Chủ tịch Hà Nội: “Mưa quá to thì đành chịu... ngập”
Lãnh đạo Hà Nội nói về khả năng khắc phục ngập lụt trong nội thành mỗi khi có mưa lớn
Công suất thiết kế cho hệ thống tiêu thoát của Hà Nội chỉ đáp ứng trong điều kiện mưa lũ bình thường, còn nếu mưa quá to thì cũng đành phải chấp nhận ngập úng.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trả lời báo chí khi Hà Nội đang ngập trong cơn mưa lớn nhất từ đầu năm nay, ngày 13/7 vừa qua.
Theo ông, thực tế thì Hà Nội cũng đã xây dựng quy hoạch cho thoát thải úng ngập trên toàn thành phố từ mấy năm trước. Tuy nhiên, sau trận lụt lịch sử vào cuối năm 2008 cho thấy có nhiều vấn đề về thông số, công suất của hệ thống cần điều chỉnh lại.
Trong các nội dung cần điều chỉnh có hai vấn đề quan trọng nhất là phải bảo tồn, bảo lưu tất cả các hồ điều hòa để tăng khả năng tích nước và đẩy nhanh các dự án, trạm bơm thoát nước trên địa bàn thành phố.
Đối với việc bảo lưu các hồ nếu chỉ được thực hiện bằng ngân sách của thành phố thì rất khó khăn nên vừa qua Hà Nội mới kêu gọi xã hội hóa cải tạo các hồ, vừa để làm sạch, đẹp vừa bảo vệ diện tích mặt nước, tăng lưu lượng tích nước trong hồ điều hòa.
Thành phố cũng sẽ chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình thoát nước mà trước mắt là đưa trạm bơm Yên Sở 1, 2 vào hoạt động trước mùa mưa năm nay.
Đồng thời các trạm bơm phụ như Đông Mỹ, Yên Mỹ (Thanh Trì) hiện công suất thoát chỉ hơn 100 mm trong hai ngày nên sẽ được bổ sung tăng số lượng máy bớm lên nhằm tăng lưu lượng thoát nước.
Vậy, cụ thể là đến bao giờ thì Hà Nội mới hết cảnh ngập lụt mỗi khi có mưa, thưa ông?
Thực tế, trong quá trình đầu tư phát triển đô thị của thành phố sẽ tạo nên những điểm ngập úng cục bộ. Do vậy, trong trường hợp các điểm úng ngập đó mà tiêu thoát không kịp thì bắt buộc phải có những trạm bơm cục bộ để bơm đẩy lên các hồ trên.
Còn để giải quyết vấn đề úng ngập, thành phố đã có hẳn một dự án đầu tư để thoát nước trên toàn thành phố. Hiện giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành với hiệu quả tương đối tốt.
Tuy nhiên, trong thiết kế hệ thống thoát nước, các chuyên gia sẽ không bao giờ tính toán được công suất để có thể thoát ngay khi mưa to mà chỉ là làm sao để thoát trong thời gian nhanh nhất có thể.
Sau khi hoàn thành cả 2 giai đoạn, thành phố có thể giải quyết được cơ bản vấn đề thoát nước của nội đô ở mức độ dự báo lượng mưa bình thường.
Còn nếu như sự cố mưa lớn như năm 2008 thì không thể có sự đầu tư nào đáp ứng được nên chắc chắn vẫn đành phải chấp nhận úng ngập.
Hiện một mình thành phố gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thoát úng ngập nên chúng tôi đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp xây dựng một số đề án tiêu thoát nước.
Chúng tôi phải tính toán làm sao để có thể tiêu thoát cả trong trường hợp mưa lũ về, chứ không chỉ là những trận mưa lớn bất thường như vừa qua.
Có ý kiến cho rằng, Hà Nội đã tập trung quá nhiều vào những công trình chào mừng Đại lễ mà “bỏ quên” các dự án thoát nước?
Nói như vậy là không đúng bởi chương trình nào, dự án nào đều được phân định rõ ràng và cái gì cũng cần thiết. Không có chuyện chúng tôi bỏ cái này để chạy theo làm cái kia.
Tôi xin nhắc lại, sau khi cả 2 giai đoạn đầu tư cho thoát nước được hoàn thành thì có thể giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước của nội thành trong điều kiện mưa lũ bình thường.
Như vậy trong số hàng chục công trình chào mừng Đại lễ lại không có công trình nào gắn với mục đích thoát nước?
Chỉ có hồ Bảy Mẫu trong công viên Thống Nhất là công trình vừa chào mừng Đại lễ, vừa nhằm mục đích thoát nước cho thành phố.
Hiện chúng tôi đã cho cải tạo, làm sạch môi trường cảnh quan xung quanh, nhưng mục đích chính là để tiêu thoát nước lúc mưa lớn. Ngoài ra, sẽ đầu tư trạm bơm, để khi mức nước ở đây lớn thì bơm đẩy sang sông Kim Ngưu.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trả lời báo chí khi Hà Nội đang ngập trong cơn mưa lớn nhất từ đầu năm nay, ngày 13/7 vừa qua.
Theo ông, thực tế thì Hà Nội cũng đã xây dựng quy hoạch cho thoát thải úng ngập trên toàn thành phố từ mấy năm trước. Tuy nhiên, sau trận lụt lịch sử vào cuối năm 2008 cho thấy có nhiều vấn đề về thông số, công suất của hệ thống cần điều chỉnh lại.
Trong các nội dung cần điều chỉnh có hai vấn đề quan trọng nhất là phải bảo tồn, bảo lưu tất cả các hồ điều hòa để tăng khả năng tích nước và đẩy nhanh các dự án, trạm bơm thoát nước trên địa bàn thành phố.
Đối với việc bảo lưu các hồ nếu chỉ được thực hiện bằng ngân sách của thành phố thì rất khó khăn nên vừa qua Hà Nội mới kêu gọi xã hội hóa cải tạo các hồ, vừa để làm sạch, đẹp vừa bảo vệ diện tích mặt nước, tăng lưu lượng tích nước trong hồ điều hòa.
Thành phố cũng sẽ chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình thoát nước mà trước mắt là đưa trạm bơm Yên Sở 1, 2 vào hoạt động trước mùa mưa năm nay.
Đồng thời các trạm bơm phụ như Đông Mỹ, Yên Mỹ (Thanh Trì) hiện công suất thoát chỉ hơn 100 mm trong hai ngày nên sẽ được bổ sung tăng số lượng máy bớm lên nhằm tăng lưu lượng thoát nước.
Vậy, cụ thể là đến bao giờ thì Hà Nội mới hết cảnh ngập lụt mỗi khi có mưa, thưa ông?
Thực tế, trong quá trình đầu tư phát triển đô thị của thành phố sẽ tạo nên những điểm ngập úng cục bộ. Do vậy, trong trường hợp các điểm úng ngập đó mà tiêu thoát không kịp thì bắt buộc phải có những trạm bơm cục bộ để bơm đẩy lên các hồ trên.
Còn để giải quyết vấn đề úng ngập, thành phố đã có hẳn một dự án đầu tư để thoát nước trên toàn thành phố. Hiện giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành với hiệu quả tương đối tốt.
Tuy nhiên, trong thiết kế hệ thống thoát nước, các chuyên gia sẽ không bao giờ tính toán được công suất để có thể thoát ngay khi mưa to mà chỉ là làm sao để thoát trong thời gian nhanh nhất có thể.
Sau khi hoàn thành cả 2 giai đoạn, thành phố có thể giải quyết được cơ bản vấn đề thoát nước của nội đô ở mức độ dự báo lượng mưa bình thường.
Còn nếu như sự cố mưa lớn như năm 2008 thì không thể có sự đầu tư nào đáp ứng được nên chắc chắn vẫn đành phải chấp nhận úng ngập.
Hiện một mình thành phố gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thoát úng ngập nên chúng tôi đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp xây dựng một số đề án tiêu thoát nước.
Chúng tôi phải tính toán làm sao để có thể tiêu thoát cả trong trường hợp mưa lũ về, chứ không chỉ là những trận mưa lớn bất thường như vừa qua.
Có ý kiến cho rằng, Hà Nội đã tập trung quá nhiều vào những công trình chào mừng Đại lễ mà “bỏ quên” các dự án thoát nước?
Nói như vậy là không đúng bởi chương trình nào, dự án nào đều được phân định rõ ràng và cái gì cũng cần thiết. Không có chuyện chúng tôi bỏ cái này để chạy theo làm cái kia.
Tôi xin nhắc lại, sau khi cả 2 giai đoạn đầu tư cho thoát nước được hoàn thành thì có thể giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước của nội thành trong điều kiện mưa lũ bình thường.
Như vậy trong số hàng chục công trình chào mừng Đại lễ lại không có công trình nào gắn với mục đích thoát nước?
Chỉ có hồ Bảy Mẫu trong công viên Thống Nhất là công trình vừa chào mừng Đại lễ, vừa nhằm mục đích thoát nước cho thành phố.
Hiện chúng tôi đã cho cải tạo, làm sạch môi trường cảnh quan xung quanh, nhưng mục đích chính là để tiêu thoát nước lúc mưa lớn. Ngoài ra, sẽ đầu tư trạm bơm, để khi mức nước ở đây lớn thì bơm đẩy sang sông Kim Ngưu.