Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
Sự phát triển không đồng đều khiến thị trường lao động rơi vào thực trạng mất cân đối, thừa mà vẫn thiếu
Thị trường lao dộng Việt Nam là thị trường dư thừa lao động và phát triển không đồng đều, đặc biệt quan hệ cung - cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề đang diễn ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng.
Đó là một trong những nội dung của báo cáo về thực trạng cung cầu lao động mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa trình Chính phủ.
Cung - cầu thừa mà thiếu
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước có hơn 4 triệu cơ sở kinh tế. Nhìn chung, các cơ sở kinh tế, loại hình doanh nghiệp tăng nhanh ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản, truyền thông, năng lượng và ngân hàng... Hàng năm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thu hút khoảng từ 1,2 đến 1,5 triệu người vào làm việc.
Tuy nhiên, Bộ Lao động cũng nêu ra thực trạng hiện nay của thị trường lao động trong nước là lao động phân bố không đồng đều, bất hợp lý, lực lượng lao động tập trung phần lớn ở nông thôn, chiếm 73,5% lực lượng lao động trong cả nước. Trong số lao động có việc làm thì 70% làm việc không ổn định, dễ bị tổn thương, dễ rơi vào hoàn cảnh nghèo đói.
Lao động làm việc trong các khu vực cũng có sự chênh lệch lớn: Chỉ có 4 triệu người kiếm được việc làm tại khu vực nhà nước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1,67 triệu người, trong khi ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước thì có tới 40 triệu người.
Chiếm tỷ lệ lao động lớn nhất nhưng khối kinh tế ngoài nhà nước chỉ đóng góp 47% GDP và 35% giá trị sản lượng công nghiệp. Trong khi đó, khối khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với số lượng lao động ít ỏi lại đóng góp gần 19% GDP và gần 45% giá trị sản lượng công nghiệp.
Ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục việc làm (Bộ Lao động Thương binh và xã hội) cho biết, sự phát triển, phân bố không đồng đều nói trên khiến thị trường lao động rơi vào tình trạng thừa mà thiếu. Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, không chỉ là lao động qua đào tạo mà còn khó tuyển cả lao động phổ thông.
Theo báo cáo của các địa phương, tình trạng lao động không có việc làm vẫn ở mức cao trong khi nhu cầu tuyển dụng hiện nay rất lớn.
Tại Đồng Nai, hàng năm địa phương này thiếu hụt 20.000 lao động (5.000 lao động đã qua đào tạo và 15.000 lao động phổ thông). Trong khi đó, ở Tp. HCM, từ đầu năm đến nay có trên 23.000 lao động mất việc, nhưng nhu cầu tuyển dụng lên đến trên 61.000 người. Tại Bình Dương, số lao động cần tuyển là gần 42.000 người, Cần Thơ cần 5.212 người, Vũng Tàu cần khoảng 5.000 người, Long An trong 6 tháng đầu năm 2009 có nhu cầu tuyển đến 6.460 lao động.
Theo kết quả tổng hợp của các trung tâm giới thiệu việc làm và sàn giao dịch việc làm trên cả nước, năm 2009 có tới trên 100.000 chỗ việc làm còn trống. Tuy nhiên, số người đến đăng ký tuyển dụng chỉ bằng 17% so với nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Trong đó, số đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng chỉ chiếm khoảng 6 %.Trong số vị trí tuyển, có đến 80% là nhu cầu lao động phổ thông, chủ yếu là các doanh nghiệp may mặc, giầy da, chế biến nông, lâm sản.
Điều chỉnh bằng cách nào?
Nhìn nhận những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu lao động, ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội cho rằng, mặc dù hệ thống thông tin thị trường lao động đã được hình thành nhưng chưa có độ bao phủ rộng khắp, thông tin chưa đa dạng, chưa hấp dẫn người lao động, cũng như chưa tạo niềm tin cho chủ sử dụng.
Ngoài ra, vấn đề quản lý Nhà nước cũng là một trong những nguyên nhân. Theo ông Hòa thì hiện sự giám sát, kiểm soát thị trường lao động vẫn chưa được chặt chẽ.
Số liệu khảo sát của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy, hiện nay nhiều doanh nghiệp không đăng ký sổ lao động cho công nhân. Cụ thể, tại Tp. HCM năm 2007, khu vực Nhà nước số lao động được cấp sổ chiếm 5,76%, con số này tại cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và hộ gia đình chỉ 1,03%.
Doanh nghiệp đăng ký sổ lao động thấp, dẫn đến việc cơ quan quản lý không nắm được lực lượng lao dộng, không có thông tin đầy đủ khiến các ngành, các cấp không kịp điều tiết nguồn nhân lực giữa các ngành, vùng và các địa phương.
Để giải bài toán bất cập về cung - cầu lao động nói trên, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đề xuất với Chính phủ nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh đến hệ thống thông tin, dự báo về thị trường lao động.
Thứ nhất, cần rà soát, quy hoạch hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển mạng lưới giới thiệu việc làm xuống tận thôn bản, có thể áp dụng theo 4 cấp hành chính từ trung ương đến phường, xã.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật để các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, tổng công ty lớn khi đầu tư các dự án lớn phải báo cáo, dự kiến nhu cầu nhân lực và có kế hoạch chuẩn bị.
Cùng với việc mở rộng, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước cũng cần có chính sách giảm dần quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ (dưới 5 tỷ đồng vốn và dưới 10 lao động) để nâng cao tính chuyên nghiệp, tăng dần mức đầu tư trang thiết bị và kiến thức cho người lao động.
Để điều tiết thị trường lao động, cải thiện sự mất cân đối cung cầu, một vấn đề nữa cần quan tâm, theo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, chính là phải chú trọng đến cải cách tiền lương, tiền công theo định hướng thị trường, gắn với năng suất lao động, không đối xử, phân biệt giữa cácloại hình doanh nghiệp.
Đó là một trong những nội dung của báo cáo về thực trạng cung cầu lao động mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa trình Chính phủ.
Cung - cầu thừa mà thiếu
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước có hơn 4 triệu cơ sở kinh tế. Nhìn chung, các cơ sở kinh tế, loại hình doanh nghiệp tăng nhanh ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản, truyền thông, năng lượng và ngân hàng... Hàng năm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thu hút khoảng từ 1,2 đến 1,5 triệu người vào làm việc.
Tuy nhiên, Bộ Lao động cũng nêu ra thực trạng hiện nay của thị trường lao động trong nước là lao động phân bố không đồng đều, bất hợp lý, lực lượng lao động tập trung phần lớn ở nông thôn, chiếm 73,5% lực lượng lao động trong cả nước. Trong số lao động có việc làm thì 70% làm việc không ổn định, dễ bị tổn thương, dễ rơi vào hoàn cảnh nghèo đói.
Lao động làm việc trong các khu vực cũng có sự chênh lệch lớn: Chỉ có 4 triệu người kiếm được việc làm tại khu vực nhà nước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1,67 triệu người, trong khi ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước thì có tới 40 triệu người.
Chiếm tỷ lệ lao động lớn nhất nhưng khối kinh tế ngoài nhà nước chỉ đóng góp 47% GDP và 35% giá trị sản lượng công nghiệp. Trong khi đó, khối khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với số lượng lao động ít ỏi lại đóng góp gần 19% GDP và gần 45% giá trị sản lượng công nghiệp.
Ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục việc làm (Bộ Lao động Thương binh và xã hội) cho biết, sự phát triển, phân bố không đồng đều nói trên khiến thị trường lao động rơi vào tình trạng thừa mà thiếu. Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, không chỉ là lao động qua đào tạo mà còn khó tuyển cả lao động phổ thông.
Theo báo cáo của các địa phương, tình trạng lao động không có việc làm vẫn ở mức cao trong khi nhu cầu tuyển dụng hiện nay rất lớn.
Tại Đồng Nai, hàng năm địa phương này thiếu hụt 20.000 lao động (5.000 lao động đã qua đào tạo và 15.000 lao động phổ thông). Trong khi đó, ở Tp. HCM, từ đầu năm đến nay có trên 23.000 lao động mất việc, nhưng nhu cầu tuyển dụng lên đến trên 61.000 người. Tại Bình Dương, số lao động cần tuyển là gần 42.000 người, Cần Thơ cần 5.212 người, Vũng Tàu cần khoảng 5.000 người, Long An trong 6 tháng đầu năm 2009 có nhu cầu tuyển đến 6.460 lao động.
Theo kết quả tổng hợp của các trung tâm giới thiệu việc làm và sàn giao dịch việc làm trên cả nước, năm 2009 có tới trên 100.000 chỗ việc làm còn trống. Tuy nhiên, số người đến đăng ký tuyển dụng chỉ bằng 17% so với nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Trong đó, số đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng chỉ chiếm khoảng 6 %.Trong số vị trí tuyển, có đến 80% là nhu cầu lao động phổ thông, chủ yếu là các doanh nghiệp may mặc, giầy da, chế biến nông, lâm sản.
Điều chỉnh bằng cách nào?
Nhìn nhận những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu lao động, ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội cho rằng, mặc dù hệ thống thông tin thị trường lao động đã được hình thành nhưng chưa có độ bao phủ rộng khắp, thông tin chưa đa dạng, chưa hấp dẫn người lao động, cũng như chưa tạo niềm tin cho chủ sử dụng.
Ngoài ra, vấn đề quản lý Nhà nước cũng là một trong những nguyên nhân. Theo ông Hòa thì hiện sự giám sát, kiểm soát thị trường lao động vẫn chưa được chặt chẽ.
Số liệu khảo sát của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy, hiện nay nhiều doanh nghiệp không đăng ký sổ lao động cho công nhân. Cụ thể, tại Tp. HCM năm 2007, khu vực Nhà nước số lao động được cấp sổ chiếm 5,76%, con số này tại cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và hộ gia đình chỉ 1,03%.
Doanh nghiệp đăng ký sổ lao động thấp, dẫn đến việc cơ quan quản lý không nắm được lực lượng lao dộng, không có thông tin đầy đủ khiến các ngành, các cấp không kịp điều tiết nguồn nhân lực giữa các ngành, vùng và các địa phương.
Để giải bài toán bất cập về cung - cầu lao động nói trên, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đề xuất với Chính phủ nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh đến hệ thống thông tin, dự báo về thị trường lao động.
Thứ nhất, cần rà soát, quy hoạch hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển mạng lưới giới thiệu việc làm xuống tận thôn bản, có thể áp dụng theo 4 cấp hành chính từ trung ương đến phường, xã.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật để các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, tổng công ty lớn khi đầu tư các dự án lớn phải báo cáo, dự kiến nhu cầu nhân lực và có kế hoạch chuẩn bị.
Cùng với việc mở rộng, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước cũng cần có chính sách giảm dần quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ (dưới 5 tỷ đồng vốn và dưới 10 lao động) để nâng cao tính chuyên nghiệp, tăng dần mức đầu tư trang thiết bị và kiến thức cho người lao động.
Để điều tiết thị trường lao động, cải thiện sự mất cân đối cung cầu, một vấn đề nữa cần quan tâm, theo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, chính là phải chú trọng đến cải cách tiền lương, tiền công theo định hướng thị trường, gắn với năng suất lao động, không đối xử, phân biệt giữa cácloại hình doanh nghiệp.