“Chứng khoán cũng như thời tiết”
Hỏi chuyện ông Ayumi Konishi, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng châu Á (ADB) tại Việt Nam
Hỏi chuyện ông Ayumi Konishi, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng châu Á (ADB) tại Việt Nam.
Hiện đang có những luồng vốn lớn đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam, trong dự báo của ADB có đưa ra viễn cảnh nào về tình trạng đảo chiều của thị trường chứng khoán và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam?
Tại thời điểm này, thị trường chứng khoán của Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khởi. Khi chúng tôi nhìn vào lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán ở các quốc gia khác, trong giai đoạn sơ khởi của sự phát triển thì các thị trường đó có rất nhiều biến động nên điều đó xảy ra ở Việt Nam không có gì là bất thường.
Thị trường chứng khoán cũng như thời tiết, có ngày mưa ngày nắng. Nếu thị trường không điều chỉnh thì thị trường có vấn đề. Và trong giai đoạn sơ khởi như thế này, thị trường chứng khoán của Việt Nam sẽ có giai đoạn nóng lên và có giai đoạn điều chỉnh. Đó là quy luật bình thường của thị trường.
Xét về trung và dài hạn, thị trường chứng khoán của Việt Nam sẽ phát triển và phải phát triển.
Theo chúng tôi, hiểu sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ được “thổi” lên bởi các dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài mà tại thời điểm hiện nay, nó được nuôi dưỡng bởi lượng vốn lớn ở trong nước.
Và điều lo lắng của chúng tôi là trong tổng số người Việt Nam hiện nay đang đầu tư vào thị trường chứng khoán thì bao nhiêu trong số họ thực sự hiểu về thị trường chứng khoán, khả năng đọc các báo cáo tài chính để phân tích được các doanh nghiệp tăng trưởng thế nào?
Bao nhiêu doanh nghiệp trong số các doanh nghiệp đang chào bán chứng khoán trên thị trường công bố thông tin về tình hình kinh doanh thực sự của họ?
Có bao nhiêu cơ quan quản lý hiện nay có đủ năng lực và hệ thống để tiến hành các theo dõi và khuyến cáo thích hợp cho công chúng?
Do vậy nói tựu trung lại, cái lo ngại hiện nay của ADB là mức độ hiểu biết hay mức độ đào tạo còn tương đối thấp của phần đông các nhà đầu tư Việt Nam hiện nay; mức độ công bố thông tin chính xác và toàn diện của các doanh nghiệp; năng lực theo dõi khuyến cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Trong việc định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp cũng có thể dẫn đến tình trạng định giá thấp hơn thực tế khi ra thị trường, có thể tham nhũng đi qua bằng con đường này. Vậy kinh nghiệm của ADB trong việc hạn chế hiện tượng này cũng như chống rửa tiền từ tham nhũng trong “chơi” chứng khoán?
Với đặc thù nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế dùng nhiều tiền mặt thì thời gian qua ADB đã phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng Nghị định về chống rửa tiền và bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng đã thành lập Cục Chống rửa tiền.
Với việc thành lập và tăng cường năng lực của Cục Chống rửa tiền và thực thi nghị định chống rửa tiền thì điều này sẽ giúp một phần hạn chế việc rửa tiền thông qua thị trường chứng khoán.
ADB cũng có kinh nghiệm hỗ trợ cho Philippines và Indonesia về việc thành lập khuôn khổ pháp lý về chống rửa tiền và thành lập triển khai hoạt động của cơ quan chống rửa tiền ở hai quốc gia này. Chúng tôi cũng hỗ trợ hệ thống tài chính trong việc đối phó với hiện tượng rửa tiền. Hỗ trợ của ADB được đưa ra trên cơ sở phối hợp với Tập đoàn châu Á-Thái Bình Dương.
Thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ nhưng ông có bình luận gì về trị giá của thị trường chứng khoán khi mà tổng lượng các công ty niêm yết mới chỉ có rất ít (khoảng 200 doanh nghiệp) trong khi tổng vốn giao dịch trên thị trường khoảng 15-20 tỉ USD tương ứng với 1/3-1/4 GDP?
Đây thực sự chỉ là quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán. Tại thời điểm này, như tôi nhìn nhận, là cầu về chứng khoán của Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với cung nên đã đội giá rất cao. Trong một số trường hợp thì giá trị cao hơn giá trị thực của cổ phiếu đó.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng thị trường chứng khoán của Việt Nam là thị trường ở giai đoạn sơ khởi. Về mặt trung và dài hạn, khi có nhiều doanh nghiệp được đưa lên sàn thì sẽ tăng cả về quy mô cũng như chiều sâu của thị trường chứng khoán.
Trong quá trình từ thời điểm hiện nay đến khi các doanh nghiệp lên sàn sẽ có các đợt điều chỉnh, những đợt đảo chiều về giá trên thị trường. Không ai có thể nói được thời điểm nào nó sẽ diễn ra đảo chiều.
Và chúng tôi cũng dự kiến là trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước và trong quá trình này sẽ giải quyết nhiều vấn đề từ việc tăng số lượng và chất lượng các doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hóa cho đến việc tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân được niêm yết nhiều hơn trên sàn giao dịch chứng khoán.
Trong tiến trình như vậy, số lượng các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu sẽ tăng lên và điều đó sẽ giúp phát triển cả về quy mô lẫn chiều sâu của thị trường.
ADB hi vọng rằng các nhà đầu tư sẽ tăng cường chất lượng bằng công tác đào tạo, kiến thức cho các nhà đầu tư về thể chế thì họ sẽ có xu hướng đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp tốt. Đối với các doanh nghiệp, cũng cần có biện pháp để họ công bố nhanh, kịp thời và minh bạch hơn thông tin về công việc kinh doanh của mình. Đối với cơ quan Nhà nước, chúng tôi hi vọng năng lực giám sát sẽ được tăng cường.
Hiện đang có những luồng vốn lớn đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam, trong dự báo của ADB có đưa ra viễn cảnh nào về tình trạng đảo chiều của thị trường chứng khoán và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam?
Tại thời điểm này, thị trường chứng khoán của Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khởi. Khi chúng tôi nhìn vào lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán ở các quốc gia khác, trong giai đoạn sơ khởi của sự phát triển thì các thị trường đó có rất nhiều biến động nên điều đó xảy ra ở Việt Nam không có gì là bất thường.
Thị trường chứng khoán cũng như thời tiết, có ngày mưa ngày nắng. Nếu thị trường không điều chỉnh thì thị trường có vấn đề. Và trong giai đoạn sơ khởi như thế này, thị trường chứng khoán của Việt Nam sẽ có giai đoạn nóng lên và có giai đoạn điều chỉnh. Đó là quy luật bình thường của thị trường.
Xét về trung và dài hạn, thị trường chứng khoán của Việt Nam sẽ phát triển và phải phát triển.
Theo chúng tôi, hiểu sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ được “thổi” lên bởi các dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài mà tại thời điểm hiện nay, nó được nuôi dưỡng bởi lượng vốn lớn ở trong nước.
Và điều lo lắng của chúng tôi là trong tổng số người Việt Nam hiện nay đang đầu tư vào thị trường chứng khoán thì bao nhiêu trong số họ thực sự hiểu về thị trường chứng khoán, khả năng đọc các báo cáo tài chính để phân tích được các doanh nghiệp tăng trưởng thế nào?
Bao nhiêu doanh nghiệp trong số các doanh nghiệp đang chào bán chứng khoán trên thị trường công bố thông tin về tình hình kinh doanh thực sự của họ?
Có bao nhiêu cơ quan quản lý hiện nay có đủ năng lực và hệ thống để tiến hành các theo dõi và khuyến cáo thích hợp cho công chúng?
Do vậy nói tựu trung lại, cái lo ngại hiện nay của ADB là mức độ hiểu biết hay mức độ đào tạo còn tương đối thấp của phần đông các nhà đầu tư Việt Nam hiện nay; mức độ công bố thông tin chính xác và toàn diện của các doanh nghiệp; năng lực theo dõi khuyến cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Trong việc định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp cũng có thể dẫn đến tình trạng định giá thấp hơn thực tế khi ra thị trường, có thể tham nhũng đi qua bằng con đường này. Vậy kinh nghiệm của ADB trong việc hạn chế hiện tượng này cũng như chống rửa tiền từ tham nhũng trong “chơi” chứng khoán?
Với đặc thù nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế dùng nhiều tiền mặt thì thời gian qua ADB đã phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng Nghị định về chống rửa tiền và bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng đã thành lập Cục Chống rửa tiền.
Với việc thành lập và tăng cường năng lực của Cục Chống rửa tiền và thực thi nghị định chống rửa tiền thì điều này sẽ giúp một phần hạn chế việc rửa tiền thông qua thị trường chứng khoán.
ADB cũng có kinh nghiệm hỗ trợ cho Philippines và Indonesia về việc thành lập khuôn khổ pháp lý về chống rửa tiền và thành lập triển khai hoạt động của cơ quan chống rửa tiền ở hai quốc gia này. Chúng tôi cũng hỗ trợ hệ thống tài chính trong việc đối phó với hiện tượng rửa tiền. Hỗ trợ của ADB được đưa ra trên cơ sở phối hợp với Tập đoàn châu Á-Thái Bình Dương.
Thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ nhưng ông có bình luận gì về trị giá của thị trường chứng khoán khi mà tổng lượng các công ty niêm yết mới chỉ có rất ít (khoảng 200 doanh nghiệp) trong khi tổng vốn giao dịch trên thị trường khoảng 15-20 tỉ USD tương ứng với 1/3-1/4 GDP?
Đây thực sự chỉ là quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán. Tại thời điểm này, như tôi nhìn nhận, là cầu về chứng khoán của Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với cung nên đã đội giá rất cao. Trong một số trường hợp thì giá trị cao hơn giá trị thực của cổ phiếu đó.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng thị trường chứng khoán của Việt Nam là thị trường ở giai đoạn sơ khởi. Về mặt trung và dài hạn, khi có nhiều doanh nghiệp được đưa lên sàn thì sẽ tăng cả về quy mô cũng như chiều sâu của thị trường chứng khoán.
Trong quá trình từ thời điểm hiện nay đến khi các doanh nghiệp lên sàn sẽ có các đợt điều chỉnh, những đợt đảo chiều về giá trên thị trường. Không ai có thể nói được thời điểm nào nó sẽ diễn ra đảo chiều.
Và chúng tôi cũng dự kiến là trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước và trong quá trình này sẽ giải quyết nhiều vấn đề từ việc tăng số lượng và chất lượng các doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hóa cho đến việc tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân được niêm yết nhiều hơn trên sàn giao dịch chứng khoán.
Trong tiến trình như vậy, số lượng các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu sẽ tăng lên và điều đó sẽ giúp phát triển cả về quy mô lẫn chiều sâu của thị trường.
ADB hi vọng rằng các nhà đầu tư sẽ tăng cường chất lượng bằng công tác đào tạo, kiến thức cho các nhà đầu tư về thể chế thì họ sẽ có xu hướng đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp tốt. Đối với các doanh nghiệp, cũng cần có biện pháp để họ công bố nhanh, kịp thời và minh bạch hơn thông tin về công việc kinh doanh của mình. Đối với cơ quan Nhà nước, chúng tôi hi vọng năng lực giám sát sẽ được tăng cường.