luật.
Theo bà Liễu, ở nhiều nước trên thế giới, việc xử phạt đối với các hành vi này rất nặng. Họ đánh trực tiếp vào túi tiền của doanh nghiệp, thông thường cao hơn so với mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đó được hưởng khi thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Ngoài ra, việc điều tra và xét xử các vụ việc này không cần thiết phải có kiến nghị từ phía các doanh nghiệp mà do hội đồng giám sát cạnh tranh thực hiện, khi phát hiện có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Đứng ở góc độ nhà quản lý, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) nói có nhiều cách để giải quyết vấn đề này.
Theo bà, việc thực thi Luật Cạnh tranh không phải chỉ là điều tra hay xử phạt vi phạm, mà công việc chính của các cơ quan quản lý cạnh tranh, không chỉ ở Việt Nam, đó là làm thế nào để các doanh nghiệp không vi phạm hoặc nếu có và chưa đến mức quá nặng thì có thể hoà giải với nhau?!
“Nếu như tất cả các vụ việc kết thúc bằng một vụ điều tra, biện pháp xử lý như phạt tiền, tịch thu tài sản,…thì tôi e rằng chúng ta không có đủ nguồn lực, chưa kể còn lãng phí cả công sức thời gian và tiền bạc”, bà nhấn mạnh.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không đồng tình với ý kiến này của bà Loan. Họ cho rằng, chính việc giải quyết không triệt để, kiểu nửa vời này, nghĩa là cứ hoà giải… nên nhiều doanh nghiệp không “thiết tha” đến việc khiếu kiện hay “nhờ” các cơ quan chức năng giải quyết.
Thực tế, theo bà Loan, cho đến nay, Cục Quản lý cạnh tranh mới điều tra được vụ việc đầu tiên và đang trong quá trình xem xét 4-5 vụ khác nữa. Phần đa các vụ việc đã được giải quyết đều qua nhắc nhở và hoà giải.
Đây có lẽ cũng là một nguyên nhân khiến cho nhiều vụ việc vi phạm cạnh tranh không lành mạnh tiếp diễn và đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là các doanh nghiệp.
Do đó, theo các chuyên gia, trước tiên doanh nghiệp cũng cần phải tự ý thức về việc phòng ngừa. “Nếu phát hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ các đối thủ, trước hết phải tìm đến các cơ quan luật pháp và hãy mạnh dạn đến với pháp luật. Đừng nghĩ rằng xuất hiện trước pháp luật là một cái gì đấy rất khủng khiếp”, bà Dương Thị Liễu khuyên.
Theo bà, các cơ quan chức năng như Cục Quản lý Cạnh tranh, Hội Bảo vệ Tiêu chuẩn người tiêu dùng hay Hiệp hội Chống hàng giả, hàng nhái cũng phải có sự phối hợp chặt chẽ và xử lý vụ việc một cách triệt để, làm sao phải đi đến một kết quả cuối cùng rằng người ta phải được bồi thường. Kết quả bồi thường đó phải được công bố rộng rãi trước công luận.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã xảy ra khá phổ biến trong thời gian qua, nhiều nhất là ở các khía cạnh như công kích, nói xấu đối thủ cạnh tranh, gian dối hoặc gây nhầm lẫn về sản phẩm, lôi kéo khách hàng bằng cách biện pháp không chính đáng…
Tuy nhiên, cho tới nay, hầu hết các vụ việc được giải quyết chỉ thông qua hoà giải, cho nên, sau đó đâu lại vào đấy.
Theo ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP), sở dĩ có việc này là bởi mức phạt hành chính chưa đủ nặng để khiến doanh nghiệp phải từ bỏ những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Bà Dương Thị Liễu, Chủ nhiệm Bộ môn Văn hoá Kinh doanh - Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng, đã đến lúc cần phải có những chế tài xử phạt thật nghiêm khắc và triệt để một mặt răn đe các doanh nghiệp khác, một mặt tạo niềm tin cho người tiêu dùng vào tính nghiêm minh của pháp luật.
Theo bà Liễu, ở nhiều nước trên thế giới, việc xử phạt đối với các hành vi này rất nặng. Họ đánh trực tiếp vào túi tiền của doanh nghiệp, thông thường cao hơn so với mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đó được hưởng khi thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Ngoài ra, việc điều tra và xét xử các vụ việc này không cần thiết phải có kiến nghị từ phía các doanh nghiệp mà do hội đồng giám sát cạnh tranh thực hiện, khi phát hiện có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Đứng ở góc độ nhà quản lý, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) nói có nhiều cách để giải quyết vấn đề này.
Theo bà, việc thực thi Luật Cạnh tranh không phải chỉ là điều tra hay xử phạt vi phạm, mà công việc chính của các cơ quan quản lý cạnh tranh, không chỉ ở Việt Nam, đó là làm thế nào để các doanh nghiệp không vi phạm hoặc nếu có và chưa đến mức quá nặng thì có thể hoà giải với nhau?!
“Nếu như tất cả các vụ việc kết thúc bằng một vụ điều tra, biện pháp xử lý như phạt tiền, tịch thu tài sản,…thì tôi e rằng chúng ta không có đủ nguồn lực, chưa kể còn lãng phí cả công sức thời gian và tiền bạc”, bà nhấn mạnh.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không đồng tình với ý kiến này của bà Loan. Họ cho rằng, chính việc giải quyết không triệt để, kiểu nửa vời này, nghĩa là cứ hoà giải… nên nhiều doanh nghiệp không “thiết tha” đến việc khiếu kiện hay “nhờ” các cơ quan chức năng giải quyết.
Thực tế, theo bà Loan, cho đến nay, Cục Quản lý cạnh tranh mới điều tra được vụ việc đầu tiên và đang trong quá trình xem xét 4-5 vụ khác nữa. Phần đa các vụ việc đã được giải quyết đều qua nhắc nhở và hoà giải.
Đây có lẽ cũng là một nguyên nhân khiến cho nhiều vụ việc vi phạm cạnh tranh không lành mạnh tiếp diễn và đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là các doanh nghiệp.
Do đó, theo các chuyên gia, trước tiên doanh nghiệp cũng cần phải tự ý thức về việc phòng ngừa. “Nếu phát hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ các đối thủ, trước hết phải tìm đến các cơ quan luật pháp và hãy mạnh dạn đến với pháp luật. Đừng nghĩ rằng xuất hiện trước pháp luật là một cái gì đấy rất khủng khiếp”, bà Dương Thị Liễu khuyên.
Theo bà, các cơ quan chức năng như Cục Quản lý Cạnh tranh, Hội Bảo vệ Tiêu chuẩn người tiêu dùng hay Hiệp hội Chống hàng giả, hàng nhái cũng phải có sự phối hợp chặt chẽ và xử lý vụ việc một cách triệt để, làm sao phải đi đến một kết quả cuối cùng rằng người ta phải được bồi thường. Kết quả bồi thường đó phải được công bố rộng rãi trước công luận.