Cứ nổi tiếng là có “bản sao”
Một khu làng ở Bắc Ninh chuyên sản xuất thép lậu, một làng ở Thái Bình thì chuyên sản xuất mắt kính dởm
Hàng giả - hàng nhái là chuyện không chỉ riêng của Việt Nam. Tuy nhiên hàng giả, nhái đang trở nên hiện tượng đáng lo ngại, làm nhiều giới chức và doanh nghiệp lo lắng.
Trong hai ngày 17-18/10, Hiệp hội Chống hàng giả - Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) đã phối hợp với Liên đoàn Thế giới Các tổ chức bán hàng trực tiếp (WFDSA) và Quỹ Đào tạo bán hàng trực tiếp (DSF) tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ.
Cả làng chuyên làm... hàng giả
VATAP cho biết, hiện tượng hàng nhái, hàng giả đã trở nên phổ biến ở các thành phố lớn của Việt Nam và xuất hiện dưới nhiều hình thức. Cứ cái gì nổi tiếng, đắt khách là đều có bản sao. Giả, nhái không chỉ tên gọi, kiểu dáng, bao bì mà cả nơi bày bán những sản phẩm nổi tiếng đắt khách đó.
Công ty May 10 là một trong những nhà sản xuất hàng may mặc nổi tiếng của Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Tổng giám đốc Công ty May 10 cho biết công ty đã đổ rất nhiều tiền của để đấu tranh với hiện tượng nhái, giả May 10.
Không phải mới vài năm nay mà từ 2000, May 10 đã chú ý đến việc chống lại hàng nhái hàng giả bằng việc đầu tư nhãn và tem chống hàng giả, thậm chí công ty này còn sản xuất ra sợi chống hàng giả để tạo sự khác biệt sản phẩm của mình với doanh nghiệp làm giả, nhái. Kết quả là không có doanh nghiệp nào làm được chiếc áo sơ mi giống May 10 hay gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng nhờ hệ thống bảo vệ nhãn, tem và sợi.
Tuy nhiên thật trớ trêu thay, khi dẹp được hàng giả, nhái thì May 10 lại phải đối đầu với hiện tượng nhái khác, đó là cửa hàng May 10 giả. Bà Huyền cho biết hiện công ty có 150 cửa hàng trên toàn quốc thế nhưng thực tế có nhiều hơn số lượng cửa hàng mang thương hiệu May 10. Điều đau đầu đối với bà Huyền đó là mỗi khi dẹp được cửa hàng này thì cửa hàng khác lại mọc lên với qui mô và độ hoành tráng không kém gì cửa hàng bị dẹp trước đó.
Theo VATAP, hàng giả, nhái xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực và đang trở thành một phong trào đáng sợ, đe dọa đến sản xuất của các doanh nghiệp chân chính.
Ông Nguyễn Thanh Hồng, Phó trưởng phòng Pháp chế thuộc Cục Sở hữu Trí tuệ, cho biết việc làm hàng nhái, giả không chỉ có tính chất riêng lẻ mà hình thành một vùng, làng sản xuất bất hợp pháp. Ông Hồng cho biết một khu làng ở Bắc Ninh trở thành một vùng chuyên sản xuất thép lậu. Sản lượng thép của làng này khá lớn và đang gây khó khăn cho một công ty thép lớn đóng trên địa bàn của địa phương khác.
Chưa hết, ở Thái Bình cũng hình thành một làng sản xuất mắt kính của những thương hiệu nổi tiếng thế giới. Theo ông Hồng, nhìn vào không ai nghĩ là đó là hàng giả với giá khá rẻ vài trăm nghìn đồng và số lượng kính này được tiêu thụ trong các cửa hàng lớn ở các thành phố lớn của Việt Nam.
Theo VATAP, số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy trong vòng 5 năm từ 2002-6/2007 lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế đã phát hiện gần 1.100 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, nhái, trung bình mỗi năm có khoảng 200 vụ vi phạm bị phát hiện. Cũng theo VATAP, mỗi năm các cơ quan khác như quản lý thị trường, thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra chuyên ngành phát hiện hàng ngàn vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ông Reyes cho biết chỉ trong vòng 8 tuần, hãng Samsung đã phát hiện mẫu điện thoại mới của hãng bị "cloned" (nhân bản) xuất hiện trên thị trường. Hiệp hội những nhà sản xuất đồ chơi trẻ em Australia cho biết hàng đồ chơi giả, nhái được bày bán ở 52% cửa hàng bán lẻ và cửa hàng giảm của nước này. Theo tính toán, hàng năm các công ty sản xuất đồ chơi, game và phần mềm của Australia mất khoảng 600 triệu USD doanh thu và 177 triệu USD lợi nhuận.
Chính phủ và doanh nghiệp phải ngồi chung bàn
Chuyện hàng nhái, giả ở Việt Nam được nói khá nhiều nhưng hiệu quả đạt được chưa được như mong muốn của các doanh nghiệp cũng như giới chức chính quyền. Không hiệu quả do nhiều nguyên nhân nhưng theo ông Hồng chưa có sự kết nối giữa những cơ quan chức năng và đối tượng bị tác động bởi hàng nhái, giả không chỉ có doanh nghiệp mà cả người tiêu dùng. Về mặt cơ quan nhà nước, ông Hồng cũng cho rằng thiếu cán bộ chuyên về sở hữu trí tuệ làm cho cuộc đấu tranh chống hàng nhái, giả vốn phức tạp càng thêm khó khăn.
Bà Bettie L. Smith, Giám đốc chương trình giáo dục và bảo vệ người tiêu dùng của APEC (APEC-CEPT), cho rằng cần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với hàng nhái, hàng giả. Vì người tiêu dùng quyết định sự tồn tại của ngành công nghiệp phi pháp này. Theo bà, cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cần ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp tối ưu trong việc phòng chống hàng nhái, giả và cả chuyện giáo dục ý thức cho người tiêu dùng.
Trong khi đó, ông Ruệ, nguyên là Trưởng ban Chống buôn lậu quốc gia, lại cho rằng cuộc chiến chống hàng nhái, giả không hiệu quả có phần nguyên nhân từ lực lượng phòng chống. Ông Ruệ nói rằng lực lượng phòng chống buôn lậu của Việt Nam to và đông hơn bất kỳ lực lượng của nước nào trên thế giới. "Vì sao lại không thành công? Đó là vì có một số người bảo kê cho hàng nhái, hàng giả", ông phát biểu.
Ông cũng thừa nhận sự tích cực của doanh nghiệp chưa mạnh mẽ và quyết liệt trong việc phòng chống. Một số doanh nghiệp còn bỏ qua khi phát hiện hàng nhái, giả. Từ đó ông cho rằng doanh nghiệp cần tích cực hơn cùng phối hợp với các cơ quan để đấu tranh chống nạn "thương tặc" này.
Cũng có ý kiến cho rằng nên xã hội hóa hoạt động phòng chống hàng nhái, hàng giả để cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý có thể cùng ngồi với nhau và giải quyết vấn đề. Cuộc chiến đấu tranh với hàng nhái, giả không khác cuộc cạnh tranh với doanh nghiệp đối thủ. Chỉ có điều một bên lộ diện còn bên kia là giấu mặt. Do đó vừa cạnh tranh với đối thủ vừa loại trừ kẻ giấu mặt là nhiệm vụ nặng nề của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh quá nhiều thách thức.
Trong hai ngày 17-18/10, Hiệp hội Chống hàng giả - Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) đã phối hợp với Liên đoàn Thế giới Các tổ chức bán hàng trực tiếp (WFDSA) và Quỹ Đào tạo bán hàng trực tiếp (DSF) tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ.
Cả làng chuyên làm... hàng giả
VATAP cho biết, hiện tượng hàng nhái, hàng giả đã trở nên phổ biến ở các thành phố lớn của Việt Nam và xuất hiện dưới nhiều hình thức. Cứ cái gì nổi tiếng, đắt khách là đều có bản sao. Giả, nhái không chỉ tên gọi, kiểu dáng, bao bì mà cả nơi bày bán những sản phẩm nổi tiếng đắt khách đó.
Công ty May 10 là một trong những nhà sản xuất hàng may mặc nổi tiếng của Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Tổng giám đốc Công ty May 10 cho biết công ty đã đổ rất nhiều tiền của để đấu tranh với hiện tượng nhái, giả May 10.
Không phải mới vài năm nay mà từ 2000, May 10 đã chú ý đến việc chống lại hàng nhái hàng giả bằng việc đầu tư nhãn và tem chống hàng giả, thậm chí công ty này còn sản xuất ra sợi chống hàng giả để tạo sự khác biệt sản phẩm của mình với doanh nghiệp làm giả, nhái. Kết quả là không có doanh nghiệp nào làm được chiếc áo sơ mi giống May 10 hay gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng nhờ hệ thống bảo vệ nhãn, tem và sợi.
Tuy nhiên thật trớ trêu thay, khi dẹp được hàng giả, nhái thì May 10 lại phải đối đầu với hiện tượng nhái khác, đó là cửa hàng May 10 giả. Bà Huyền cho biết hiện công ty có 150 cửa hàng trên toàn quốc thế nhưng thực tế có nhiều hơn số lượng cửa hàng mang thương hiệu May 10. Điều đau đầu đối với bà Huyền đó là mỗi khi dẹp được cửa hàng này thì cửa hàng khác lại mọc lên với qui mô và độ hoành tráng không kém gì cửa hàng bị dẹp trước đó.
Theo VATAP, hàng giả, nhái xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực và đang trở thành một phong trào đáng sợ, đe dọa đến sản xuất của các doanh nghiệp chân chính.
Ông Nguyễn Thanh Hồng, Phó trưởng phòng Pháp chế thuộc Cục Sở hữu Trí tuệ, cho biết việc làm hàng nhái, giả không chỉ có tính chất riêng lẻ mà hình thành một vùng, làng sản xuất bất hợp pháp. Ông Hồng cho biết một khu làng ở Bắc Ninh trở thành một vùng chuyên sản xuất thép lậu. Sản lượng thép của làng này khá lớn và đang gây khó khăn cho một công ty thép lớn đóng trên địa bàn của địa phương khác.
Chưa hết, ở Thái Bình cũng hình thành một làng sản xuất mắt kính của những thương hiệu nổi tiếng thế giới. Theo ông Hồng, nhìn vào không ai nghĩ là đó là hàng giả với giá khá rẻ vài trăm nghìn đồng và số lượng kính này được tiêu thụ trong các cửa hàng lớn ở các thành phố lớn của Việt Nam.
Theo VATAP, số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy trong vòng 5 năm từ 2002-6/2007 lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế đã phát hiện gần 1.100 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, nhái, trung bình mỗi năm có khoảng 200 vụ vi phạm bị phát hiện. Cũng theo VATAP, mỗi năm các cơ quan khác như quản lý thị trường, thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra chuyên ngành phát hiện hàng ngàn vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ông Reyes cho biết chỉ trong vòng 8 tuần, hãng Samsung đã phát hiện mẫu điện thoại mới của hãng bị "cloned" (nhân bản) xuất hiện trên thị trường. Hiệp hội những nhà sản xuất đồ chơi trẻ em Australia cho biết hàng đồ chơi giả, nhái được bày bán ở 52% cửa hàng bán lẻ và cửa hàng giảm của nước này. Theo tính toán, hàng năm các công ty sản xuất đồ chơi, game và phần mềm của Australia mất khoảng 600 triệu USD doanh thu và 177 triệu USD lợi nhuận.
Chính phủ và doanh nghiệp phải ngồi chung bàn
Chuyện hàng nhái, giả ở Việt Nam được nói khá nhiều nhưng hiệu quả đạt được chưa được như mong muốn của các doanh nghiệp cũng như giới chức chính quyền. Không hiệu quả do nhiều nguyên nhân nhưng theo ông Hồng chưa có sự kết nối giữa những cơ quan chức năng và đối tượng bị tác động bởi hàng nhái, giả không chỉ có doanh nghiệp mà cả người tiêu dùng. Về mặt cơ quan nhà nước, ông Hồng cũng cho rằng thiếu cán bộ chuyên về sở hữu trí tuệ làm cho cuộc đấu tranh chống hàng nhái, giả vốn phức tạp càng thêm khó khăn.
Bà Bettie L. Smith, Giám đốc chương trình giáo dục và bảo vệ người tiêu dùng của APEC (APEC-CEPT), cho rằng cần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với hàng nhái, hàng giả. Vì người tiêu dùng quyết định sự tồn tại của ngành công nghiệp phi pháp này. Theo bà, cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cần ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp tối ưu trong việc phòng chống hàng nhái, giả và cả chuyện giáo dục ý thức cho người tiêu dùng.
Trong khi đó, ông Ruệ, nguyên là Trưởng ban Chống buôn lậu quốc gia, lại cho rằng cuộc chiến chống hàng nhái, giả không hiệu quả có phần nguyên nhân từ lực lượng phòng chống. Ông Ruệ nói rằng lực lượng phòng chống buôn lậu của Việt Nam to và đông hơn bất kỳ lực lượng của nước nào trên thế giới. "Vì sao lại không thành công? Đó là vì có một số người bảo kê cho hàng nhái, hàng giả", ông phát biểu.
Ông cũng thừa nhận sự tích cực của doanh nghiệp chưa mạnh mẽ và quyết liệt trong việc phòng chống. Một số doanh nghiệp còn bỏ qua khi phát hiện hàng nhái, giả. Từ đó ông cho rằng doanh nghiệp cần tích cực hơn cùng phối hợp với các cơ quan để đấu tranh chống nạn "thương tặc" này.
Cũng có ý kiến cho rằng nên xã hội hóa hoạt động phòng chống hàng nhái, hàng giả để cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý có thể cùng ngồi với nhau và giải quyết vấn đề. Cuộc chiến đấu tranh với hàng nhái, giả không khác cuộc cạnh tranh với doanh nghiệp đối thủ. Chỉ có điều một bên lộ diện còn bên kia là giấu mặt. Do đó vừa cạnh tranh với đối thủ vừa loại trừ kẻ giấu mặt là nhiệm vụ nặng nề của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh quá nhiều thách thức.