Công nghiệp, điểm sáng lẻ loi của kinh tế quý 1
Tháng 3/2011, giá trị sản xuất công nghiệp tăng gần 16% so với tháng trước đó
Tháng 3/2011, giá trị sản xuất công nghiệp tăng gần 16% so với tháng trước đó, kéo lại cho quý 1 mức tăng khoảng 14% trong tương quan với cùng kỳ 2010, theo Tổng cục Thống kê.
Trong khi đa số các ngành đều giảm tốc tăng trưởng so với cùng kỳ, công nghiệp là điểm sáng khá lẻ loi trong bức tranh kinh tế quý đầu năm này.
Có thể gọi là “kỳ tích”, nếu nhìn vào tăng trưởng GDP ngành công nghiệp chế biến quý 1/2011, khi chỉ tiêu này đã cao hơn mức tăng của quý 1/2010 (so sánh mức tăng 6,07% với 5,85%). Đáng nói hơn khi quý 1 vừa qua có nhiều diễn biến khá bất lợi, ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp.
Ở góc độ vĩ mô, chính sách thắt chặt tiền tệ, hãm van tín dụng đặt nền tảng trên những chỉ tiêu chỉ còn bằng khoảng 2/3 so với năm ngoái: tăng trưởng tín dụng ép về mức dưới 20%; tổng phương tiện thanh toán chỉ còn khoảng 15-16%.
Điều này hàm ý rằng tiếp cận tín dụng sẽ khó khăn hơn và chi phí vốn có thể phải lớn hơn trong năm nay. Với ngành công nghiệp chế biến Việt Nam tỷ lệ gia công còn cao, khả năng chịu đựng chi phí vốn tăng còn hạn chế thì đây là rào cản khá lớn.
Trong khi đó, mức tăng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào vừa qua một giai đoạn đột biến mạnh, với điện, xăng dầu đều tăng hai con số. Các tham chiếu về tăng chi phí đầu vào từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất quý 1/2011 tăng tới 15,23% so với cùng kỳ năm trước.
Với các đơn vị sản xuất có các hoạt động liên quan đến xuất, nhập khẩu, chỉ số giá xuất khẩu quý 1/2011 tăng gần 9,9% so với cùng kỳ năm 2010, cho thấy phần nào tác động từ cầu kéo. Chỉ số giá nhập khẩu tăng thấp hơn, khoảng 8% nhưng kèm theo là lưu ý từ Tổng cục Thống kê khi sử dụng con số này, chỉ tiêu trên còn chịu một phần ảnh hưởng khác của thay đổi tỷ giá và chi phí vận tải.
Cụ thể là, những thay đổi trên thị trường ngoại hối, chưa kể khó khăn cân đối và tiếp cận ngoại tệ của doanh nghiệp, chỉ số giá USD bình quân quý 1/2011 so với cùng kỳ cũng đã tăng khoảng 10,5%; chỉ số giá cước vận tải hàng hóa tương ứng tăng 11,65%, thêm vào một mức tăng mới cho chi phí đầu vào nhập khẩu của doanh nghiệp.
Sản xuất có cái khó của tăng chi phí đầu vào thì tiêu thụ nói chung cũng không dễ dàng. Nhìn vào phía cầu kéo, tăng trưởng GDP ngành thương mại quý 1/2011 giảm hơn khoảng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Thể hiện ở tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, dù vẫn tăng trưởng dương trong quý 1 năm nay nhưng đã giảm tốc khá mạnh so với cùng kỳ, trừ yếu tố giá chỉ còn tăng 8,7%, trong khi quý 1/2010 là 14,4%.
Vậy nên hiểu thế nào đối với việc công nghiệp tăng trưởng vượt qua giai đoạn khó khăn này, khi cầu giảm tốc còn chi phí tăng cao?
Các phân tích sâu hơn cho thấy, sản xuất công nghiệp đã có sự điều chỉnh nhất định để thích ứng với tình hình mới. Thêm vào đó, chính sách tiền tệ dù thắt chặt nhưng lại tạo cơ hội tiếp cận vốn cao hơn cho doanh nghiệp sản xuất.
Dưới góc nhìn của cơ quan thống kê, trái với mức tăng trưởng hạn chế hơn của ngành thương mại nói chung, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp quý 1/2011 đang có nhiều thuận lợi.
“Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng nhanh vào thời điểm đầu năm dẫn đến người tiêu dùng trong nước có xu hướng ngày càng sử dụng các sản phẩm sản xuất trong nước cùng loại”, một báo cáo của Tổng cục Thống kê công bố mới đây nhìn nhận.
Chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến 2 tháng đầu năm 2011 tăng tới 18,5% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong hơn 1 năm qua, theo ghi nhận của người viết, dù thời điểm đầu năm thường là giai đoạn khó khăn.
Chớp cơ hội này, các doanh nghiệp đã có điều chỉnh tăng sản lượng nhưng hạn chế hơn để giảm tồn kho. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/3/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến so với cùng kỳ năm trước chỉ còn tăng 19,8%.
“Đây cũng là chỉ số tồn kho ở mức thấp nhất trong thời gian dài kể từ khi nền kinh tế lâm vào thời kỳ khủng hoảng 2008”, Tổng cục Thống kê lưu ý.
Trao đổi với các doanh nghiệp gần đây, xu thế chung dễ nhận thấy là việc tăng cường kiểm soát dòng tiền và kế hoạch sản xuất. Việc tồn kho giảm nằm trong “lời giải” của nhiều doanh nghiệp trước tình hình hiện nay, được cho rằng đang giúp vòng vốn quay nhanh hơn, hạn chế tác động của thay đổi tỷ giá, lãi suất và biến động chi phí đầu vào.
Ở phía tác động chính sách, sau 3 lần tăng các lãi suất chủ chốt kể từ đầu năm, những điều chỉnh gần đây đã có tác động hạn chế được phần nào tình trạng lợi dụng lãi suất tái chiết khấu thấp để kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng, hay việc điều chuyển vốn ở các kênh đầu tư trái phiếu…
Mức tăng trưởng tín dụng 4,22% so với cuối năm 2010 ở thời điểm 25/3 vừa qua được lý giải rằng, nguồn lực vốn đang dịch chuyển đến khu vực doanh nghiệp, với lãi suất đã thấp hơn một mức, theo Ngân hàng Nhà nước.
Trong khi đa số các ngành đều giảm tốc tăng trưởng so với cùng kỳ, công nghiệp là điểm sáng khá lẻ loi trong bức tranh kinh tế quý đầu năm này.
Có thể gọi là “kỳ tích”, nếu nhìn vào tăng trưởng GDP ngành công nghiệp chế biến quý 1/2011, khi chỉ tiêu này đã cao hơn mức tăng của quý 1/2010 (so sánh mức tăng 6,07% với 5,85%). Đáng nói hơn khi quý 1 vừa qua có nhiều diễn biến khá bất lợi, ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp.
Ở góc độ vĩ mô, chính sách thắt chặt tiền tệ, hãm van tín dụng đặt nền tảng trên những chỉ tiêu chỉ còn bằng khoảng 2/3 so với năm ngoái: tăng trưởng tín dụng ép về mức dưới 20%; tổng phương tiện thanh toán chỉ còn khoảng 15-16%.
Điều này hàm ý rằng tiếp cận tín dụng sẽ khó khăn hơn và chi phí vốn có thể phải lớn hơn trong năm nay. Với ngành công nghiệp chế biến Việt Nam tỷ lệ gia công còn cao, khả năng chịu đựng chi phí vốn tăng còn hạn chế thì đây là rào cản khá lớn.
Trong khi đó, mức tăng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào vừa qua một giai đoạn đột biến mạnh, với điện, xăng dầu đều tăng hai con số. Các tham chiếu về tăng chi phí đầu vào từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất quý 1/2011 tăng tới 15,23% so với cùng kỳ năm trước.
Với các đơn vị sản xuất có các hoạt động liên quan đến xuất, nhập khẩu, chỉ số giá xuất khẩu quý 1/2011 tăng gần 9,9% so với cùng kỳ năm 2010, cho thấy phần nào tác động từ cầu kéo. Chỉ số giá nhập khẩu tăng thấp hơn, khoảng 8% nhưng kèm theo là lưu ý từ Tổng cục Thống kê khi sử dụng con số này, chỉ tiêu trên còn chịu một phần ảnh hưởng khác của thay đổi tỷ giá và chi phí vận tải.
Cụ thể là, những thay đổi trên thị trường ngoại hối, chưa kể khó khăn cân đối và tiếp cận ngoại tệ của doanh nghiệp, chỉ số giá USD bình quân quý 1/2011 so với cùng kỳ cũng đã tăng khoảng 10,5%; chỉ số giá cước vận tải hàng hóa tương ứng tăng 11,65%, thêm vào một mức tăng mới cho chi phí đầu vào nhập khẩu của doanh nghiệp.
Sản xuất có cái khó của tăng chi phí đầu vào thì tiêu thụ nói chung cũng không dễ dàng. Nhìn vào phía cầu kéo, tăng trưởng GDP ngành thương mại quý 1/2011 giảm hơn khoảng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Thể hiện ở tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, dù vẫn tăng trưởng dương trong quý 1 năm nay nhưng đã giảm tốc khá mạnh so với cùng kỳ, trừ yếu tố giá chỉ còn tăng 8,7%, trong khi quý 1/2010 là 14,4%.
Vậy nên hiểu thế nào đối với việc công nghiệp tăng trưởng vượt qua giai đoạn khó khăn này, khi cầu giảm tốc còn chi phí tăng cao?
Các phân tích sâu hơn cho thấy, sản xuất công nghiệp đã có sự điều chỉnh nhất định để thích ứng với tình hình mới. Thêm vào đó, chính sách tiền tệ dù thắt chặt nhưng lại tạo cơ hội tiếp cận vốn cao hơn cho doanh nghiệp sản xuất.
Dưới góc nhìn của cơ quan thống kê, trái với mức tăng trưởng hạn chế hơn của ngành thương mại nói chung, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp quý 1/2011 đang có nhiều thuận lợi.
“Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng nhanh vào thời điểm đầu năm dẫn đến người tiêu dùng trong nước có xu hướng ngày càng sử dụng các sản phẩm sản xuất trong nước cùng loại”, một báo cáo của Tổng cục Thống kê công bố mới đây nhìn nhận.
Chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến 2 tháng đầu năm 2011 tăng tới 18,5% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong hơn 1 năm qua, theo ghi nhận của người viết, dù thời điểm đầu năm thường là giai đoạn khó khăn.
Chớp cơ hội này, các doanh nghiệp đã có điều chỉnh tăng sản lượng nhưng hạn chế hơn để giảm tồn kho. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/3/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến so với cùng kỳ năm trước chỉ còn tăng 19,8%.
“Đây cũng là chỉ số tồn kho ở mức thấp nhất trong thời gian dài kể từ khi nền kinh tế lâm vào thời kỳ khủng hoảng 2008”, Tổng cục Thống kê lưu ý.
Trao đổi với các doanh nghiệp gần đây, xu thế chung dễ nhận thấy là việc tăng cường kiểm soát dòng tiền và kế hoạch sản xuất. Việc tồn kho giảm nằm trong “lời giải” của nhiều doanh nghiệp trước tình hình hiện nay, được cho rằng đang giúp vòng vốn quay nhanh hơn, hạn chế tác động của thay đổi tỷ giá, lãi suất và biến động chi phí đầu vào.
Ở phía tác động chính sách, sau 3 lần tăng các lãi suất chủ chốt kể từ đầu năm, những điều chỉnh gần đây đã có tác động hạn chế được phần nào tình trạng lợi dụng lãi suất tái chiết khấu thấp để kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng, hay việc điều chuyển vốn ở các kênh đầu tư trái phiếu…
Mức tăng trưởng tín dụng 4,22% so với cuối năm 2010 ở thời điểm 25/3 vừa qua được lý giải rằng, nguồn lực vốn đang dịch chuyển đến khu vực doanh nghiệp, với lãi suất đã thấp hơn một mức, theo Ngân hàng Nhà nước.