Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục bị “phê” lãng phí
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ở cả báo cáo của Chính phủ và thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách, tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn tiếp tục được nhắc đến với “thành tích” làm lãng phí các nguồn lực quốc gia.
Sáng 19/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2012.
Với số liệu hầu hết chỉ đến hết tháng 7/2012 cùng những nhận định chung chung, báo cáo của Chính phủ vẫn thiếu vắng những địa chỉ trách nhiệm, điều đã được nhiều vị đại biểu Quốc hội “phê” khi xem xét báo cáo của các năm trước.
Một số ý kiến tại phiên thảo luận sáng nay cũng băn khoăn về độ “chênh” giữa báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra, khi một bên quá nặng về thành tích, bên còn lại chủ yếu nói về hạn chế. Tuy nhiên, cả hạn chế và thành tích đều chưa đủ sức thuyết phục.
Thất thoát lớn, thu hồi bao nhiêu?
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, kết quả thanh tra trong 6 tháng đầu năm 2012 đã phát hiện, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước trên 3.529 tỷ đồng. Đồng thời, đã có kiến nghị xử lý về hành chính đối với 425 tập thể và 697 cá nhân chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra 22 vụ, liên quan đến 35 người.
Liên quan đến các con số này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đặt câu hỏi, con số kiến nghị thu hồi trên 3.500 tỷ đồng so với số thất thoát là bao nhiêu phần trăm và đã thu về bao nhiêu, các cơ quan bị thu hồi có chấp nhận không? Hay chuyển trên 20 vụ sang cơ quan điều tra thì đã xử lý thế nào, xử lý được những ai cần nói rõ.
Bên cạnh đầu tư công vẫn được xem là mảnh đất màu mỡ cho lãng phí và tham nhũng, một số vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn sốt ruột về sự thất thoát trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, đã phát hiện có 27 sân golf nằm ngoài quy hoạch (thuộc 13 tỉnh), trong đó có 5 sân golf đang xây dựng và 5 sân golf đã được cấp chứng nhận đầu tư trước khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Còn cơ quan thẩm tra nhận xét, một số nơi buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, để hoang hóa. Tình trạng quy hoạch treo vẫn còn ở nhiều địa phương, gây lãng phí lớn và vẫn chậm được khắc phục.
Tập đoàn làm tăng nợ xấu
Chính phủ nhìn nhận, trong thời gian qua, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực được phân bổ. Một số tập đoàn, tổng công ty kinh doanh thua lỗ, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, đất đai thấp. Một số lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây lãng phí.
Nhưng, cũng như báo cáo đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba, đã không có bất cứ con số nào được đưa ra để chứng minh cho nhận định này, và cũng không có địa chỉ cụ thể về doanh nghiệp nào, cá nhân nào thua lỗ, tiêu cực.
Và, trong khi Chính phủ đánh giá doanh nghiệp nhà nước “hiệu quả hoạt động tốt hơn, cơ bản thực hiện được vai trò nòng cốt của kinh tế nhà nước” thì cơ quan thẩm tra cho rằng “ hiệu quả kinh doanh của khối doanh nghiệp nhà nước thấp chưa tương xứng với lợi thế của loại hình doanh nghiệp này, chưa đảm bảo vị trí, vai trò trong nền kinh tế".
Báo cáo thẩm tra cũng đã điểm danh một số trong nhiều tập đoàn, tổng công ty sản xuất kinh doanh thua lỗ, như Xăng dầu, Điện lực, Hàng hải....
"Mặt khác, các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu sử dụng vốn tín dụng, kết quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất ngân hàng. Đặc biệt từ năm 2009 đến cuối năm 2011, cung cầu mất cân đối, hàng hoá tồn kho lớn, chậm luân chuyển, gây áp lực lớn làm tăng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, làm cản trở sự lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế năm 2012 và những năm sau, lãng phí các nguồn lực" Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Báo cáo thẩm tra cũng dẫn con số kiểm toán năm 2011 niên độ ngân sách 2010 cho biết, doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ vốn chiếm dụng cao, đa số có hoạt động đầu tư ngoài ngành, hơn 50% hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên vốn chiếm dụng và vốn vay. Vẫn còn tình trạng ngân hàng thương mại nhiều tháng không đạt mức tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Rồi 70% tống số các doanh nghiệp nhà nước lỗ (năm 2011 lỗ khoảng 6,5 tỷ USD); năm 2010, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nhà nước khoảng 9% gần bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 11,75%.
Hay, theo tài liệu từ Ủy ban Kinh tế , doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu.
Sáng 19/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2012.
Với số liệu hầu hết chỉ đến hết tháng 7/2012 cùng những nhận định chung chung, báo cáo của Chính phủ vẫn thiếu vắng những địa chỉ trách nhiệm, điều đã được nhiều vị đại biểu Quốc hội “phê” khi xem xét báo cáo của các năm trước.
Một số ý kiến tại phiên thảo luận sáng nay cũng băn khoăn về độ “chênh” giữa báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra, khi một bên quá nặng về thành tích, bên còn lại chủ yếu nói về hạn chế. Tuy nhiên, cả hạn chế và thành tích đều chưa đủ sức thuyết phục.
Thất thoát lớn, thu hồi bao nhiêu?
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, kết quả thanh tra trong 6 tháng đầu năm 2012 đã phát hiện, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước trên 3.529 tỷ đồng. Đồng thời, đã có kiến nghị xử lý về hành chính đối với 425 tập thể và 697 cá nhân chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra 22 vụ, liên quan đến 35 người.
Liên quan đến các con số này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đặt câu hỏi, con số kiến nghị thu hồi trên 3.500 tỷ đồng so với số thất thoát là bao nhiêu phần trăm và đã thu về bao nhiêu, các cơ quan bị thu hồi có chấp nhận không? Hay chuyển trên 20 vụ sang cơ quan điều tra thì đã xử lý thế nào, xử lý được những ai cần nói rõ.
Bên cạnh đầu tư công vẫn được xem là mảnh đất màu mỡ cho lãng phí và tham nhũng, một số vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn sốt ruột về sự thất thoát trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, đã phát hiện có 27 sân golf nằm ngoài quy hoạch (thuộc 13 tỉnh), trong đó có 5 sân golf đang xây dựng và 5 sân golf đã được cấp chứng nhận đầu tư trước khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Còn cơ quan thẩm tra nhận xét, một số nơi buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, để hoang hóa. Tình trạng quy hoạch treo vẫn còn ở nhiều địa phương, gây lãng phí lớn và vẫn chậm được khắc phục.
Tập đoàn làm tăng nợ xấu
Chính phủ nhìn nhận, trong thời gian qua, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực được phân bổ. Một số tập đoàn, tổng công ty kinh doanh thua lỗ, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, đất đai thấp. Một số lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây lãng phí.
Nhưng, cũng như báo cáo đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba, đã không có bất cứ con số nào được đưa ra để chứng minh cho nhận định này, và cũng không có địa chỉ cụ thể về doanh nghiệp nào, cá nhân nào thua lỗ, tiêu cực.
Và, trong khi Chính phủ đánh giá doanh nghiệp nhà nước “hiệu quả hoạt động tốt hơn, cơ bản thực hiện được vai trò nòng cốt của kinh tế nhà nước” thì cơ quan thẩm tra cho rằng “ hiệu quả kinh doanh của khối doanh nghiệp nhà nước thấp chưa tương xứng với lợi thế của loại hình doanh nghiệp này, chưa đảm bảo vị trí, vai trò trong nền kinh tế".
Báo cáo thẩm tra cũng đã điểm danh một số trong nhiều tập đoàn, tổng công ty sản xuất kinh doanh thua lỗ, như Xăng dầu, Điện lực, Hàng hải....
"Mặt khác, các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu sử dụng vốn tín dụng, kết quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất ngân hàng. Đặc biệt từ năm 2009 đến cuối năm 2011, cung cầu mất cân đối, hàng hoá tồn kho lớn, chậm luân chuyển, gây áp lực lớn làm tăng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, làm cản trở sự lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế năm 2012 và những năm sau, lãng phí các nguồn lực" Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Báo cáo thẩm tra cũng dẫn con số kiểm toán năm 2011 niên độ ngân sách 2010 cho biết, doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ vốn chiếm dụng cao, đa số có hoạt động đầu tư ngoài ngành, hơn 50% hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên vốn chiếm dụng và vốn vay. Vẫn còn tình trạng ngân hàng thương mại nhiều tháng không đạt mức tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Rồi 70% tống số các doanh nghiệp nhà nước lỗ (năm 2011 lỗ khoảng 6,5 tỷ USD); năm 2010, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nhà nước khoảng 9% gần bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 11,75%.
Hay, theo tài liệu từ Ủy ban Kinh tế , doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu.