“Chúng tôi kinh doanh cái tiện lợi”
"Đến năm 2009 Việt Nam sẽ mở cửa cho các nhà bán lẻ nước ngoài vào và khi đó không cơ hội sẽ không còn nhiều như bây giờ"
Giữa tháng 12/2006, Công ty Cổ phần Phân phối Vina (V Distribution) bắt đầu tham gia thị trường bán lẻ bằng việc khai trương hai cửa hàng V-24h tại Tp.HCM.
Sau G7 Mart, đây là công ty thứ hai tham gia vào thị trường bán lẻ theo hình thức cửa hàng tiện lợi.
Theo ông Trần Quốc Hưng, Giám đốc V Distribution, không dừng lại đó, V Distribution còn có tham vọng xây dựng một chuỗi các V-24h trong vòng ba năm tới.
Ông có cho rằng thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ hấp dẫn đối với những người tiêu dùng như V Distribution?
Rất hấp dẫn! Mặc dù thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất non trẻ nhưng tiềm năng rất lớn, đặc biệt là kênh phân phối hiện đại.
Thị trường đông dân cư, cơ hội phát triển đang mở ra cho nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và yêu cầu cần có hệ thống phân phối để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bởi lẽ phân phối đóng vai trò quyết định trong sản xuất hàng hóa... tất cả những điều đó tạo nên sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam.
Các công ty và tập đoàn nước ngoài đang chú ý đến thị trường bán lẻ Việt Nam cũng vì sự hấp dẫn này. Kênh phân phối truyền thống chiếm 80-85% thị trường trong khi kênh hiện đại chiếm tỷ lệ khiêm tốn hơn nhưng lại có tốc độ tăng trưởng 30-40% trong vòng ba năm tới.
V-24h là loại cửa hàng tiện lợi, một mô hình tương tự như của G7 Mart. Vì sao V Distribution lại quan tâm đến loại hình này, trong khi dường như người tiêu dùng chưa ủng hộ mạnh mẽ lắm đối với cửa hàng tiện lợi?
Cửa hàng tiện lợi là một trong những hình thức bán lẻ của kênh hiện đại. Chúng tôi không quan tâm đến loại hình siêu thị hay đại siêu thị vì đã có nhiều doanh nghiệp tham gia trong khi cửa hàng tiện lợi còn nhiều đất trống.
Ở Việt Nam, đây là một phân khúc mới của thị trường bán lẻ mà nhiều nước trên thế giới đã từng phát triển qua cách đây 12-13 năm. Qui mô nhỏ, đầu tư không lớn nhưng mô hình cửa hàng tiện lợi có lợi thế là phục vụ nhanh và chu đáo hơn so với các siêu thị hay đại siêu thị.
Cửa hàng tiện lợi sẽ phát triển mạnh trong tương lai, vì đó là xu hướng phát triển thị trường bán lẻ như đã từng phát triển ở các nước. Loại hình này hiện đang gặp trở ngại chủ yếu là nhận thức của người tiêu dùng. Lúc này là giai đoạn chuyển tiếp giữa kênh phân phối truyền thống và hiện đại nên khó khăn là chuyện không thể tránh khỏi.
Vì vậy, tham gia vào loại phân khúc này, doanh nghiệp cần phải kiên nhẫn, từng bước thuyết phục người tiêu dùng làm quen với cách kinh doanh của loại cửa hàng tiện lợi.
Nhìn vào cửa hàng V-24, người ta dễ nhận thấy nó giống như một cửa hàng tổng hợp thu nhỏ. Ông giải thích gì về điều này?
Cửa hàng của chúng tôi có hai loại sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ với 1.200-1.500 mặt hàng được trưng bày trên diện tích từ 50-70 m2. Những hàng hóa và dịch vụ này đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân.
Hàng hóa có nhóm hàng khô như hóa mỹ phẩm, văn phòng phẩm, đồ dùng gia đình, y tế gia đình...; nhóm hàng bảo quản như thuốc uống liền, gạo, thực phẩm thế biến, rau, củ quả...; và nhóm hàng 12 giờ như báo ngày, xôi, bánh mì thịt, thuốc uống V-Mart và suất ăn trưa.
Dịch vụ thì có thẻ máy rút tiền ATM, thu cước thanh toán hợp đồng, điện thoại công cộng, thẻ điện thoại/internet, bán bảo hiểm, thanh toán thẻ tín dụng...
Để đưa ra được nhóm những mặt hàng này, chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát người tiêu dùng ở khu vực Tp.HCM với những câu hỏi như hàng ngày họ sử dụng cần mua gì. Đúng là cửa hàng của chúng tôi giống cửa hàng tổng hợp thu nhỏ, nó có một chút của chợ, của siêu thị và cả dịch vụ tiện ích hàng ngày của người tiêu dùng.
Chúng tôi không tập trung nhiều vào cạnh tranh về giá mà sự phục vụ và tiện lợi vì cửa hàng được mở cửa đến 24 giờ. Tuy nhiên, giá có thể không bằng các hộ gia đình nhưng sẽ cạnh tranh hơn siêu thị.
V Distribution đặt mục tiêu mở 400 cửa hàng trong vòng ba năm, có nghĩa một năm hơn 100 cửa hàng. Ông có nghĩ quá tham vọng với mục tiêu trong thời gian quá ngắn như thế không?
Chúng tôi không gọi đó là tham vọng mà muốn nắm bắt cơ hội.
Vì sao lại là ba năm? Vì đó là khoảng thời gian còn lại để các doanh nghiệp bán lẻ trong nước chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh mới. Đến năm 2009 Việt Nam sẽ mở cửa cho các nhà bán lẻ nước ngoài vào và khi đó không cơ hội sẽ không còn nhiều như bây giờ. Và chúng tôi cũng không thể làm nhanh hơn với mục tiêu đó vì mô hình này còn khá mới.
Do đó giai đoạn đầu, tức năm đầu tiên, chúng tôi chỉ dám đưa ra mục tiêu 100 cửa hàng tiện lợi ở Tp.HCM, Đồng Nai và Vũng Tàu. Những năm sau tốc độ mới nhiều và nhanh hơn. Đầu tư cho mỗi cửa hàng từ 250-300 triệu đồng. 400 cửa hàng chỉ tập trung ở 10-12 thị trường lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu... Tổng đầu tư cho dự án là 52 tỷ đồng.
Hình thức đầu tư của chúng tôi sẽ linh hoạt bao gồm cả tự đầu tư và franchise, tức chuyển nhượng kinh doanh. Hoạt động này chỉ bắt đầu khi chúng tôi đã hoạt động hết khả năng của mình, có lẽ kể từ sau 100 cửa hàng đầu tiên.
Sau G7 Mart, đây là công ty thứ hai tham gia vào thị trường bán lẻ theo hình thức cửa hàng tiện lợi.
Theo ông Trần Quốc Hưng, Giám đốc V Distribution, không dừng lại đó, V Distribution còn có tham vọng xây dựng một chuỗi các V-24h trong vòng ba năm tới.
Ông có cho rằng thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ hấp dẫn đối với những người tiêu dùng như V Distribution?
Rất hấp dẫn! Mặc dù thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất non trẻ nhưng tiềm năng rất lớn, đặc biệt là kênh phân phối hiện đại.
Thị trường đông dân cư, cơ hội phát triển đang mở ra cho nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và yêu cầu cần có hệ thống phân phối để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bởi lẽ phân phối đóng vai trò quyết định trong sản xuất hàng hóa... tất cả những điều đó tạo nên sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam.
Các công ty và tập đoàn nước ngoài đang chú ý đến thị trường bán lẻ Việt Nam cũng vì sự hấp dẫn này. Kênh phân phối truyền thống chiếm 80-85% thị trường trong khi kênh hiện đại chiếm tỷ lệ khiêm tốn hơn nhưng lại có tốc độ tăng trưởng 30-40% trong vòng ba năm tới.
V-24h là loại cửa hàng tiện lợi, một mô hình tương tự như của G7 Mart. Vì sao V Distribution lại quan tâm đến loại hình này, trong khi dường như người tiêu dùng chưa ủng hộ mạnh mẽ lắm đối với cửa hàng tiện lợi?
Cửa hàng tiện lợi là một trong những hình thức bán lẻ của kênh hiện đại. Chúng tôi không quan tâm đến loại hình siêu thị hay đại siêu thị vì đã có nhiều doanh nghiệp tham gia trong khi cửa hàng tiện lợi còn nhiều đất trống.
Ở Việt Nam, đây là một phân khúc mới của thị trường bán lẻ mà nhiều nước trên thế giới đã từng phát triển qua cách đây 12-13 năm. Qui mô nhỏ, đầu tư không lớn nhưng mô hình cửa hàng tiện lợi có lợi thế là phục vụ nhanh và chu đáo hơn so với các siêu thị hay đại siêu thị.
Cửa hàng tiện lợi sẽ phát triển mạnh trong tương lai, vì đó là xu hướng phát triển thị trường bán lẻ như đã từng phát triển ở các nước. Loại hình này hiện đang gặp trở ngại chủ yếu là nhận thức của người tiêu dùng. Lúc này là giai đoạn chuyển tiếp giữa kênh phân phối truyền thống và hiện đại nên khó khăn là chuyện không thể tránh khỏi.
Vì vậy, tham gia vào loại phân khúc này, doanh nghiệp cần phải kiên nhẫn, từng bước thuyết phục người tiêu dùng làm quen với cách kinh doanh của loại cửa hàng tiện lợi.
Nhìn vào cửa hàng V-24, người ta dễ nhận thấy nó giống như một cửa hàng tổng hợp thu nhỏ. Ông giải thích gì về điều này?
Cửa hàng của chúng tôi có hai loại sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ với 1.200-1.500 mặt hàng được trưng bày trên diện tích từ 50-70 m2. Những hàng hóa và dịch vụ này đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân.
Hàng hóa có nhóm hàng khô như hóa mỹ phẩm, văn phòng phẩm, đồ dùng gia đình, y tế gia đình...; nhóm hàng bảo quản như thuốc uống liền, gạo, thực phẩm thế biến, rau, củ quả...; và nhóm hàng 12 giờ như báo ngày, xôi, bánh mì thịt, thuốc uống V-Mart và suất ăn trưa.
Dịch vụ thì có thẻ máy rút tiền ATM, thu cước thanh toán hợp đồng, điện thoại công cộng, thẻ điện thoại/internet, bán bảo hiểm, thanh toán thẻ tín dụng...
Để đưa ra được nhóm những mặt hàng này, chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát người tiêu dùng ở khu vực Tp.HCM với những câu hỏi như hàng ngày họ sử dụng cần mua gì. Đúng là cửa hàng của chúng tôi giống cửa hàng tổng hợp thu nhỏ, nó có một chút của chợ, của siêu thị và cả dịch vụ tiện ích hàng ngày của người tiêu dùng.
Chúng tôi không tập trung nhiều vào cạnh tranh về giá mà sự phục vụ và tiện lợi vì cửa hàng được mở cửa đến 24 giờ. Tuy nhiên, giá có thể không bằng các hộ gia đình nhưng sẽ cạnh tranh hơn siêu thị.
V Distribution đặt mục tiêu mở 400 cửa hàng trong vòng ba năm, có nghĩa một năm hơn 100 cửa hàng. Ông có nghĩ quá tham vọng với mục tiêu trong thời gian quá ngắn như thế không?
Chúng tôi không gọi đó là tham vọng mà muốn nắm bắt cơ hội.
Vì sao lại là ba năm? Vì đó là khoảng thời gian còn lại để các doanh nghiệp bán lẻ trong nước chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh mới. Đến năm 2009 Việt Nam sẽ mở cửa cho các nhà bán lẻ nước ngoài vào và khi đó không cơ hội sẽ không còn nhiều như bây giờ. Và chúng tôi cũng không thể làm nhanh hơn với mục tiêu đó vì mô hình này còn khá mới.
Do đó giai đoạn đầu, tức năm đầu tiên, chúng tôi chỉ dám đưa ra mục tiêu 100 cửa hàng tiện lợi ở Tp.HCM, Đồng Nai và Vũng Tàu. Những năm sau tốc độ mới nhiều và nhanh hơn. Đầu tư cho mỗi cửa hàng từ 250-300 triệu đồng. 400 cửa hàng chỉ tập trung ở 10-12 thị trường lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu... Tổng đầu tư cho dự án là 52 tỷ đồng.
Hình thức đầu tư của chúng tôi sẽ linh hoạt bao gồm cả tự đầu tư và franchise, tức chuyển nhượng kinh doanh. Hoạt động này chỉ bắt đầu khi chúng tôi đã hoạt động hết khả năng của mình, có lẽ kể từ sau 100 cửa hàng đầu tiên.