Chủ tịch Hà Nội cam kết xử lý công tâm, dân Đồng Tâm thả người bị giữ
Người đứng đầu UBND thành phố Hà Nội cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với “toàn thể nhân dân” xã Đồng Tâm
Đầu giờ chiều 22/4, 19 cán bộ, cảnh sát cơ động còn lại đã rời khỏi nhà văn hóa thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội), sau 7 ngày bị giữ tại đây. Trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã có cuộc đối thoại với người dân Đồng Tâm, diễn ra sáng cùng ngày.
Hơn 10h sáng, đoàn công tác của Chủ tịch Hà Nội - bao gồm Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến (Cục trưởng Cảnh sát hình sự, Bộ Công an), Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh (Tư lệnh Bộ Tư lệnh thủ đô), Thiếu tướng Đoàn Duy Khương (Giám đốc Công an thành phố) và một số đại biểu Quốc hội - về tới trụ sở UBND xã Đồng Tâm, bắt đầu cuộc đối thoại kéo dài đến gần 13h với 50 người dân được cử làm đại diện.
Tại buổi đối thoại này, nhiều đại diện người dân kiến nghị làm rõ việc thu hồi đất quốc phòng thời gian qua tại Đồng Tâm, cũng như bày tỏ sự hối lỗi về việc bắt giữ trái phép người thi hành công vụ, và khẳng định luôn tôn trọng pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đại diện người dân xã Đồng Tâm cũng đọc một bản kiến nghị với 8 nội dung chính mà trước đó đã được gửi tới Chủ tịch Hà Nội, trong đó có mong muốn được tha thứ, khoan hồng, không truy cứu hình sự; đề nghị tập đoàn Viettel không xây dựng gì trên diện tích đất thu hồi khi chưa có kết luận và giải quyết cuối cùng; đề nghị ghi nhận việc người dân đã đối xử tốt đối với các cán bộ, cảnh sát bị giữ; đề nghị xác minh điều tra những người đã làm sai trong việc bắt người dân và gây thương tích cho ông Lê Đình Kình; đề nghị ghi nhận việc không có việc côn đồ tấn công người dân, không có việc dân đổ xăng vào người đe dọa các cán bộ, cảnh sát, đồng thời khẳng định những tin đồn trên các trang mạng xã hội là không đúng sự thật nhằm chia rẽ, làm hại nhân dân và các cấp chính quyền.
Trả lời người dân, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung ghi nhận kiến nghị xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho người dân bắt giữ cán bộ, cảnh sát.
Ông cũng thông báo đã có quyết định thanh tra toàn bộ khu đất bị thu hồi và sẽ có kết luận chính thức sau 45 ngày, đồng thời khẳng định sẽ xử lý công tâm việc này.
Ông cũng ghi nhận việc người dân chăm sóc, đối xử tốt với các cán bộ, cảnh sát bị giữ. Mặt khác, sẽ tiến hành thanh tra quá trình thực thi luật pháp trong việc bắt giữ ông Lê Đình Kình, trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Sau cuộc đối thoại, Chủ tịch Hà Nội đã chứng kiến việc người dân bàn giao 19 cán bộ, cảnh sát cơ động còn bị giữ tại nhà văn hóa thôn Hoành cho chính quyền. Ông cũng ký vào một bản cam kết, trong đó có nội dung đáng chú ý là cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với “toàn thể nhân dân” xã Đồng Tâm.
Hành trình thành “điểm nóng”
Theo thông tin chính thức từ UBND thành phố Hà Nội, năm 1980, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức), tỉnh Hà Tây cũ, nay là thành phố Hà Nội.
Đến tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng Phòng không không quân tiếp tục sử dụng diện tích đất quốc phòng này làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28 (đất quốc phòng), với các mốc giới trên thực địa không thay đổi.
Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50,03 ha đất quốc phòng này do Quân chủng Phòng không không quân đang quản lý, sử dụng để giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tiếp nhận quản lý sử dụng vào công trình quốc phòng A1 (dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh của quân đội và đất nước), trong đó bao gồm 46 ha thuộc xã Đồng Tâm.
Nhưng trước đó, một số người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã lấn chiếm đất canh tác, xây dựng công trình trên diện tích đất quốc phòng này.
Do sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng, xây dựng công trình trên đất quốc phòng, nên khi Bộ Quốc phòng thu hồi đất để giao cho Viettel thì nhiều người dân trên địa bàn xã Đồng Tâm đã có đơn thư khiếu tố lên các cơ quan của huyện và thành phố.
Các cơ quan chức năng của Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đối thoại, trả lời và giải quyết nhiều kiến nghị của người dân, tuy nhiên, từ cuối năm 2016 đến nay, tình hình trật tự an ninh tại xã Đồng Tâm vẫn diễn biến phức tạp, liên quan chủ yếu đến các công dân khiếu kiện tổ chức các hoạt động “đòi đất” quốc phòng, nhất là khi Viettel nhận bàn giao diện tích đất để thi công.
Ngày 30/3, công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng”, Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng) đã ra quyết định khởi tố vụ án “chống người thi hành công vụ” và vụ án “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”. Công an thành phố cũng đã ba lần triệu tập các công dân có liên quan lên làm việc, nhưng những người này không chấp hành, tiếp tục tổ chức, thực hiện các hoạt động chống đối.
Đến ngày 15/4, công an thành phố Hà Nội bắt bốn người có hành vi vi phạm pháp luật đề điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng tại xã Đồng Tâm.
Ngay sau khi công an triển khai bắt giữ, nhiều người dân xã Đồng Tâm đã tập trung đông người bao vây, không cho xe ôtô của các lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn xã Đồng Tâm; giữ, đập phá xe ôtô của lực lượng chức năng; giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sỹ công an tại nhà văn hoá thôn Hoành.
Đến sáng 18/4, bốn người bị bắt hôm 15/4 được trả tự do. Đồng thời, những người bắt giữ người thi hành công vụ trái pháp luật cũng đã thả 15 người trong số những cán bộ, chiến sĩ bị giam giữ, ngoài ra ba cán bộ cũng đã tự giải thoát.
Chiều 20/4, tại cuộc họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Bộ Ngoại giao Việt Nam liên quan đến sự việc xảy ra ở Mỹ Đức, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói: “Vụ việc phải được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật”.
Hơn 10h sáng, đoàn công tác của Chủ tịch Hà Nội - bao gồm Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến (Cục trưởng Cảnh sát hình sự, Bộ Công an), Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh (Tư lệnh Bộ Tư lệnh thủ đô), Thiếu tướng Đoàn Duy Khương (Giám đốc Công an thành phố) và một số đại biểu Quốc hội - về tới trụ sở UBND xã Đồng Tâm, bắt đầu cuộc đối thoại kéo dài đến gần 13h với 50 người dân được cử làm đại diện.
Tại buổi đối thoại này, nhiều đại diện người dân kiến nghị làm rõ việc thu hồi đất quốc phòng thời gian qua tại Đồng Tâm, cũng như bày tỏ sự hối lỗi về việc bắt giữ trái phép người thi hành công vụ, và khẳng định luôn tôn trọng pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đại diện người dân xã Đồng Tâm cũng đọc một bản kiến nghị với 8 nội dung chính mà trước đó đã được gửi tới Chủ tịch Hà Nội, trong đó có mong muốn được tha thứ, khoan hồng, không truy cứu hình sự; đề nghị tập đoàn Viettel không xây dựng gì trên diện tích đất thu hồi khi chưa có kết luận và giải quyết cuối cùng; đề nghị ghi nhận việc người dân đã đối xử tốt đối với các cán bộ, cảnh sát bị giữ; đề nghị xác minh điều tra những người đã làm sai trong việc bắt người dân và gây thương tích cho ông Lê Đình Kình; đề nghị ghi nhận việc không có việc côn đồ tấn công người dân, không có việc dân đổ xăng vào người đe dọa các cán bộ, cảnh sát, đồng thời khẳng định những tin đồn trên các trang mạng xã hội là không đúng sự thật nhằm chia rẽ, làm hại nhân dân và các cấp chính quyền.
Trả lời người dân, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung ghi nhận kiến nghị xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho người dân bắt giữ cán bộ, cảnh sát.
Ông cũng thông báo đã có quyết định thanh tra toàn bộ khu đất bị thu hồi và sẽ có kết luận chính thức sau 45 ngày, đồng thời khẳng định sẽ xử lý công tâm việc này.
Ông cũng ghi nhận việc người dân chăm sóc, đối xử tốt với các cán bộ, cảnh sát bị giữ. Mặt khác, sẽ tiến hành thanh tra quá trình thực thi luật pháp trong việc bắt giữ ông Lê Đình Kình, trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Sau cuộc đối thoại, Chủ tịch Hà Nội đã chứng kiến việc người dân bàn giao 19 cán bộ, cảnh sát cơ động còn bị giữ tại nhà văn hóa thôn Hoành cho chính quyền. Ông cũng ký vào một bản cam kết, trong đó có nội dung đáng chú ý là cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với “toàn thể nhân dân” xã Đồng Tâm.
Hành trình thành “điểm nóng”
Theo thông tin chính thức từ UBND thành phố Hà Nội, năm 1980, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức), tỉnh Hà Tây cũ, nay là thành phố Hà Nội.
Đến tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng Phòng không không quân tiếp tục sử dụng diện tích đất quốc phòng này làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28 (đất quốc phòng), với các mốc giới trên thực địa không thay đổi.
Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50,03 ha đất quốc phòng này do Quân chủng Phòng không không quân đang quản lý, sử dụng để giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tiếp nhận quản lý sử dụng vào công trình quốc phòng A1 (dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh của quân đội và đất nước), trong đó bao gồm 46 ha thuộc xã Đồng Tâm.
Nhưng trước đó, một số người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã lấn chiếm đất canh tác, xây dựng công trình trên diện tích đất quốc phòng này.
Do sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng, xây dựng công trình trên đất quốc phòng, nên khi Bộ Quốc phòng thu hồi đất để giao cho Viettel thì nhiều người dân trên địa bàn xã Đồng Tâm đã có đơn thư khiếu tố lên các cơ quan của huyện và thành phố.
Các cơ quan chức năng của Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đối thoại, trả lời và giải quyết nhiều kiến nghị của người dân, tuy nhiên, từ cuối năm 2016 đến nay, tình hình trật tự an ninh tại xã Đồng Tâm vẫn diễn biến phức tạp, liên quan chủ yếu đến các công dân khiếu kiện tổ chức các hoạt động “đòi đất” quốc phòng, nhất là khi Viettel nhận bàn giao diện tích đất để thi công.
Ngày 30/3, công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng”, Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng) đã ra quyết định khởi tố vụ án “chống người thi hành công vụ” và vụ án “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”. Công an thành phố cũng đã ba lần triệu tập các công dân có liên quan lên làm việc, nhưng những người này không chấp hành, tiếp tục tổ chức, thực hiện các hoạt động chống đối.
Đến ngày 15/4, công an thành phố Hà Nội bắt bốn người có hành vi vi phạm pháp luật đề điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng tại xã Đồng Tâm.
Ngay sau khi công an triển khai bắt giữ, nhiều người dân xã Đồng Tâm đã tập trung đông người bao vây, không cho xe ôtô của các lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn xã Đồng Tâm; giữ, đập phá xe ôtô của lực lượng chức năng; giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sỹ công an tại nhà văn hoá thôn Hoành.
Đến sáng 18/4, bốn người bị bắt hôm 15/4 được trả tự do. Đồng thời, những người bắt giữ người thi hành công vụ trái pháp luật cũng đã thả 15 người trong số những cán bộ, chiến sĩ bị giam giữ, ngoài ra ba cán bộ cũng đã tự giải thoát.
Chiều 20/4, tại cuộc họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Bộ Ngoại giao Việt Nam liên quan đến sự việc xảy ra ở Mỹ Đức, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói: “Vụ việc phải được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật”.