Ngành hàng không, dầu khí có lương cao nhất
Bộ Lao động cho rằng, chính sách tiền lương trong doanh nghiệp còn cứng nhắc
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có báo cáo 133/BC -LDTBXH trình Chính phủ về “Thực trạng cung - cầu lao động và những giải pháp”. Báo cáo chỉ ra việc áp dụng chính sách tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp hiện nay còn cứng nhắc, chưa phản ánh đúng thực tế.
Theo đó, hiện tiền lương chưa đảm bảo hợp lý ở một số ngành và khu vực. Đặc biệt, với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lương bình quân chỉ bằng 56,6% khu vực doanh nghiệp Nhà nước, bằng 68,4% khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh lương bình quân tháng của một số ngành cao như: vận tải hàng không 13,16 triệu đồng/tháng, dầu khí 12,18 triệu đồng; tài chính tín dụng 5,26 triệu đồng, khai thác than 3,71 triệu đồng, hoạt động y tế 3,46 triệu đồng, thì mức lương một số ngành quá thấp như nuôi trồng thủy sản chỉ 1,1 triệu đồng, lâm nghiệp - da giày 1,3 triệu đồng, dệt may 1,4 triệu đồng.
Báo cáo cũng đưa ra kết quả khảo sát thực tế cho thấy tiền lương trong các doanh nghiệp hiện nay thấp hơn tiền lương ở khu vực lao động tự do. Tiền lương bậc 1 (hệ số 2,34) của người vừa tốt nghiệp đại học là 50,7 nghìn đồng/ngày. Trong khi lao động tự do, lao động nông nghiệp có thể kiếm được thu nhập từ 80 đến 120 ngàn đồng một ngày để làm những công việc như cấy, gặt lúa, hoặc bốc vác mà không bị ràng buộc và yêu cầu khắt khe về trình độ chuyên môn.
Khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ ra rằng, so với mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng thì mức tăng của tiền lương chưa đủ bù đắp mức tăng giá sinh hoạt. Thu nhập thực tế của người lao động năm 2008 chỉ bằng 95% so với năm 2007.
Cũng trong báo cáo này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị Chính phủ cần cải tiến chính sách tiền lương, tiền công theo định hướng thị trường; thực hiện chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.
Đặc biệt, Chính phủ cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ tiền lương cho đối tượng yếu thế với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, nhất là khi chỉ số giá sinh hoạt tăng cao.
Theo đó, hiện tiền lương chưa đảm bảo hợp lý ở một số ngành và khu vực. Đặc biệt, với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lương bình quân chỉ bằng 56,6% khu vực doanh nghiệp Nhà nước, bằng 68,4% khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh lương bình quân tháng của một số ngành cao như: vận tải hàng không 13,16 triệu đồng/tháng, dầu khí 12,18 triệu đồng; tài chính tín dụng 5,26 triệu đồng, khai thác than 3,71 triệu đồng, hoạt động y tế 3,46 triệu đồng, thì mức lương một số ngành quá thấp như nuôi trồng thủy sản chỉ 1,1 triệu đồng, lâm nghiệp - da giày 1,3 triệu đồng, dệt may 1,4 triệu đồng.
Báo cáo cũng đưa ra kết quả khảo sát thực tế cho thấy tiền lương trong các doanh nghiệp hiện nay thấp hơn tiền lương ở khu vực lao động tự do. Tiền lương bậc 1 (hệ số 2,34) của người vừa tốt nghiệp đại học là 50,7 nghìn đồng/ngày. Trong khi lao động tự do, lao động nông nghiệp có thể kiếm được thu nhập từ 80 đến 120 ngàn đồng một ngày để làm những công việc như cấy, gặt lúa, hoặc bốc vác mà không bị ràng buộc và yêu cầu khắt khe về trình độ chuyên môn.
Khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ ra rằng, so với mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng thì mức tăng của tiền lương chưa đủ bù đắp mức tăng giá sinh hoạt. Thu nhập thực tế của người lao động năm 2008 chỉ bằng 95% so với năm 2007.
Cũng trong báo cáo này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị Chính phủ cần cải tiến chính sách tiền lương, tiền công theo định hướng thị trường; thực hiện chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.
Đặc biệt, Chính phủ cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ tiền lương cho đối tượng yếu thế với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, nhất là khi chỉ số giá sinh hoạt tăng cao.