Công ty chứng khoán phủ nhận việc gây sức ép giải chấp
Một số công ty chứng khoán khẳng định không có dịch vụ đòn bẩy tài chính hoặc không gây sức ép giải chấp đối với nhà đầu tư
Một số công ty chứng khoán khẳng định không có dịch vụ đòn bẩy tài chính hoặc không gây sức ép giải chấp đối với nhà đầu tư.
“Trên thị trường hiện tại đang có tin đồn rằng Thăng Long ép khách hàng bán giải chấp. Tôi, với tư cách là Phó tổng giám đốc của Thăng Long, có thể khẳng định rằng Thăng Long đã không và hiện tại không có bất cứ yêu cầu nào với khách hàng trong việc bán giải chấp chứng khoán”.
Đó là khẳng định của ông Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TSC), trong thông tin gửi đến nhà đầu tư trước thềm phiên giao dịch sáng nay.
Trong các cuộc trao đổi giữa các nhóm đầu tư, trong bình luận những phiên gần đây của một số nhà môi giới, áp lực giải chấp chứng khoán có sử dụng đòn bẩy tài chính sau khi thị trường liên tiếp giảm mạnh là một vấn đề lo ngại. Bên cạnh đó, những tin đồn xuất hiện như trường hợp lãnh đạo TSC đề cập cũng có tác động nhất định đến tâm lý nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo phản hồi của một số công ty chứng khoán, việc gây sức ép giải chấp đối với khách hàng, hay tăng cường giải chấp hiện nay là không lớn. Ngoài khẳng định từ TSC, phía Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), hay Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI)… đều cho biết hiện không triển khai các dịch vụ tạo đòn bẩy tài chính cho nhà đầu tư nên loại trừ những áp lực nói trên.
Ông Lê Anh Thi, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt (AVSC), cũng khẳng định rằng hiện tại không có trường hợp nào mà AVSC tăng cường giải chấp hay gây sức ép giải chấp chứng khoán đối với khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính. Lý do chủ yếu là công ty này đã chủ động tư vấn cho khách hàng hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính từ một tháng nay, cũng như thường duy trì tỷ lệ đòn bẩy tài chính ở mức thấp cho đến vừa phải.
Ông Thi nhận định, hiện tượng gia tăng sử dụng đòn bẩy từ cuối tháng 8 trở lại đây chủ yếu là do động lực của ngân hàng do “room” cho vay chứng khoán còn lớn và lãi suất cao hơn cho vay sản xuất, vốn bị khống chế bởi trần lãi suất 10,5%/năm. Ngoài ra, một số công ty chứng khoán cũng có động lực do dịch vụ này giúp gia tăng phí môi giới và thị phần.
“Tôi cho rằng sử dụng đòn bẩy tài chính lớn chỉ phù hợp lướt sóng nhưng cơ hội lướt sóng khi thị trường ở vùng đỉnh thì rất nguy hiểm. Đặc biệt sử dụng đòn bẩy tài chính với giao dịch ký quỹ và cho vay ngày T (ví dụ T+5, T+6) thì càng không nên vì chính thức thì luật chưa cho phép các hoạt động này. Mặt khác, những nhà đầu tư sử dụng dịch vụ này thường là nhà đầu tư không có sẵn tiền từ nguồn khác, nên khi thị trường xuống buộc phải giải chấp chứ không thể bù tiền vào, nên có nguy cơ mất trắng tài sản”, ông Thi phân tích.
Đại diện một công ty chứng khoán cũng cho rằng, việc sử dụng các đòn bẩy tài chính đi cùng với những rủi ro. Nhưng đây cũng là một công cụ hỗ trợ thanh khoản và kích thích thị trường, thu hút nhà đầu tư và tăng phí dịch vụ nên có những công ty chứng khoán khuyến khích khách hàng sử dụng.
“Tuy nhiên, ở những trạng thái thị trường khác nhau cần có các tỷ lệ đòn bẩy khác nhau, ứng với mức độ rủi ro khác nhau. Và nhà đầu tư cần phải tự quyết việc này hoặc tham vấn các chuyên gia chứng khoán có uy tín”, đại diện này nói.
“Trên thị trường hiện tại đang có tin đồn rằng Thăng Long ép khách hàng bán giải chấp. Tôi, với tư cách là Phó tổng giám đốc của Thăng Long, có thể khẳng định rằng Thăng Long đã không và hiện tại không có bất cứ yêu cầu nào với khách hàng trong việc bán giải chấp chứng khoán”.
Đó là khẳng định của ông Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TSC), trong thông tin gửi đến nhà đầu tư trước thềm phiên giao dịch sáng nay.
Trong các cuộc trao đổi giữa các nhóm đầu tư, trong bình luận những phiên gần đây của một số nhà môi giới, áp lực giải chấp chứng khoán có sử dụng đòn bẩy tài chính sau khi thị trường liên tiếp giảm mạnh là một vấn đề lo ngại. Bên cạnh đó, những tin đồn xuất hiện như trường hợp lãnh đạo TSC đề cập cũng có tác động nhất định đến tâm lý nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo phản hồi của một số công ty chứng khoán, việc gây sức ép giải chấp đối với khách hàng, hay tăng cường giải chấp hiện nay là không lớn. Ngoài khẳng định từ TSC, phía Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), hay Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI)… đều cho biết hiện không triển khai các dịch vụ tạo đòn bẩy tài chính cho nhà đầu tư nên loại trừ những áp lực nói trên.
Ông Lê Anh Thi, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt (AVSC), cũng khẳng định rằng hiện tại không có trường hợp nào mà AVSC tăng cường giải chấp hay gây sức ép giải chấp chứng khoán đối với khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính. Lý do chủ yếu là công ty này đã chủ động tư vấn cho khách hàng hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính từ một tháng nay, cũng như thường duy trì tỷ lệ đòn bẩy tài chính ở mức thấp cho đến vừa phải.
Ông Thi nhận định, hiện tượng gia tăng sử dụng đòn bẩy từ cuối tháng 8 trở lại đây chủ yếu là do động lực của ngân hàng do “room” cho vay chứng khoán còn lớn và lãi suất cao hơn cho vay sản xuất, vốn bị khống chế bởi trần lãi suất 10,5%/năm. Ngoài ra, một số công ty chứng khoán cũng có động lực do dịch vụ này giúp gia tăng phí môi giới và thị phần.
“Tôi cho rằng sử dụng đòn bẩy tài chính lớn chỉ phù hợp lướt sóng nhưng cơ hội lướt sóng khi thị trường ở vùng đỉnh thì rất nguy hiểm. Đặc biệt sử dụng đòn bẩy tài chính với giao dịch ký quỹ và cho vay ngày T (ví dụ T+5, T+6) thì càng không nên vì chính thức thì luật chưa cho phép các hoạt động này. Mặt khác, những nhà đầu tư sử dụng dịch vụ này thường là nhà đầu tư không có sẵn tiền từ nguồn khác, nên khi thị trường xuống buộc phải giải chấp chứ không thể bù tiền vào, nên có nguy cơ mất trắng tài sản”, ông Thi phân tích.
Đại diện một công ty chứng khoán cũng cho rằng, việc sử dụng các đòn bẩy tài chính đi cùng với những rủi ro. Nhưng đây cũng là một công cụ hỗ trợ thanh khoản và kích thích thị trường, thu hút nhà đầu tư và tăng phí dịch vụ nên có những công ty chứng khoán khuyến khích khách hàng sử dụng.
“Tuy nhiên, ở những trạng thái thị trường khác nhau cần có các tỷ lệ đòn bẩy khác nhau, ứng với mức độ rủi ro khác nhau. Và nhà đầu tư cần phải tự quyết việc này hoặc tham vấn các chuyên gia chứng khoán có uy tín”, đại diện này nói.