CPI tháng Năm lại “leo dốc”
Đúng như nhiều dự đoán, tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 5 này đã “leo dốc” trở lại, đạt mức tăng 3,91% so với tháng 4
Sau khi các địa phương như Hà Nội, Tp.HCM công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng cao so với các tháng trước đó, sự chờ đợi hướng về chỉ số CPI chung cả nước với nhiều quan ngại.
Sở dĩ chỉ số giá tiêu dùng tháng này thu hút được nhiều sự quan tâm của công chúng là vì nó được cho là có liên quan đến lượng cầu trên thị trường chứng khoán và lãi suất huy động vốn của các ngân hàng, những lĩnh vực vốn đang trong tình trạng ảm đạm suốt nhiều tuần qua.
Đúng như nhiều dự đoán, tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 5 này đã “leo dốc” trở lại, đạt mức tăng 3,91% so với tháng 4, biến tháng 5 thành tháng có chỉ số tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay, vượt qua cả mức 3,56% của tháng 2, tháng có Tết Nguyên đán.
Như vậy là sau hai tháng “giảm tốc”, tháng Tư là 2,2%, tháng Ba 2,99%, "con ngựa" CPI đã không thể “kìm cương”. CPI hàng tháng từ đầu năm đến nay đều không dưới 2%.
Nếu so với tháng 12 năm ngoái, CPI của tháng 5 đã “vọt” lên 15,96%. So với tháng 5 năm 2007, CPI tháng này ngất ngưởng “treo” ở mức 25,2%, vượt quá xa mức trần lãi suất cho vay ngân hàng 18% mới được áp dụng.
“Châm ngòi” cho sự bùng nổ lần này của CPI là lương thực, thuộc nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, khi tăng tới 22,19% so với tháng 4. Lực kéo mạnh của hàng hóa này khiến cho thực phẩm cũng tăng 2,28%, thức ăn ngoài gia đình tăng 2,56%. Tính chung cả nhóm tăng 7,25% so với tháng trước.
Lương thực không thiếu và Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo trong năm nay. Vì vậy, "mũi dùi" dư luận đang chĩa vào những tổ chức, cá nhân được cho là đang thao túng thị trường bằng cách đầu cơ đẩy giá lên cao.
Tổng cục Thống kê giải thích rằng tốc độ tăng CPI của tháng 5 chủ yếu do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, vốn chiếm tới 42% giỏ hàng hóa tính CPI.
Theo dõi các nhóm còn lại thì tốc độ tăng không có nhiều biến động. Tăng trên 1% chỉ có hai nhóm là đồ uống, thuốc lá (1,88%) và nhà ở, vật liệu xây dựng (1,20%). Các nhóm còn lại tăng từ 0,96% đến 0,33%.
Riêng bưu chính viễn thông vẫn duy trì được xu thế giảm, khi đạt mức tăng âm 0,07%. Tuy thế, nhóm phương tiện đi lại và bưu điện vẫn tăng nhẹ đạt 0,34%.
Đợt tăng CPI này diễn ra trên hầu hết các khu vực. Nếu như các tháng trước, khu vực nông thôn có tốc độ tăng giá cao hơn thành thị thì tháng 5 này, hai khu vực cân bằng ở mức 3,91% (khu vực nông thôn) và 3,90% (khu vực thành thị).
Tuy nhiên, so sánh CPI các tỉnh, thành phố lại không đồng đều. Khu vực phía Nam và Tây Nguyên có chỉ số cao hơn mức trung bình cả nước: Đắc Lắc 6,60, Gia Lai 5,26, Vĩnh Long 5,50, Cần Thơ 4,08. Trong khi đó, các tỉnh phía Bắc và miền Trung dao động trong khoảng 2% như Đà Năng 2,75%, Hải Phòng 2,03, Thái Nguyên 1,97%...
Mặc dù cơ chế thuế nhập khẩu vàng được áp dụng và giá kim loại quí này tăng trong vài ngày nay nhưng so với tháng trước, “của để dành” vẫn giảm 3,89%. Nguyên nhân việc giảm giá vàng trong nước được nhìn nhận là do ảnh hưởng của giá vàng thế giới đã sa sút đáng kể trong tháng qua.
Một chỉ số cũng khá quan trọng là tỷ giá đồng USD. So với tháng trước, tờ tiền xanh đã tăng 1,02% so với đồng Việt Nam do nhu cầu USD cho thanh toán quốc tế gia tăng.
Sở dĩ chỉ số giá tiêu dùng tháng này thu hút được nhiều sự quan tâm của công chúng là vì nó được cho là có liên quan đến lượng cầu trên thị trường chứng khoán và lãi suất huy động vốn của các ngân hàng, những lĩnh vực vốn đang trong tình trạng ảm đạm suốt nhiều tuần qua.
Đúng như nhiều dự đoán, tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 5 này đã “leo dốc” trở lại, đạt mức tăng 3,91% so với tháng 4, biến tháng 5 thành tháng có chỉ số tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay, vượt qua cả mức 3,56% của tháng 2, tháng có Tết Nguyên đán.
Như vậy là sau hai tháng “giảm tốc”, tháng Tư là 2,2%, tháng Ba 2,99%, "con ngựa" CPI đã không thể “kìm cương”. CPI hàng tháng từ đầu năm đến nay đều không dưới 2%.
Nếu so với tháng 12 năm ngoái, CPI của tháng 5 đã “vọt” lên 15,96%. So với tháng 5 năm 2007, CPI tháng này ngất ngưởng “treo” ở mức 25,2%, vượt quá xa mức trần lãi suất cho vay ngân hàng 18% mới được áp dụng.
“Châm ngòi” cho sự bùng nổ lần này của CPI là lương thực, thuộc nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, khi tăng tới 22,19% so với tháng 4. Lực kéo mạnh của hàng hóa này khiến cho thực phẩm cũng tăng 2,28%, thức ăn ngoài gia đình tăng 2,56%. Tính chung cả nhóm tăng 7,25% so với tháng trước.
Lương thực không thiếu và Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo trong năm nay. Vì vậy, "mũi dùi" dư luận đang chĩa vào những tổ chức, cá nhân được cho là đang thao túng thị trường bằng cách đầu cơ đẩy giá lên cao.
Tổng cục Thống kê giải thích rằng tốc độ tăng CPI của tháng 5 chủ yếu do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, vốn chiếm tới 42% giỏ hàng hóa tính CPI.
Theo dõi các nhóm còn lại thì tốc độ tăng không có nhiều biến động. Tăng trên 1% chỉ có hai nhóm là đồ uống, thuốc lá (1,88%) và nhà ở, vật liệu xây dựng (1,20%). Các nhóm còn lại tăng từ 0,96% đến 0,33%.
Riêng bưu chính viễn thông vẫn duy trì được xu thế giảm, khi đạt mức tăng âm 0,07%. Tuy thế, nhóm phương tiện đi lại và bưu điện vẫn tăng nhẹ đạt 0,34%.
Đợt tăng CPI này diễn ra trên hầu hết các khu vực. Nếu như các tháng trước, khu vực nông thôn có tốc độ tăng giá cao hơn thành thị thì tháng 5 này, hai khu vực cân bằng ở mức 3,91% (khu vực nông thôn) và 3,90% (khu vực thành thị).
Tuy nhiên, so sánh CPI các tỉnh, thành phố lại không đồng đều. Khu vực phía Nam và Tây Nguyên có chỉ số cao hơn mức trung bình cả nước: Đắc Lắc 6,60, Gia Lai 5,26, Vĩnh Long 5,50, Cần Thơ 4,08. Trong khi đó, các tỉnh phía Bắc và miền Trung dao động trong khoảng 2% như Đà Năng 2,75%, Hải Phòng 2,03, Thái Nguyên 1,97%...
Mặc dù cơ chế thuế nhập khẩu vàng được áp dụng và giá kim loại quí này tăng trong vài ngày nay nhưng so với tháng trước, “của để dành” vẫn giảm 3,89%. Nguyên nhân việc giảm giá vàng trong nước được nhìn nhận là do ảnh hưởng của giá vàng thế giới đã sa sút đáng kể trong tháng qua.
Một chỉ số cũng khá quan trọng là tỷ giá đồng USD. So với tháng trước, tờ tiền xanh đã tăng 1,02% so với đồng Việt Nam do nhu cầu USD cho thanh toán quốc tế gia tăng.