Cử tri muốn biết bao nhiêu đại biểu dân cử có công ty "sân sau"
Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa gửi đến các vị đại biểu tập hợp trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá 14
Bên cạnh đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm những bộ trưởng hứa rồi không thực hiện, cử tri còn muốn biết có bao nhiêu đại biểu dân cử có công ty "sân sau" và góp ý về "lời ăn tiếng nói" của các vị đại diện cho dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa gửi đến các vị đại biểu tập hợp trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá 14.
Thuộc lĩnh vực phụ trách của Ban Công tác đại biểu, cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị Quốc hội nghiên cứu tiến hành giám sát và công bố rõ cho nhân dân biết có bao nhiêu cán bộ, công chức, kể cả đại biểu dân cử có công ty "sân sau" làm kinh tế, có lợi ích nhóm, "chống lưng" cho các doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Đồng thời, có hướng xử lý những trường hợp này.
Hồi âm kiến nghị, Ban Công tác đại biểu cho biết "rất chia sẻ với ý kiến của cử tri, vấn đề cử tri nêu lên đúng là vấn đề đáng quan tâm trong xã hội ta hiện nay".
Do vậy, trong những năm qua, Đảng ta luôn nhất quán chủ trương tăng cường, chỉnh đốn Đảng và coi trọng đối mới công tác cán bộ.
Công văn trả lời nêu rõ, tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7 vừa qua, Đảng ta đã ban hành nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phấm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đây sẽ là căn cứ quan trọng đế Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu, triển khai thực hiện đổi mới công tác cán bộ, sửa đổi các luật có liên quan về công tác cán bộ, qua đó siết chặt kỷ cương, kỷ luật và làm trong sạch đội ngũ cán bộ.
"Tuy nhiên, để thực hiện tốt được tinh thần nghị quyết nói trên đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương, với sự giám sát Quốc hội, hội đồng nhân dân các địa phương, của nhân dân và cử tri cả nước. Ban Công tác đại biểu rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của cử tri", cơ quan nhận kiến nghị hồi âm cử tri.
Bên cạnh vấn đề trên, cử tri cũng góp ý về "lời ăn tiếng nói" của các vị do mình bầu ra.
Cụ thể, cử tri Bình Dương đề nghị khi đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường và trả lời phỏng vấn của phóng viên báo chí thì nội dung phải được chuẩn bị, từ ngữ phải chặt chẽ, trả lời rành mạch, rõ ràng, tránh sử dụng nhũng từ ngữ, câu nói mang nhiều ý nghĩa, hiểu thể nào cũng được dẫn đến dễ bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, gây rối trật tự xã hội.
Khẳng định ý kiến kiến nghị của cử tri rất xác đáng, Ban Công tác đại biểu cho biết sẽ tiếp thu, nghiên cứu, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền để đưa nội dung này vào chương trình tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng đối với đại biếu Quốc hội.
Cử tri Đắk Lắk kiến nghị: "thời gian qua, một số đại biểu Quốc hội bị bắt, cho thôi nhiệm vụ đại biếu liên quan đến tham nhũng, tiêu cực. Do vậy, đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong vấn đề giới thiệu, hiệp thương bầu cử".
Ban Công tác đại biểu trả lời, việc một số đại biểu Quốc hội bị bắt, cho thôi nhiệm vụ đại biểu liên quan đến tham nhũng, tiêu cực thời gian qua là điều không mong muốn của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp.
Sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan ở trung ương cũng như các cấp ủy Đảng, chính quyền ở địa phương đã tiến hành rà soát quy trình công tác cán bộ, nghiêm túc kiếm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình hiệp thương, giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, từ đó có đề xuất khi sửa đổi Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biếu Hội đồng nhân dân.
Cử tri Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị Quốc hội xem xét việc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với những bộ trưởng đã hứa thực hiện những kiến nghị của cử tri nhưng không thực hiện được
Ban Công tác đại biểu hồi âm, theo quy định tại khoản 1 điều 12 nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội thì đến nay chưa có bộ trưởng nào bị kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm nên chưa đủ điều kiện đế Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm.