Chuyện trục lợi bảo hiểm y tế làm nóng nghị trường
Trục lợi bảo hiểm y tế làm nóng nghị trường trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều 14/6
Giải trình một số vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều 14/6, Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho hay, năm 2015 Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua là bước tiến dài về an sinh xã hội. Quyền lợi được hưởng so với mức đóng cao, người nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên…tiếp cận dịch vụ y tế tốt.
Theo lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm làm được khối lượng công việc lớn, khi mỗi năm khám chữa bệnh 150 triệu lượt người, độ bao phủ 77 triệu người, chiếm 83% dân số. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao.
Tuy nhiên, đối tượng phục vụ quá lớn, rải rác ở 14.000 cơ sở khám chữa bệnh nên tình trạng lạm dụng trục lợi bảo hiểm y tế gần đây diễn ra phổ biến.
Khi nâng giá dịch vụ y tế, thay cơ chế không cấp phát trực tiếp cho bệnh viện, không chia chỉ tiêu bảo hiểm y tế cho các bệnh viện nữa thì các bệnh viên phải tự chủ, phấn đấu làm tốt để có bệnh nhân. Điều này dẫn đến nhiều bệnh viện không đảm bảo chất lượng lâm vào tình trạng khó khăn, và tìm cách kéo dài ngày nằm của bệnh nhân…
Bà Minh lấy ví dụ: mổ Phaco quy trình 2 ngày nhưng có bệnh viện nâng lên 7 ngày, giường bệnh tuyến huyện không dùng hết 100% công suất nhưng có tỉnh báo lên 200-300% công suất để mà thanh toán, rất không bình thường.
“Tổng quỹ bảo hiểm y tế được phép sử dụng năm 2017 là 73.000 tỷ đồng, theo số liệu dự báo thì năm nay sẽ phải chi khoảng 80.000 tỷ đồng, tăng 7.000 tỷ đồng. Nếu làm tốt việc ngăn chặn trục lợi bảo hiểm thì quỹ bảo hiểm y tế sẽ cân đối, không bội chi”, bà Minh cho hay.
Không bằng lòng, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Tp.HCM) tranh luận: khi đưa ra nhận xét báo cáo Bảo hiểm Xã hội phải nhìn toàn diện, mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Người dân là chủ số tiền nhưng chỉ thấy ngành bảo hiểm tập trung chỉ ra tiêu cực lạm dụng, trục lợi bảo hiểm y tế, vấn đề có thể xảy ra bất cứ nơi đâu.
“Bảo hiểm Xã hội nên xem lại trách nhiệm chứ không thể đổi lỗi người dân và ngành y tế”, đại biểu Lan nói.
Theo bà Lan, thu ít nhưng muốn chi nhiều nên chắc chắn đến một lúc nào đó quỹ bảo hiểm sẽ vỡ. “Muốn không vỡ thì xem lại tăng cường nguồn bảo hiểm, đa dạng hoá chứ không chỉ nhăm nhăm siết chi”, đại biểu nói.
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cũng phản ánh rằng cử tri là bác sĩ rất bức xúc về việc các giám định viên nhiều khi không có chuyên môn nhưng xuống “thích cắt gì thì cắt”. Vì vậy, cử tri đề nghị phải có bộ quy chuẩn, quy định về phương pháp cụ thể, chứ không để xảy ra chuyện xin - cho như vậy.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng quan hệ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với người bệnh như hình tam giác, luôn co kéo. Bệnh nhân thì muốn hưởng lợi cao, điều trị tốt nhất. Bệnh viện thì muốn máy móc hiện đại để khám bệnh tốt nhất. Còn Bảo hiểm Xã hội thì muốn giữ quỹ đảm bảo mức chi, hạn chế lạm dụng, chi quá mức.
“Trong ngành chúng tôi quán triệt, dứt khoát trục lợi bảo hiểm y tế phải xử lý nghiêm theo pháp luật. Về phương thức thanh toán hiện đại, chúng tôi đang xây dựng, ví dụ khoán ca mổ ruột thừa 2 triệu đồng thì cứ như vậy mà thanh toán, chứ không có chuyện cứ kéo dài thời gian ra”, bà Tiến nói.
Theo lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm làm được khối lượng công việc lớn, khi mỗi năm khám chữa bệnh 150 triệu lượt người, độ bao phủ 77 triệu người, chiếm 83% dân số. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao.
Tuy nhiên, đối tượng phục vụ quá lớn, rải rác ở 14.000 cơ sở khám chữa bệnh nên tình trạng lạm dụng trục lợi bảo hiểm y tế gần đây diễn ra phổ biến.
Khi nâng giá dịch vụ y tế, thay cơ chế không cấp phát trực tiếp cho bệnh viện, không chia chỉ tiêu bảo hiểm y tế cho các bệnh viện nữa thì các bệnh viên phải tự chủ, phấn đấu làm tốt để có bệnh nhân. Điều này dẫn đến nhiều bệnh viện không đảm bảo chất lượng lâm vào tình trạng khó khăn, và tìm cách kéo dài ngày nằm của bệnh nhân…
Bà Minh lấy ví dụ: mổ Phaco quy trình 2 ngày nhưng có bệnh viện nâng lên 7 ngày, giường bệnh tuyến huyện không dùng hết 100% công suất nhưng có tỉnh báo lên 200-300% công suất để mà thanh toán, rất không bình thường.
“Tổng quỹ bảo hiểm y tế được phép sử dụng năm 2017 là 73.000 tỷ đồng, theo số liệu dự báo thì năm nay sẽ phải chi khoảng 80.000 tỷ đồng, tăng 7.000 tỷ đồng. Nếu làm tốt việc ngăn chặn trục lợi bảo hiểm thì quỹ bảo hiểm y tế sẽ cân đối, không bội chi”, bà Minh cho hay.
Không bằng lòng, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Tp.HCM) tranh luận: khi đưa ra nhận xét báo cáo Bảo hiểm Xã hội phải nhìn toàn diện, mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Người dân là chủ số tiền nhưng chỉ thấy ngành bảo hiểm tập trung chỉ ra tiêu cực lạm dụng, trục lợi bảo hiểm y tế, vấn đề có thể xảy ra bất cứ nơi đâu.
“Bảo hiểm Xã hội nên xem lại trách nhiệm chứ không thể đổi lỗi người dân và ngành y tế”, đại biểu Lan nói.
Theo bà Lan, thu ít nhưng muốn chi nhiều nên chắc chắn đến một lúc nào đó quỹ bảo hiểm sẽ vỡ. “Muốn không vỡ thì xem lại tăng cường nguồn bảo hiểm, đa dạng hoá chứ không chỉ nhăm nhăm siết chi”, đại biểu nói.
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cũng phản ánh rằng cử tri là bác sĩ rất bức xúc về việc các giám định viên nhiều khi không có chuyên môn nhưng xuống “thích cắt gì thì cắt”. Vì vậy, cử tri đề nghị phải có bộ quy chuẩn, quy định về phương pháp cụ thể, chứ không để xảy ra chuyện xin - cho như vậy.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng quan hệ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với người bệnh như hình tam giác, luôn co kéo. Bệnh nhân thì muốn hưởng lợi cao, điều trị tốt nhất. Bệnh viện thì muốn máy móc hiện đại để khám bệnh tốt nhất. Còn Bảo hiểm Xã hội thì muốn giữ quỹ đảm bảo mức chi, hạn chế lạm dụng, chi quá mức.
“Trong ngành chúng tôi quán triệt, dứt khoát trục lợi bảo hiểm y tế phải xử lý nghiêm theo pháp luật. Về phương thức thanh toán hiện đại, chúng tôi đang xây dựng, ví dụ khoán ca mổ ruột thừa 2 triệu đồng thì cứ như vậy mà thanh toán, chứ không có chuyện cứ kéo dài thời gian ra”, bà Tiến nói.