Chứng khoán đi xuống, kế hoạch cũng “đổi thay”
Huy động vốn qua thị trường chứng khoán khó, lãi vay ngân hàng cao, xoay đâu ra lời giải cho “bài toán” thiếu vốn này?
Huy động vốn qua thị trường chứng khoán khó, lãi vay ngân hàng cao, nhiều doanh nghiệp niêm yết xoay đâu ra lời giải cho “bài toán” thiếu vốn này?
Diễn biến bất lợi của thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay đã đẩy nhiều doanh nghiệp niêm yết rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.
Vốn đầu tư để mở rộng sản xuất ngày càng khan hiếm, huy động vốn qua thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn do thị trường sụt giảm, lãi vay ngân hàng quá cao, thậm chí nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng bởi chính sách thắt chặt tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát...
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp phải hoãn “vô thời hạn”.
Tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2008, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã phải xin phép điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh năm 2008, ngưng triển khai một số dự án, ngưng kế hoạch chuyển sàn, thậm chí ngưng cả việc phát hành thêm cổ phiếu...
Hoãn phát hành cổ phiếu hàng loạt
Theo thống kê từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, từ đầu năm đến nay, trong số 30 công ty nộp đơn xin phát hành cổ phiếu thì có đến gần 10 công ty đã xin hoãn phát hành.Việc xin hoãn phát hành cổ phiếu được các công ty lý giải là do thị trường không thuận lợi, huy động vốn qua việc phát hành cổ phần không thành công, nhiều đối tác chiến lược từ chối mua cổ phiếu.
Cụ thể, đợt phát hành hơn 10 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu, người lao động và đối tác chiến lược của Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn - Savico để tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng đã không thành công do cổ đông chiến lược và các nhà đầu tư lớn đã từ chối mua vì diễn biến thị trường không thuận lợi. Và trong tổng số hơn 10 triệu cổ phần phát hành, Savico chỉ phát hành được gần 5,5 triệu cổ phần (cho cổ đông hiện hữu với giá 20.000 đồng/cổ phần và người lao động trong công ty với giá 30.000 đồng/cổ phần).
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2008 của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại thuỷ sản - Incomfish (ICF) vừa thông qua phương án tạm dừng triển khai 3 dự án đầu tư (đã được thông qua tại Đại hội cổ đông bất thường vào tháng 8/2007). Đó là các dự án: Nhà máy chế biến cá Đại dương đông lạnh tại Tp.HCM, dự án nhà máy chế biến cá đông lạnh và đóng hộp tại tỉnh Phú Yên và các dự án bất động sản khác tại Tp.HCM.
Theo ông Trịnh Bá Hoàng, Tổng giám đốc Công ty Incomfish, việc tạm dừng các dự án này do khó khăn huy động vốn và các dự án chưa thực sự phát huy hiệu quả ngay. Việc triển khai trở lại các dự án này phụ thuộc vào tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty.
Đồng thời, Incomfish cũng hoãn phát hành gần 24 triệu cổ phiếu và lên kế hoạch lựa chọn các tổ chức tài chính để huy động theo hình thức vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư trong năm 2008.
Trước đó, trong tháng 4 vừa qua, Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình (PAN) cũng vừa tuyên bố hoãn vô thời hạn việc phát hành 7,2 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 140 tỷ đồng do giá của công ty rớt quá mạnh. Ông Nguyễn Văn Khải, Tổng giám đốc công ty, cho biết, Công ty đang phải cân đối lại nguồn vốn, dừng thực hiện các dự án còn nằm trong kế hoạch cần vốn lớn và chỉ ưu tiên cho những dự án đã triển khai đến giai đoạn cuối.
Mới đây nhất, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa - Bibica cũng có công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin hoãn kế hoạch phát hành 4.630.000 cổ phiếu của đợt hai cho cổ đông hiện hữu do nhận thấy thị trường không thuận lợi.
Đại hội cổ đông của Công ty Cổ phần Dệt lưới Sài Gòn (SFN) cũng vừa nhất trí việc không tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ và đồng ý giao cho Hội đồng Quản trị chọn thời điểm và thực hiện việc rút tên giao dịch SFN của công ty tại sàn Tp.HCM và đăng ký giao dịch chứng khoán tại sàn Hà Nội theo đúng quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008
Trước tình hình khó khăn này, ngoài việc hoãn phát hành cổ phiều, nhiều công ty còn điều chỉnh kế hoạch 2008. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Tấm lợp - VLXD Đồng Nai (DCT) vừa điều chỉnh kế hoạch doanh thu và lợi nhuận 2008. Theo đó, doanh thu năm 2008 của công ty ước đạt 220 tỷ đồng, lợi nhuận 25 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu là 12%, nộp ngân sách 11,5 tỷ đồng. So với thực hiện năm 2007, kế hoạch lợi nhuận năm 2008 đã được điều chỉnh giảm hơn 30%. Cụ thể, doanh thu năm 2007 đạt 157,45 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 33,57 tỷ đồng; cổ tức 15%.
Công ty Savico (SVC) cũng đã điều chỉnh lợi nhuận trước thuế năm 2008 xuống còn 80 tỷ đồng, trước đó kế hoạch dự kiến từ đầu năm 2008 là 120 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Vĩnh Thọ, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Savico, khi đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2008 là 80 tỷ đồng, công ty đã tính đến những rủi ro xấu nhất của nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam như suy thoái, lạm phát, giá hàng hóa tăng cao, và chính phủ có những chỉ đạo thắt chặt tài chính; tình hình thị trường chứng khoán, bất động sản giảm sút mạnh.
Nhiều doanh nghiệp đã thừa nhận thời gian còn lại của năm 2008 vẫn còn nhiều khó khăn cho họ trong việc huy động vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng đầu tư.
Diễn biến này có thể khiến nhiều công ty khó khăn trong việc tìm được nguồn vốn bổ sung hợp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, nhiều công ty còn bị áp lực của cổ đông đòi chia cổ tức bằng tiền mặt, khiến cho việc khan hiếm vốn càng trở nên trầm trọng hơn.
Đã qua rồi thời thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp, giờ đây là cảnh cổ phiếu trên sàn toàn một màu, giao dịch nhỏ giọt và nghiêng hẳn về phía cung. Có lối ra nào cho các doanh nghiệp niêm yết trong thời điểm này không? Đây là câu hỏi vẫn chưa có lời đáp!
Diễn biến bất lợi của thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay đã đẩy nhiều doanh nghiệp niêm yết rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.
Vốn đầu tư để mở rộng sản xuất ngày càng khan hiếm, huy động vốn qua thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn do thị trường sụt giảm, lãi vay ngân hàng quá cao, thậm chí nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng bởi chính sách thắt chặt tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát...
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp phải hoãn “vô thời hạn”.
Tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2008, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã phải xin phép điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh năm 2008, ngưng triển khai một số dự án, ngưng kế hoạch chuyển sàn, thậm chí ngưng cả việc phát hành thêm cổ phiếu...
Hoãn phát hành cổ phiếu hàng loạt
Theo thống kê từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, từ đầu năm đến nay, trong số 30 công ty nộp đơn xin phát hành cổ phiếu thì có đến gần 10 công ty đã xin hoãn phát hành.Việc xin hoãn phát hành cổ phiếu được các công ty lý giải là do thị trường không thuận lợi, huy động vốn qua việc phát hành cổ phần không thành công, nhiều đối tác chiến lược từ chối mua cổ phiếu.
Cụ thể, đợt phát hành hơn 10 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu, người lao động và đối tác chiến lược của Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn - Savico để tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng đã không thành công do cổ đông chiến lược và các nhà đầu tư lớn đã từ chối mua vì diễn biến thị trường không thuận lợi. Và trong tổng số hơn 10 triệu cổ phần phát hành, Savico chỉ phát hành được gần 5,5 triệu cổ phần (cho cổ đông hiện hữu với giá 20.000 đồng/cổ phần và người lao động trong công ty với giá 30.000 đồng/cổ phần).
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2008 của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại thuỷ sản - Incomfish (ICF) vừa thông qua phương án tạm dừng triển khai 3 dự án đầu tư (đã được thông qua tại Đại hội cổ đông bất thường vào tháng 8/2007). Đó là các dự án: Nhà máy chế biến cá Đại dương đông lạnh tại Tp.HCM, dự án nhà máy chế biến cá đông lạnh và đóng hộp tại tỉnh Phú Yên và các dự án bất động sản khác tại Tp.HCM.
Theo ông Trịnh Bá Hoàng, Tổng giám đốc Công ty Incomfish, việc tạm dừng các dự án này do khó khăn huy động vốn và các dự án chưa thực sự phát huy hiệu quả ngay. Việc triển khai trở lại các dự án này phụ thuộc vào tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty.
Đồng thời, Incomfish cũng hoãn phát hành gần 24 triệu cổ phiếu và lên kế hoạch lựa chọn các tổ chức tài chính để huy động theo hình thức vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư trong năm 2008.
Trước đó, trong tháng 4 vừa qua, Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình (PAN) cũng vừa tuyên bố hoãn vô thời hạn việc phát hành 7,2 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 140 tỷ đồng do giá của công ty rớt quá mạnh. Ông Nguyễn Văn Khải, Tổng giám đốc công ty, cho biết, Công ty đang phải cân đối lại nguồn vốn, dừng thực hiện các dự án còn nằm trong kế hoạch cần vốn lớn và chỉ ưu tiên cho những dự án đã triển khai đến giai đoạn cuối.
Mới đây nhất, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa - Bibica cũng có công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin hoãn kế hoạch phát hành 4.630.000 cổ phiếu của đợt hai cho cổ đông hiện hữu do nhận thấy thị trường không thuận lợi.
Đại hội cổ đông của Công ty Cổ phần Dệt lưới Sài Gòn (SFN) cũng vừa nhất trí việc không tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ và đồng ý giao cho Hội đồng Quản trị chọn thời điểm và thực hiện việc rút tên giao dịch SFN của công ty tại sàn Tp.HCM và đăng ký giao dịch chứng khoán tại sàn Hà Nội theo đúng quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008
Trước tình hình khó khăn này, ngoài việc hoãn phát hành cổ phiều, nhiều công ty còn điều chỉnh kế hoạch 2008. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Tấm lợp - VLXD Đồng Nai (DCT) vừa điều chỉnh kế hoạch doanh thu và lợi nhuận 2008. Theo đó, doanh thu năm 2008 của công ty ước đạt 220 tỷ đồng, lợi nhuận 25 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu là 12%, nộp ngân sách 11,5 tỷ đồng. So với thực hiện năm 2007, kế hoạch lợi nhuận năm 2008 đã được điều chỉnh giảm hơn 30%. Cụ thể, doanh thu năm 2007 đạt 157,45 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 33,57 tỷ đồng; cổ tức 15%.
Công ty Savico (SVC) cũng đã điều chỉnh lợi nhuận trước thuế năm 2008 xuống còn 80 tỷ đồng, trước đó kế hoạch dự kiến từ đầu năm 2008 là 120 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Vĩnh Thọ, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Savico, khi đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2008 là 80 tỷ đồng, công ty đã tính đến những rủi ro xấu nhất của nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam như suy thoái, lạm phát, giá hàng hóa tăng cao, và chính phủ có những chỉ đạo thắt chặt tài chính; tình hình thị trường chứng khoán, bất động sản giảm sút mạnh.
Nhiều doanh nghiệp đã thừa nhận thời gian còn lại của năm 2008 vẫn còn nhiều khó khăn cho họ trong việc huy động vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng đầu tư.
Diễn biến này có thể khiến nhiều công ty khó khăn trong việc tìm được nguồn vốn bổ sung hợp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, nhiều công ty còn bị áp lực của cổ đông đòi chia cổ tức bằng tiền mặt, khiến cho việc khan hiếm vốn càng trở nên trầm trọng hơn.
Đã qua rồi thời thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp, giờ đây là cảnh cổ phiếu trên sàn toàn một màu, giao dịch nhỏ giọt và nghiêng hẳn về phía cung. Có lối ra nào cho các doanh nghiệp niêm yết trong thời điểm này không? Đây là câu hỏi vẫn chưa có lời đáp!