Chống lãng phí: Luật thế này thì biết làm thế nào?
Nhiều lời phê dành cho dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi)
"Luật gì mà đọc từ đầu đến cuối cứ mênh mênh mang mang như lá diêu bông, không biết đường nào mà lần", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét về dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) tại buổi họp chiều 18/3.
Mặc dù trước đó, tại tờ trình Chính phủ đã khẳng định sự cần thiết phải ban hành luật, đồng thời cho biết quan điểm chỉ đạo là đổi mới toàn diện các nội dung và các điều luật theo hướng gia tăng các quy định về cơ chế, giải pháp, biện pháp nhằm tăng tính hiệu quả, hiệu lực của các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Các quy định mới cũng được Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung nhấn mạnh. Theo đó đáng chú ý là dự luật đã bổ sung trách nhiệm giải trình trước cơ quan chức năng và trước công luận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc để xảy ra lãng phí trong đơn vị mình.
Tuy nhiên xem kỹ các điều khoản thì ý kiến của cả cơ quan thẩm tra và một số vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều tỏ ra băn khoăn về các quy định vừa thiếu lại vừa thừa của dự án luật.
Dự thảo luật đã bỏ nhiều điều khoản về chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong khi đó, lãng phí trong lĩnh vực này hiện đang là vấn đề bức xúc, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước, cần kiên quyết xử lý, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển lấy một ví dụ.
Theo tờ trình của Chính phủ thì một trong những lý do, mục tiêu sửa đổi luật là nhằm tăng cường tính công khai trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, “hoàn thiện thêm cơ chế đấu tranh chống các hành vi gây lãng phí một cách hiệu lực, hiệu quả thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán trong các lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Tuy nhiên, đối chiếu với dự thảo luật, cơ quan thẩm tra cho rằng các quy định về nội dung này chưa đầy đủ, chưa thể bảo đảm hình thành một cơ chế đấu tranh chống các hành vi gây lãng phí một cách hiệu lực, hiệu quả.
Hơn một lần than thở là đọc từ đầu đến cuối dự án luật mà không biết làm thế nào để chống lãng phí, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đọc nguyên văn một số điều khoản và sau mỗi điều ông đều tóm lại "quy định thế này là tôi chịu không làm được".
"Đọc hết cả luật mà không biết cái gì gọi là lãng phí để mà chống, không biết làm thế nào để thực hành tiết kiệm, cái chỗ mà làm được thì luật khác nó nói mất rồi", ông Hùng tiếp tục nêu nhận xét.
Nhấn mạnh đã quy định thành luật là phải xử lý được trong thực tế, ông đề nghị ban soạn thảo cần chỉ rõ những việc có thể làm được để tập trung vào đó thì luật mới không bất khả thi.
Bởi vậy nên dù Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét dự luật sửa đổi tiến bộ hơn luật cũ nhiều lắm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn tiếp tục đưa ra yêu cầu là phải khả thi hơn. Ví dụ anh có quy hoạch rồi anh treo lên hết thời gian gây lãng phí thì tôi xử thế nào, "chỉ cần tìm những chỗ lãng phí như vậy, không cần nhiều chỉ cần vài trăm việc là thành công", Chủ tịch kết lại.
Mặc dù trước đó, tại tờ trình Chính phủ đã khẳng định sự cần thiết phải ban hành luật, đồng thời cho biết quan điểm chỉ đạo là đổi mới toàn diện các nội dung và các điều luật theo hướng gia tăng các quy định về cơ chế, giải pháp, biện pháp nhằm tăng tính hiệu quả, hiệu lực của các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Các quy định mới cũng được Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung nhấn mạnh. Theo đó đáng chú ý là dự luật đã bổ sung trách nhiệm giải trình trước cơ quan chức năng và trước công luận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc để xảy ra lãng phí trong đơn vị mình.
Tuy nhiên xem kỹ các điều khoản thì ý kiến của cả cơ quan thẩm tra và một số vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều tỏ ra băn khoăn về các quy định vừa thiếu lại vừa thừa của dự án luật.
Dự thảo luật đã bỏ nhiều điều khoản về chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong khi đó, lãng phí trong lĩnh vực này hiện đang là vấn đề bức xúc, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước, cần kiên quyết xử lý, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển lấy một ví dụ.
Theo tờ trình của Chính phủ thì một trong những lý do, mục tiêu sửa đổi luật là nhằm tăng cường tính công khai trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, “hoàn thiện thêm cơ chế đấu tranh chống các hành vi gây lãng phí một cách hiệu lực, hiệu quả thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán trong các lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Tuy nhiên, đối chiếu với dự thảo luật, cơ quan thẩm tra cho rằng các quy định về nội dung này chưa đầy đủ, chưa thể bảo đảm hình thành một cơ chế đấu tranh chống các hành vi gây lãng phí một cách hiệu lực, hiệu quả.
Hơn một lần than thở là đọc từ đầu đến cuối dự án luật mà không biết làm thế nào để chống lãng phí, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đọc nguyên văn một số điều khoản và sau mỗi điều ông đều tóm lại "quy định thế này là tôi chịu không làm được".
"Đọc hết cả luật mà không biết cái gì gọi là lãng phí để mà chống, không biết làm thế nào để thực hành tiết kiệm, cái chỗ mà làm được thì luật khác nó nói mất rồi", ông Hùng tiếp tục nêu nhận xét.
Nhấn mạnh đã quy định thành luật là phải xử lý được trong thực tế, ông đề nghị ban soạn thảo cần chỉ rõ những việc có thể làm được để tập trung vào đó thì luật mới không bất khả thi.
Bởi vậy nên dù Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét dự luật sửa đổi tiến bộ hơn luật cũ nhiều lắm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn tiếp tục đưa ra yêu cầu là phải khả thi hơn. Ví dụ anh có quy hoạch rồi anh treo lên hết thời gian gây lãng phí thì tôi xử thế nào, "chỉ cần tìm những chỗ lãng phí như vậy, không cần nhiều chỉ cần vài trăm việc là thành công", Chủ tịch kết lại.