Công bố báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012
“Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”là chủ đề của Báo cáo Kinh tế vĩ mô thường niên năm 2012 vừa được công bố
“Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”là chủ đề của Báo cáo Kinh tế vĩ mô thường niên năm 2012 vừa được công bố.
Đây là ấn phẩm do Nhóm Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP).
Báo cáo này được xây dựng hàng năm nhằm tổng kết và đánh giá diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới, phân tích chuyên sâu một số vấn đề và chính sách kinh tế vĩ mô nổi bật trong năm, đồng thời thảo luận những vấn đề mang tính trung và dài hạn đối với nền kinh tế, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách thiết thực.
Lựa chọn chủ đề “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”, mục đích của báo cáo năm nay là phân tích những bất ổn kinh tế vĩ mô năm 2011, gắn kết với cơ cấu và đặc điểm mô hình tăng trưởng, từ đó đặt ra nhu cầu bức thiết hay cũng chính là cơ hội không thể bỏ lỡ để tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, đồng thời đề cập đến những nền tảng tăng trưởng và thảo luận những điều kiện tiền đề quan trọng cho quá trình tái cơ cấu.
Với mục tiêu trên, Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 được chia thành 7 chương. Chương 1 với tiêu đề cũng chính là chủ đề của Báo cáo sẽ thể hiện đầy đủ nội dung và tư tưởng xuyên suốt của Báo cáo, bao gồm cả những nội dung của các chương tiếp theo, và được viết trong một tổng thể thống nhất.
Từ Chương 2 đến Chương 5 sẽ phân tích những vấn đề kinh tế nổi bật trong năm như thâm hụt ngân sách, bất ổn thị trường tiền tệ - tài chính, nhập siêu dai dẳng và diễn biến lao động - việc làm trong mối quan hệ gắn kết với cơ cấu và mô hình tăng trưởng; từ đó làm rõ hơn những luận điểm đã được đề cập trong Chương 1 và đưa ra các khuyến nghị chính sách cụ thể, thiết thực nhằm giải quyết những vấn đề nêu ra.
Chương 6 xem xét lại nguồn gốc và rộng hơn là những nền tảng của tăng trưởng kinh tế, từ đó đánh giá đặc điểm mô hình tăng trưởng hiện tại của Việt Nam cũng như mục tiêu và nội dung của tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng. Chương 7 thảo luận những tiền đề quan trọng nhất cho quá trình tái cơ cấu thành công là đổi mới tư duy kinh tế và cải cách thể chế.
Nhìn tổng thể, bản báo cáo cho rằng, trong năm 2011một số bất ổn vĩ mô đã được xoa dịu hơn song chưa có dấu hiệu được giải quyết một cách bền vững, và thực ra vẫn tiếp tục nối dài những những bất ổn vĩ mô từ nhiều năm qua như lạm phát cao, nhập siêu dai dẳng và dự trữ ngoại hối mỏng, tỉ giá biến động khó lường đi kèm tình trạng đô la hóa, thâm hụt ngân sách cao đi kèm với nợ công gia tăng, thị trường tài chính - tiền tệ dễ tổn thương với những rủi ro lớn của hệ thống.
Những diễn biến bất lợi và thiếu ổn định của những biến số vĩ mô được coi là những hệ lụy của đặc điểm tăng trưởng “kiểu Việt Nam” - tăng trưởng theo chiều rộng trong khi hiệu quả sử dụng nguồn lực suy giảm, đi kèm với các chính sách mang nặng đối phó tình huống và bị hạn chế hiệu lực bởi chính mô hình tăng trưởng.
Mô hình này dẫn đến sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát, khiến những nỗ lực tăng trưởng phải đi kèm với những chính sách nới lỏng và cái giá rất đắt phải trả là lạm phát và bất ổn vĩ mô ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhập siêu gia tăng và khó kiểm soát cũng là một hệ lụy, theo đó, đồng VND luôn có sức ép phá giá, dẫn đến vòng xoáy tỉ giá - lạm phát cao, cán cân thanh toán bị ảnh hưởng và dự trữ ngoại hối giảm sút khiến lòng tin của thị trường suy giảm, và làm trầm trọng thêm tình trạng đô la hóa.
Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng trong điều kiện thị trường tài chính phát triển thiếu hiệu quả và thiếu giám sát cũng dẫn đến những rủi ro hệ thống ngân hàng tích lũy như rủi ro thanh khoản và nợ xấu khiến hiệu lực chính sách tiền tệ suy giảm và chỉ mang tính ngắn hạn.
Vì thế, đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế là con đường duy nhất, là cơ hội không thể bỏ lỡ trong bối cảnh hiện nay.
Đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam cần được hiểu là quá trình chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu trên cơ sở nâng cao hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật; đồng thời tiến tới tăng trưởng bền vững. Để nhanh chóng chuyển đổi tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, tái cơ cấu nền kinh tế là một lựa chọn ưu tiên trong giai đoạn đầu tiên, theo đó, các nguồn lực của nền kinh tế được phân bổ lại một cách hiệu quả nhất, là bước đệm hỗ trợ cho đổi mới mô hình kinh tế.
Tuy nhiên, những điều kiện tiền đề cho quá trình tái cơ cấu thành công nằm ở việc thay đổi tư duy và cải cách thể chế. Tư duy kinh tế cần thay đổi theo hướng kinh tế nhà nước chủ yếu tập trung khắc phục những khuyết tật thị trường, xóa bỏ những đặc quyền dành riêng cho các doanh nghiệp nhà nước và kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Thể chế cần đổi mới để có được một chính quyền được giám sát và minh bạch, một hệ thống chính sách pháp luật đáng tin cậy và dễ tiên liệu, các quyền sở hữu được bảo hộ với mục tiêu cuối cùng là tạo môi trường bình đẳng và minh bạch cho các hoạt động đầu tư và sáng tạo...
VnEconomy sẽ lần lượt giới thiệu sâu hơn nội dung các vấn đề lớn được nêu tại báo cáo.
Đây là ấn phẩm do Nhóm Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP).
Báo cáo này được xây dựng hàng năm nhằm tổng kết và đánh giá diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới, phân tích chuyên sâu một số vấn đề và chính sách kinh tế vĩ mô nổi bật trong năm, đồng thời thảo luận những vấn đề mang tính trung và dài hạn đối với nền kinh tế, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách thiết thực.
Lựa chọn chủ đề “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”, mục đích của báo cáo năm nay là phân tích những bất ổn kinh tế vĩ mô năm 2011, gắn kết với cơ cấu và đặc điểm mô hình tăng trưởng, từ đó đặt ra nhu cầu bức thiết hay cũng chính là cơ hội không thể bỏ lỡ để tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, đồng thời đề cập đến những nền tảng tăng trưởng và thảo luận những điều kiện tiền đề quan trọng cho quá trình tái cơ cấu.
Với mục tiêu trên, Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 được chia thành 7 chương. Chương 1 với tiêu đề cũng chính là chủ đề của Báo cáo sẽ thể hiện đầy đủ nội dung và tư tưởng xuyên suốt của Báo cáo, bao gồm cả những nội dung của các chương tiếp theo, và được viết trong một tổng thể thống nhất.
Từ Chương 2 đến Chương 5 sẽ phân tích những vấn đề kinh tế nổi bật trong năm như thâm hụt ngân sách, bất ổn thị trường tiền tệ - tài chính, nhập siêu dai dẳng và diễn biến lao động - việc làm trong mối quan hệ gắn kết với cơ cấu và mô hình tăng trưởng; từ đó làm rõ hơn những luận điểm đã được đề cập trong Chương 1 và đưa ra các khuyến nghị chính sách cụ thể, thiết thực nhằm giải quyết những vấn đề nêu ra.
Chương 6 xem xét lại nguồn gốc và rộng hơn là những nền tảng của tăng trưởng kinh tế, từ đó đánh giá đặc điểm mô hình tăng trưởng hiện tại của Việt Nam cũng như mục tiêu và nội dung của tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng. Chương 7 thảo luận những tiền đề quan trọng nhất cho quá trình tái cơ cấu thành công là đổi mới tư duy kinh tế và cải cách thể chế.
Nhìn tổng thể, bản báo cáo cho rằng, trong năm 2011một số bất ổn vĩ mô đã được xoa dịu hơn song chưa có dấu hiệu được giải quyết một cách bền vững, và thực ra vẫn tiếp tục nối dài những những bất ổn vĩ mô từ nhiều năm qua như lạm phát cao, nhập siêu dai dẳng và dự trữ ngoại hối mỏng, tỉ giá biến động khó lường đi kèm tình trạng đô la hóa, thâm hụt ngân sách cao đi kèm với nợ công gia tăng, thị trường tài chính - tiền tệ dễ tổn thương với những rủi ro lớn của hệ thống.
Những diễn biến bất lợi và thiếu ổn định của những biến số vĩ mô được coi là những hệ lụy của đặc điểm tăng trưởng “kiểu Việt Nam” - tăng trưởng theo chiều rộng trong khi hiệu quả sử dụng nguồn lực suy giảm, đi kèm với các chính sách mang nặng đối phó tình huống và bị hạn chế hiệu lực bởi chính mô hình tăng trưởng.
Mô hình này dẫn đến sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát, khiến những nỗ lực tăng trưởng phải đi kèm với những chính sách nới lỏng và cái giá rất đắt phải trả là lạm phát và bất ổn vĩ mô ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhập siêu gia tăng và khó kiểm soát cũng là một hệ lụy, theo đó, đồng VND luôn có sức ép phá giá, dẫn đến vòng xoáy tỉ giá - lạm phát cao, cán cân thanh toán bị ảnh hưởng và dự trữ ngoại hối giảm sút khiến lòng tin của thị trường suy giảm, và làm trầm trọng thêm tình trạng đô la hóa.
Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng trong điều kiện thị trường tài chính phát triển thiếu hiệu quả và thiếu giám sát cũng dẫn đến những rủi ro hệ thống ngân hàng tích lũy như rủi ro thanh khoản và nợ xấu khiến hiệu lực chính sách tiền tệ suy giảm và chỉ mang tính ngắn hạn.
Vì thế, đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế là con đường duy nhất, là cơ hội không thể bỏ lỡ trong bối cảnh hiện nay.
Đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam cần được hiểu là quá trình chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu trên cơ sở nâng cao hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật; đồng thời tiến tới tăng trưởng bền vững. Để nhanh chóng chuyển đổi tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, tái cơ cấu nền kinh tế là một lựa chọn ưu tiên trong giai đoạn đầu tiên, theo đó, các nguồn lực của nền kinh tế được phân bổ lại một cách hiệu quả nhất, là bước đệm hỗ trợ cho đổi mới mô hình kinh tế.
Tuy nhiên, những điều kiện tiền đề cho quá trình tái cơ cấu thành công nằm ở việc thay đổi tư duy và cải cách thể chế. Tư duy kinh tế cần thay đổi theo hướng kinh tế nhà nước chủ yếu tập trung khắc phục những khuyết tật thị trường, xóa bỏ những đặc quyền dành riêng cho các doanh nghiệp nhà nước và kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Thể chế cần đổi mới để có được một chính quyền được giám sát và minh bạch, một hệ thống chính sách pháp luật đáng tin cậy và dễ tiên liệu, các quyền sở hữu được bảo hộ với mục tiêu cuối cùng là tạo môi trường bình đẳng và minh bạch cho các hoạt động đầu tư và sáng tạo...
VnEconomy sẽ lần lượt giới thiệu sâu hơn nội dung các vấn đề lớn được nêu tại báo cáo.