Chứng khoán thế giới: Đáng ngại!
Theo đà của thị trường Mỹ, chứng khoán châu Á sáng nay trượt dốc mạnh, đặc biệt là các cổ phiếu “quốc tịch” Nhật
Hầu hết các cổ phiếu của Mỹ đều mất điểm trong phiên giao dịch hôm qua trước nguồn cầu yếu ớt và tình trạng việc làm không khả quan của nền kinh tế này. Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, tổng số đơn xin bảo hiểm thất nghiệp tăng mạnh nhất kể từ 10/2005.
Lình xình
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/1, trên thị trường giao dịch New York, số cổ phiếu tăng giá gấp đôi số cổ phiếu giảm giá. S&P 500 không đổi ở mức 1.447,16 điểm. Dow Jones thêm 12,76 điểm, lên mức 13.056,72 điểm. Nasdaq mất 6,95 điểm (0,3%) xuống mức 2.602,68 điểm.
General Motors Corp. và Ford Motor Co, hai ông chủ sản xuất ôtô lớn nhất nước Mỹ đều mất điểm mạnh sau khi công bố doanh thu sụt giảm. Trong các thành viên tham gia vào Dow Jones, GM có mức mất mát lớn thứ hai, giảm 49 cent (2%), còn ở mức 23,92 USD. Trong tháng 12 này, doanh số bán ô tô và xe tải nhẹ của hãng này tại thị trường Mỹ đã giảm 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ford mất 15 cent, còn 6,45 USD. Doanh số bán hàng trong tháng 12 của tập đoàn này đã giảm từ 233.621 xe xuống mức 212.094 xe, trong đó, xe hơi giảm 8,4% và xe tải hao hụt 9,5%.
Walgreen, ông chủ của chuỗi cửa hàng bán thuốc lớn nhất nước Mỹ cũng mất 2,28 USD, xuống mức 35,06 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2006.
Cổ phiếu của các hãng xây dựng cũng chịu tổn thất nhiều nhất trong một tháng qua, giảm 4,2%. Lennar Corp., hãng xây dựng lớn nhất nước Mỹ mất 48 cent, xuống mức 16,72 USD. Pulte Homes, “cai thầu” lớn thứ hai của nước này trượt 64 cent, còn ở mức 9,78 USD.
Russell 2000, hàn thử biểu của các công ty tầm trung với giá trị thị trường khoản 569 triệu USD, mất 1,1%, còn 745,01. Dow Jones Wilshire 5000, thước đo rộng nhất của các chứng khoán Mỹ mất 0,2%, xuống mức 14.581,92 điểm. Giá trị cổ phiếu giảm 31,1 tỷ USD.
... và trượt dốc
Theo đà của thị trường Mỹ, chứng khoán châu Á sáng nay trượt dốc mạnh, đặc biệt là các cổ phiếu “quốc tịch” Nhật. Chỉ số MSCI-Châu Á Thái Bình Dương mất 1,9%, còn ở mức 154,52 điểm, đẩy con số tổn thất cả tuần của chỉ số này lên 1,1%.
Chứng khoán Nhật mở hàng năm mới tồi tệ sau khi các báo cáo về kinh tế của Mỹ cho thấy nguy cơ suy thoái kinh tế rất cao và đồng Yên leo lên mức kỷ lục nhất trong một tháng so với đồng USD. Hôm qua, một USD đổi được 108,25 Yên, con số cao chưa từng có kể từ 27/11.
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (ngày 4/1, thị trường Nhật chỉ giao dịch trong buổi sáng), Nikkei 225 mất 601,37 điểm (4,03%), xuống 14.691,41 điểm. Chỉ số rộng hơn là Topix cũng giảm 63,77 điểm (4,32%), còn ở mức 1.411,91 điểm. Đây là phiên giao dịch đầu năm “bí bét” nhất kể từ ngày chỉ số này chào đời năm 1949. Và hôm nay cũng là phiên giao dịch năm mới đầu tiên mà cả hai chỉ số này cùng mất điểm.
Nissan Motor, ông chủ sản xuất ô tô lớn thứ 3 nước Nhật và có 2/3 doanh thu bán hàng trong năm ngoái từ thị trường nước ngoài, mất 9,2%, xuống còn 1.117 Yên, con số “còi” nhất kể từ 9/2001.
Toyota, thương hiệu xe hơi lớn nhất nước Nhât, cũng mất 4,3%, còn 4.780 Yên. Công ty này đã công bố doanh thu bán hàng trong tháng 12 giảm 1,7%, và hạ thấp mức ước tính tăng trưởng doanh thu bán hàng xuống 1-2% từ con số 3% trước đó.
Các thị trường châu Á khác cũng mở cửa ngày hôm nay với kết quả không mấy lạc quan, trừ Trung Quốc, Hồng Kông. Malaysia và Singapore. KRX 100 của Hàn Quốc mất tròn trịa 9 điểm (0,24%), xuống 3.755,47 điểm, Kospi của thị trường này cũng mất 3,05 điểm (0,16%). BSE Sensex 30 của Ấn Độ cũng mất 120,1 điểm (0,59%).
Lình xình
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/1, trên thị trường giao dịch New York, số cổ phiếu tăng giá gấp đôi số cổ phiếu giảm giá. S&P 500 không đổi ở mức 1.447,16 điểm. Dow Jones thêm 12,76 điểm, lên mức 13.056,72 điểm. Nasdaq mất 6,95 điểm (0,3%) xuống mức 2.602,68 điểm.
General Motors Corp. và Ford Motor Co, hai ông chủ sản xuất ôtô lớn nhất nước Mỹ đều mất điểm mạnh sau khi công bố doanh thu sụt giảm. Trong các thành viên tham gia vào Dow Jones, GM có mức mất mát lớn thứ hai, giảm 49 cent (2%), còn ở mức 23,92 USD. Trong tháng 12 này, doanh số bán ô tô và xe tải nhẹ của hãng này tại thị trường Mỹ đã giảm 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ford mất 15 cent, còn 6,45 USD. Doanh số bán hàng trong tháng 12 của tập đoàn này đã giảm từ 233.621 xe xuống mức 212.094 xe, trong đó, xe hơi giảm 8,4% và xe tải hao hụt 9,5%.
Walgreen, ông chủ của chuỗi cửa hàng bán thuốc lớn nhất nước Mỹ cũng mất 2,28 USD, xuống mức 35,06 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2006.
Cổ phiếu của các hãng xây dựng cũng chịu tổn thất nhiều nhất trong một tháng qua, giảm 4,2%. Lennar Corp., hãng xây dựng lớn nhất nước Mỹ mất 48 cent, xuống mức 16,72 USD. Pulte Homes, “cai thầu” lớn thứ hai của nước này trượt 64 cent, còn ở mức 9,78 USD.
Russell 2000, hàn thử biểu của các công ty tầm trung với giá trị thị trường khoản 569 triệu USD, mất 1,1%, còn 745,01. Dow Jones Wilshire 5000, thước đo rộng nhất của các chứng khoán Mỹ mất 0,2%, xuống mức 14.581,92 điểm. Giá trị cổ phiếu giảm 31,1 tỷ USD.
... và trượt dốc
Theo đà của thị trường Mỹ, chứng khoán châu Á sáng nay trượt dốc mạnh, đặc biệt là các cổ phiếu “quốc tịch” Nhật. Chỉ số MSCI-Châu Á Thái Bình Dương mất 1,9%, còn ở mức 154,52 điểm, đẩy con số tổn thất cả tuần của chỉ số này lên 1,1%.
Chứng khoán Nhật mở hàng năm mới tồi tệ sau khi các báo cáo về kinh tế của Mỹ cho thấy nguy cơ suy thoái kinh tế rất cao và đồng Yên leo lên mức kỷ lục nhất trong một tháng so với đồng USD. Hôm qua, một USD đổi được 108,25 Yên, con số cao chưa từng có kể từ 27/11.
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (ngày 4/1, thị trường Nhật chỉ giao dịch trong buổi sáng), Nikkei 225 mất 601,37 điểm (4,03%), xuống 14.691,41 điểm. Chỉ số rộng hơn là Topix cũng giảm 63,77 điểm (4,32%), còn ở mức 1.411,91 điểm. Đây là phiên giao dịch đầu năm “bí bét” nhất kể từ ngày chỉ số này chào đời năm 1949. Và hôm nay cũng là phiên giao dịch năm mới đầu tiên mà cả hai chỉ số này cùng mất điểm.
Nissan Motor, ông chủ sản xuất ô tô lớn thứ 3 nước Nhật và có 2/3 doanh thu bán hàng trong năm ngoái từ thị trường nước ngoài, mất 9,2%, xuống còn 1.117 Yên, con số “còi” nhất kể từ 9/2001.
Toyota, thương hiệu xe hơi lớn nhất nước Nhât, cũng mất 4,3%, còn 4.780 Yên. Công ty này đã công bố doanh thu bán hàng trong tháng 12 giảm 1,7%, và hạ thấp mức ước tính tăng trưởng doanh thu bán hàng xuống 1-2% từ con số 3% trước đó.
Các thị trường châu Á khác cũng mở cửa ngày hôm nay với kết quả không mấy lạc quan, trừ Trung Quốc, Hồng Kông. Malaysia và Singapore. KRX 100 của Hàn Quốc mất tròn trịa 9 điểm (0,24%), xuống 3.755,47 điểm, Kospi của thị trường này cũng mất 3,05 điểm (0,16%). BSE Sensex 30 của Ấn Độ cũng mất 120,1 điểm (0,59%).