Chứng khoán phiên cuối tuần: Đà giảm đã chững lại
Đà giảm trên sàn Tp.HCM đã chững lại, nhưng triển vọng trong tuần tới vẫn không chắc chắn
Một diễn biến thường thấy ở phiên cuối tuần trong kỳ điều chỉnh là đà giảm chững lại, lo ngại của nhà đầu tư cũng giảm bớt trước một tuần mới.
Và ở phiên ngày 13/7, diễn biến trên đã lặp lại. Sàn Tp.HCM trở lại thế gần cân bằng trong khi sàn Hà Nội tăng điểm đáng kể.
Đầu phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm gần 7 điểm qua hai đợt 1 và 2. Tuy nhiên, đến đợt 3, đà sụt giảm đã chững lại với -1,95 điểm, VN-Index dừng ở mức 1.015,73 điểm.
Cùng với sự chững lại đó, 53 mã tăng trên sàn phiên này ít nhất cũng cho thấy niềm tin vẫn áp đảo, trong khi chỉ còn 23 mã giảm và 23 mã dừng ở mức tham chiếu.
Tăng giá đầu bảng hôm nay là NKD, tăng 6.000 đồng/cổ phiếu; các mức tăng mạnh còn lại thuộc về TAC, HRC, BMC, SFC cùng một số mã kịch trần như BBC, GMC, MPC, TCR và VIS.
Nhưng đó là diễn biến chú yếu ở những cổ phiếu nhỏ. Dù lượng mã tăng áp đảo nhưng thiếu vắng những tên tuổi lớn nên VN-Index chưa thể phục hồi. Thậm chí như FPT còn giảm mạnh -7.000 đồng/cổ phiếu; DHG giảm 17.000 đồng/cổ phiếu; hay VNM giảm 2.000 đồng/cổ phiếu.
Qua phiên này, diễn biến thị trường càng trở nên khó đoán khi một loạt cổ phiếu chủ chốt chưa định rõ hướng và đang tạm đứng ở giá tham chiếu. Nhưng ít nhất đây là sự bám trụ đáng kể sau phiên giảm mạnh hôm qua.
Như vậy, đà giảm trên sàn Tp.HCM đã chững lại, nhưng triển vọng trong tuần tới vẫn không chắc chắn bởi thị trường đang e ngại trước những đoán định về hướng rút vốn khỏi thị trường của cả nhà đầu tư trong nước lẫn ngoài nước.
Tại một số công ty chứng khoán, lượng vốn rút ra đang được ghi nhận. Sự “bốc hơi” của lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng đang được đề cập tới. Với giới thạo tin, đặc biệt là các tổ chức đầu tư, có một đánh giá khá quan trọng và khá tiêu cực của một tổ chức nước ngoài vừa xuất hiện trên thị trường nhưng không cởi mở để công chúng đầu tư tiếp cận. Đánh giá này có thể có những tác động nhất định đến sự “bốc hơi” đó.
Trở lại phiên giao dịch, trên sàn Hà Nội, màu xanh đã trở lại; HASCT-Index đã tăng điểm với +3,7 điểm, lên 277,37 điểm, nhưng giá trị giao dịch lại hạn chế ở mức 77,2 tỷ đồng. Giá một số mã như HSC, S99 tăng mạnh và S55, SD7, SD9… tăng đáng kể.
Và ở phiên ngày 13/7, diễn biến trên đã lặp lại. Sàn Tp.HCM trở lại thế gần cân bằng trong khi sàn Hà Nội tăng điểm đáng kể.
Đầu phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm gần 7 điểm qua hai đợt 1 và 2. Tuy nhiên, đến đợt 3, đà sụt giảm đã chững lại với -1,95 điểm, VN-Index dừng ở mức 1.015,73 điểm.
Cùng với sự chững lại đó, 53 mã tăng trên sàn phiên này ít nhất cũng cho thấy niềm tin vẫn áp đảo, trong khi chỉ còn 23 mã giảm và 23 mã dừng ở mức tham chiếu.
Tăng giá đầu bảng hôm nay là NKD, tăng 6.000 đồng/cổ phiếu; các mức tăng mạnh còn lại thuộc về TAC, HRC, BMC, SFC cùng một số mã kịch trần như BBC, GMC, MPC, TCR và VIS.
Nhưng đó là diễn biến chú yếu ở những cổ phiếu nhỏ. Dù lượng mã tăng áp đảo nhưng thiếu vắng những tên tuổi lớn nên VN-Index chưa thể phục hồi. Thậm chí như FPT còn giảm mạnh -7.000 đồng/cổ phiếu; DHG giảm 17.000 đồng/cổ phiếu; hay VNM giảm 2.000 đồng/cổ phiếu.
Qua phiên này, diễn biến thị trường càng trở nên khó đoán khi một loạt cổ phiếu chủ chốt chưa định rõ hướng và đang tạm đứng ở giá tham chiếu. Nhưng ít nhất đây là sự bám trụ đáng kể sau phiên giảm mạnh hôm qua.
Như vậy, đà giảm trên sàn Tp.HCM đã chững lại, nhưng triển vọng trong tuần tới vẫn không chắc chắn bởi thị trường đang e ngại trước những đoán định về hướng rút vốn khỏi thị trường của cả nhà đầu tư trong nước lẫn ngoài nước.
Tại một số công ty chứng khoán, lượng vốn rút ra đang được ghi nhận. Sự “bốc hơi” của lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng đang được đề cập tới. Với giới thạo tin, đặc biệt là các tổ chức đầu tư, có một đánh giá khá quan trọng và khá tiêu cực của một tổ chức nước ngoài vừa xuất hiện trên thị trường nhưng không cởi mở để công chúng đầu tư tiếp cận. Đánh giá này có thể có những tác động nhất định đến sự “bốc hơi” đó.
Trở lại phiên giao dịch, trên sàn Hà Nội, màu xanh đã trở lại; HASCT-Index đã tăng điểm với +3,7 điểm, lên 277,37 điểm, nhưng giá trị giao dịch lại hạn chế ở mức 77,2 tỷ đồng. Giá một số mã như HSC, S99 tăng mạnh và S55, SD7, SD9… tăng đáng kể.