Đầu tư công Việt Nam: “Nhà nghèo lãng phí”
Nhìn vào những dự án đầu tư công được cho là hiệu quả nhất, thấy hình ảnh của “nhà nghèo lãng phí”
“Lâu nay, Fulbright chúng tôi vẫn bị nói là đưa dự án kém hiệu quả làm minh họa, thì lần này, chúng tôi sẽ dùng những dự án hiệu quả nhất để xem đầu tư công của Việt Nam thế nào?”, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình giảng dạy thạc sỹ công (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) nói.
Hai câu chuyện được ông nêu trước hội thảo triển vọng kinh tế thế giới và chính sách ứng phó của Việt Nam, được tổ chức sáng 18/10 tại Hà Nội, là đường cao tốc Tp.HCM đi Long Thành - Dầu Giây và cảng container Cái Mép - Thị Vải.
Được cho là những nút hạ tầng quan trọng để phát triển kinh tế của khu vực phía Nam, thế nhưng, nhìn vào những con số về cơ cấu vốn đầu tư và cách thức thực hiện hai dự án này đều cho thấy hình ảnh của “nhà nghèo lãng phí”.
Câu chuyện thứ nhất: Dự án bị thổi vốn?
Con đường cao tốc khởi đầu từ quận 2 (Tp.HCM) và kết thúc tại Dầu Giây (Đồng Nai) với thiết kế 4 làn xe chạy có tổng chiều dài xây dựng chỉ 51 km. Tổng giá trị đầu tư dự án tính tại thời điểm cuối năm 2007 là 932,4 triệu USD.
Nói về con số này, Jonathan Pincus, Giám đốc Chương trình giảng dạy Fulbright trong một hội thảo gần đây không giấu vẻ ngạc nhiên. “Gần 1 tỷ USD chỉ để làm hơn 50 km đường là quá lớn. Chúng tôi có thể xây cả cầu với con số ấy”, ông bình luận.
Đồng nghiệp của ông, Nguyễn Xuân Thành, phân tích cụ thể như sau: suất đầu tư cho số km đường xây dựng thực tế là khoảng 18,3 triệu USD. Nếu bảo chi phí cao do phải giải phóng mặt bằng và xây cầu, trừ đi thì suất đầu tư vẫn còn là 12,7 triệu USD/km, quá cao so với mức trung bình thế giới chỉ có 6-8 triệu USD với khổ đường tương tự.
Theo ông Thành, nếu con đường có mức chi phí như trung bình thế giới, tổng mức đầu tư sẽ chỉ còn vào khoảng 460 triệu USD, lợi suất lúc đó tính ra là 12,6% và sẽ dễ dàng hơn để thu hút nguồn vốn trong nước.
Nhưng, với tổng mức đầu tư cao, lợi suất hạ thấp xuống chỉ còn 7,2% nên “bỗng nhiên”, dự án chỉ còn cửa tiếp cận vốn vay ODA.
Dữ liệu từ ông Thành cho thấy, hai khoản tài trợ vốn lớn cho dự án này chiếm tới 99,4% tổng vốn đầu tư đến từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với 410,1 triệu USD lãi suất 4,36%; và Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) 516,6 triệu USD lãi suất 1,4%...
Nói về dự án có lưu lượng xe lớn nhất cả nước, đủ khả năng trả nợ hiệu quả này, ông Thành lưu ý thêm một số câu hỏi: “Vì sao dự án hiệu quả thế vẫn không huy động được vốn trong nước? Vì sao nhiều dự án khác cũng vậy, phải vay vốn ODA làm nợ công tăng lên?”...
Câu chuyện thứ hai: Thiếu đồng bộ
Câu chuyện đầu tư cảng container Cái Mép - Thị Vải cũng được vị đại diện Fulbright nêu với nhiều so sánh sống động. Các tính toán về lượng container giai đoạn 2000-2009 đối với khu vực cảng biển Đông Nam bộ của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, Việt Nam hơn hẳn nhiều nước trong khu vực.
Với tổng mức đầu tư 765 triệu USD theo giá năm 2007, việc Việt Nam cam kết vốn đối ứng lớn vào dự án khiến cho sự tin tưởng về quyết tâm thực hiện của Chính phủ đã khuyến khích nhiều nhà đầu tư mong muốn hợp tác.
Theo khảo sát của ông Thành, sau khi nhà nước cam kết rót “vốn mồi” vào dự án, các công ty vận hành cảng và hãng tàu hàng đầu thế giới đều có mặt và “ghi danh”.
Đã có 4 cảng đi vào hoạt động, hình thành 16 tuyến tàu mẹ vận chuyển hàng trực tiếp đi Bắc Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, lượng hàng container đến cảng Thị Vải – Cái Mép chỉ bằng 28% công suất năm 2010 và 12,9% trong 8 tháng năm 2011, một sự lãng phí khủng khiếp.
Nguyên nhân quan trọng nhất, theo ông Jonathan Pincus giải thích là do 4 công ty cảng tại Tp.HCM “không chịu” di dời, cơ sở hạ tầng chưa kết nối đầy đủ. Nguồn hàng bị phân tán giữa cảng tại Tp.HCM và Thị Cải - Cái Mép khiến cả hai nơi đều không hoạt động hiệu quả.
Ông Thành kết luận, dự án tạo gánh nặng nợ công thêm 328,6 triệu USD nhưng khả năng trả nợ dựa vào nguồn thu do cảng tạo ra chưa được đảm bảo. Hàm ý với dự án này còn ở chỗ, huy động vốn tư nhân sẽ thế nào trong thời gian tới, với kiểu dự án dở dang như thế này?
Và chuyện nợ công còn gia tăng
Cũng liên quan đến câu chuyện nợ công Việt Nam, trong bài phát biểu tại hội thảo, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lưu ý một chuỗi số liệu quan trọng. Trong giai đoạn 2006-2010, mục tiêu thu ngân sách chỉ là 23% GDP, trong khi thu thực tế vượt xa mục tiêu, lên tới 28,2% GDP.
Tuy nhiên, chi ngân sách mới là con số “khủng” vì còn vượt xa hơn nữa, lên đến 33-33,5% GDP. “Con số này cho thấy mức chi ngân sách ở Việt Nam là quá lớn trong những năm qua”, ông bình luận.
Với con số chi cho đầu tư phát triển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Lê Xuân Bá nêu một dẫn chứng khác về sử dụng vốn lớn nhưng kém hiệu quả.
Trong khi vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2010 tăng mạnh từ 35,4% lên 42,2%, tăng trưởng GDP lại thấp xuống, cho thấy nền kinh tế vốn phụ thuộc vào tăng vốn để tăng trưởng, nay dường như đã “nhờn” trước động lực này.
Phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu vốn và giá trị gia tăng ngành nông nghiệp và công nghiệp xây dựng, ông Bá rút ra kết luận quan trọng khác, đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả tốt hơn, trong khi “ném vốn” vào công nghiệp thì nhiều nhưng hiệu quả không tương xứng.
Để tài trợ cho thâm hụt ngân sách và đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, nợ công của Việt Nam tăng rất nhanh, khoảng 10 năm gần đây đã chuyển từ nước mắc nợ ít sang mắc nợ trung bình, theo quan niệm của WB.
Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ công Việt Nam so với GDP đã là 57,3%, theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính). So với các nền kinh tế mới nổi trong khu vực, tỷ lệ này của Việt Nam chỉ đứng sau Singapore và Ấn Độ.
Nhưng đáng chú ý hơn, phân tích tương quan giữa tổng nợ công, lạm phát và tăng trưởng GDP thực, ông Nguyễn Xuân Thành rút ra kết luận rằng, việc tỷ lệ nợ công so với GDP tăng mạnh trong những năm gần đây chủ yếu do việc tăng trưởng GDP suy giảm.
Dẫn các nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông cho biết, khi tăng trưởng GDP các nền kinh tế có cùng hoàn cảnh như Việt Nam giảm khoảng 1 điểm phần trăm thì nợ công so với GDP tăng thêm khoảng 10%.
“Việc tỷ lệ nợ công so với GDP của Việt Nam tăng lên 70% trong vài năm tới là hoàn toàn có thể xảy ra”, ông Thành lưu ý như vậy, trong bối cảnh Chính phủ có chủ trương chấp nhận giảm tăng trưởng để đổi lấy ổn định vĩ mô, ít nhất là giai đoạn từ nay đến 2013.
Rủi ro mất khả năng thanh toán nợ, tỷ giá, hay chuyện bài học nợ tư nhân có thể chuyển thành nợ chính phủ rất nhanh chóng tại một số quốc gia châu Âu mới đây, một lần nữa được nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo.
Hai câu chuyện được ông nêu trước hội thảo triển vọng kinh tế thế giới và chính sách ứng phó của Việt Nam, được tổ chức sáng 18/10 tại Hà Nội, là đường cao tốc Tp.HCM đi Long Thành - Dầu Giây và cảng container Cái Mép - Thị Vải.
Được cho là những nút hạ tầng quan trọng để phát triển kinh tế của khu vực phía Nam, thế nhưng, nhìn vào những con số về cơ cấu vốn đầu tư và cách thức thực hiện hai dự án này đều cho thấy hình ảnh của “nhà nghèo lãng phí”.
Câu chuyện thứ nhất: Dự án bị thổi vốn?
Con đường cao tốc khởi đầu từ quận 2 (Tp.HCM) và kết thúc tại Dầu Giây (Đồng Nai) với thiết kế 4 làn xe chạy có tổng chiều dài xây dựng chỉ 51 km. Tổng giá trị đầu tư dự án tính tại thời điểm cuối năm 2007 là 932,4 triệu USD.
Nói về con số này, Jonathan Pincus, Giám đốc Chương trình giảng dạy Fulbright trong một hội thảo gần đây không giấu vẻ ngạc nhiên. “Gần 1 tỷ USD chỉ để làm hơn 50 km đường là quá lớn. Chúng tôi có thể xây cả cầu với con số ấy”, ông bình luận.
Đồng nghiệp của ông, Nguyễn Xuân Thành, phân tích cụ thể như sau: suất đầu tư cho số km đường xây dựng thực tế là khoảng 18,3 triệu USD. Nếu bảo chi phí cao do phải giải phóng mặt bằng và xây cầu, trừ đi thì suất đầu tư vẫn còn là 12,7 triệu USD/km, quá cao so với mức trung bình thế giới chỉ có 6-8 triệu USD với khổ đường tương tự.
Theo ông Thành, nếu con đường có mức chi phí như trung bình thế giới, tổng mức đầu tư sẽ chỉ còn vào khoảng 460 triệu USD, lợi suất lúc đó tính ra là 12,6% và sẽ dễ dàng hơn để thu hút nguồn vốn trong nước.
Nhưng, với tổng mức đầu tư cao, lợi suất hạ thấp xuống chỉ còn 7,2% nên “bỗng nhiên”, dự án chỉ còn cửa tiếp cận vốn vay ODA.
Dữ liệu từ ông Thành cho thấy, hai khoản tài trợ vốn lớn cho dự án này chiếm tới 99,4% tổng vốn đầu tư đến từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với 410,1 triệu USD lãi suất 4,36%; và Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) 516,6 triệu USD lãi suất 1,4%...
Nói về dự án có lưu lượng xe lớn nhất cả nước, đủ khả năng trả nợ hiệu quả này, ông Thành lưu ý thêm một số câu hỏi: “Vì sao dự án hiệu quả thế vẫn không huy động được vốn trong nước? Vì sao nhiều dự án khác cũng vậy, phải vay vốn ODA làm nợ công tăng lên?”...
Câu chuyện thứ hai: Thiếu đồng bộ
Câu chuyện đầu tư cảng container Cái Mép - Thị Vải cũng được vị đại diện Fulbright nêu với nhiều so sánh sống động. Các tính toán về lượng container giai đoạn 2000-2009 đối với khu vực cảng biển Đông Nam bộ của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, Việt Nam hơn hẳn nhiều nước trong khu vực.
Với tổng mức đầu tư 765 triệu USD theo giá năm 2007, việc Việt Nam cam kết vốn đối ứng lớn vào dự án khiến cho sự tin tưởng về quyết tâm thực hiện của Chính phủ đã khuyến khích nhiều nhà đầu tư mong muốn hợp tác.
Theo khảo sát của ông Thành, sau khi nhà nước cam kết rót “vốn mồi” vào dự án, các công ty vận hành cảng và hãng tàu hàng đầu thế giới đều có mặt và “ghi danh”.
Đã có 4 cảng đi vào hoạt động, hình thành 16 tuyến tàu mẹ vận chuyển hàng trực tiếp đi Bắc Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, lượng hàng container đến cảng Thị Vải – Cái Mép chỉ bằng 28% công suất năm 2010 và 12,9% trong 8 tháng năm 2011, một sự lãng phí khủng khiếp.
Nguyên nhân quan trọng nhất, theo ông Jonathan Pincus giải thích là do 4 công ty cảng tại Tp.HCM “không chịu” di dời, cơ sở hạ tầng chưa kết nối đầy đủ. Nguồn hàng bị phân tán giữa cảng tại Tp.HCM và Thị Cải - Cái Mép khiến cả hai nơi đều không hoạt động hiệu quả.
Ông Thành kết luận, dự án tạo gánh nặng nợ công thêm 328,6 triệu USD nhưng khả năng trả nợ dựa vào nguồn thu do cảng tạo ra chưa được đảm bảo. Hàm ý với dự án này còn ở chỗ, huy động vốn tư nhân sẽ thế nào trong thời gian tới, với kiểu dự án dở dang như thế này?
Và chuyện nợ công còn gia tăng
Cũng liên quan đến câu chuyện nợ công Việt Nam, trong bài phát biểu tại hội thảo, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lưu ý một chuỗi số liệu quan trọng. Trong giai đoạn 2006-2010, mục tiêu thu ngân sách chỉ là 23% GDP, trong khi thu thực tế vượt xa mục tiêu, lên tới 28,2% GDP.
Tuy nhiên, chi ngân sách mới là con số “khủng” vì còn vượt xa hơn nữa, lên đến 33-33,5% GDP. “Con số này cho thấy mức chi ngân sách ở Việt Nam là quá lớn trong những năm qua”, ông bình luận.
Với con số chi cho đầu tư phát triển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Lê Xuân Bá nêu một dẫn chứng khác về sử dụng vốn lớn nhưng kém hiệu quả.
Trong khi vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2010 tăng mạnh từ 35,4% lên 42,2%, tăng trưởng GDP lại thấp xuống, cho thấy nền kinh tế vốn phụ thuộc vào tăng vốn để tăng trưởng, nay dường như đã “nhờn” trước động lực này.
Phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu vốn và giá trị gia tăng ngành nông nghiệp và công nghiệp xây dựng, ông Bá rút ra kết luận quan trọng khác, đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả tốt hơn, trong khi “ném vốn” vào công nghiệp thì nhiều nhưng hiệu quả không tương xứng.
Để tài trợ cho thâm hụt ngân sách và đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, nợ công của Việt Nam tăng rất nhanh, khoảng 10 năm gần đây đã chuyển từ nước mắc nợ ít sang mắc nợ trung bình, theo quan niệm của WB.
Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ công Việt Nam so với GDP đã là 57,3%, theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính). So với các nền kinh tế mới nổi trong khu vực, tỷ lệ này của Việt Nam chỉ đứng sau Singapore và Ấn Độ.
Nhưng đáng chú ý hơn, phân tích tương quan giữa tổng nợ công, lạm phát và tăng trưởng GDP thực, ông Nguyễn Xuân Thành rút ra kết luận rằng, việc tỷ lệ nợ công so với GDP tăng mạnh trong những năm gần đây chủ yếu do việc tăng trưởng GDP suy giảm.
Dẫn các nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông cho biết, khi tăng trưởng GDP các nền kinh tế có cùng hoàn cảnh như Việt Nam giảm khoảng 1 điểm phần trăm thì nợ công so với GDP tăng thêm khoảng 10%.
“Việc tỷ lệ nợ công so với GDP của Việt Nam tăng lên 70% trong vài năm tới là hoàn toàn có thể xảy ra”, ông Thành lưu ý như vậy, trong bối cảnh Chính phủ có chủ trương chấp nhận giảm tăng trưởng để đổi lấy ổn định vĩ mô, ít nhất là giai đoạn từ nay đến 2013.
Rủi ro mất khả năng thanh toán nợ, tỷ giá, hay chuyện bài học nợ tư nhân có thể chuyển thành nợ chính phủ rất nhanh chóng tại một số quốc gia châu Âu mới đây, một lần nữa được nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo.