Đã có 20 cán bộ nộp lại quà tặng trong năm nay
Số cán bộ công chức nộp lại quà tặng năm 2010 chỉ bằng 1/10 năm 2009, nhưng giá trị quà tặng thì tăng gấp đôi
Năm 2010 có 20 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng cho cơ quan, đơn vị với tổng giá trị 123 triệu đồng, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng tại phiên họp ngày 30/9.
Như vậy, con số này đã giảm nhiều so với năm 2009, với 211 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng, tổng giá trị 66,55 triệu đồng.
Và theo Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, thì cũng từ năm 2009 mới thống kê được con số về tình hình nhận và nộp lại quà tặng, nhưng chưa thể biết danh tính những người biếu tặng cùng động cơ của họ.
Bên cạnh số cán bộ đã nộp lại quà tặng, báo cáo của Chính phủ còn cho biết “nhiều cán bộ, công chức, viên chức đã kiên quyết không nhận quà tặng, không nhận hối lộ”.
Báo cáo cũng nêu rõ, đã có 84 trường hợp người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong vi phạm quản lý. Trong đó xử lý hình sự 19 người, cách chức 15 người, cảnh cáo 13 người và khiển trách 37 người.
Tuy nhiên, thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, việc thực hiện quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu của một số cơ quan, tổ chức, đơn vụ khi để xảy ra tham nhũng còn lúng túng và có biểu hiện nương nhẹ, không nghiêm minh nên tác dụng răn đe còn thấp.
Bên cạnh đó, cơ chế về kê khai tài sản, theo đánh giá của Ủy ban là còn hình thức, hiệu quả thấp. Mới chỉ có 24/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 32 bộ ngành báo cáo hoàn thành 100% việc kê khai năm 2009.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng việc thu hồi tài sản và khắc phục hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra còn chậm. Theo báo cáo của Chính phủ tổng giá trị tài sản bị tham nhũng, thiệt hại do tham nhũng phát hiện được là 193,5 tỷ đồng, 516,8ha đất, đã thu hồi được 156,4 tỷ đồng, 432,1 ha đất, số còn lại đang tiếp tục thu hồi.
Với thực tế phát hiện nhiều sai phạm, kiến nghị xử lý kỷ luật 562 tập thể, 2.035 cá nhân nhưng chỉ chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 62 vụ, 84 đối tượng liên quan đến tham nhũng, theo Ủy ban “dư luận xã hội cho là có biểu hiện nương nhẹ trong việc xử lý những người có hành vi tham nhũng”.
Điều đáng lưu ý là các vụ tham nhũng được phát hiện và xử lý chủ yếu ở cấp cơ sở, số bị can bị khởi tố vì hành vi tham nhũng là cán bộ cấp xã phường chiếm tỷ lệ cao, với số tiền chiếm đoạt không nhiều.
Trong khi đó, số người phát hiện được và bị khởi tố ở Trung ương là rất ít, nhưng với những vụ đã bị phát hiện, xử lý thì số tiền bị chiếm đoạt rất lớn.
Ủy ban Tư pháp cũng “phê” Chính phủ chậm khắc phục hạn chế trong báo cáo đã được nêu ra trong năm 2009 và các năm trước. Đó là chưa nêu được cụ thể những bộ ngành, địa phương làm tốt công tác phòng chống tham nhũng và những nơi còn để xảy ra nhiều vụ tham nhũng.
Theo nhận định của Chính phủ thì “tình hình tham nhũng năm 2010 tuy có giảm nhưng trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp và trở nên tinh vi hơn”.
Còn theo cơ quan thẩm tra thì “tình hình tham nhũng nhìn chung vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, trong khi đó công tác phát hiện và xử lý còn ít, chưa tương xứng với tình hình và yêu cầu đấu tranh phòng chống tham nhũng”.
Bên cạnh rất nhiều nguyên nhân về cơ chế chính sách, năng lực của các đơn vị chuyên trách…, cơ quan thẩm tra của Quốc hội còn nêu băn khoăn của dư luận về tính khách quan trong việc tham mưu xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật và cho rằng có biểu hiện cục bộ trong việc bảo vệ lợi ích của một nhóm người.
“Những bất cập trên đây đã được cái đại biểu Quốc hội phát biểu, chất vấn tại nhiều kỳ họp, các phương tiện thông tin đại chúng nêu ra nhưng cho tới nay vẫn chưa kịp thời khắc phục”, Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh.
Như vậy, con số này đã giảm nhiều so với năm 2009, với 211 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng, tổng giá trị 66,55 triệu đồng.
Và theo Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, thì cũng từ năm 2009 mới thống kê được con số về tình hình nhận và nộp lại quà tặng, nhưng chưa thể biết danh tính những người biếu tặng cùng động cơ của họ.
Bên cạnh số cán bộ đã nộp lại quà tặng, báo cáo của Chính phủ còn cho biết “nhiều cán bộ, công chức, viên chức đã kiên quyết không nhận quà tặng, không nhận hối lộ”.
Báo cáo cũng nêu rõ, đã có 84 trường hợp người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong vi phạm quản lý. Trong đó xử lý hình sự 19 người, cách chức 15 người, cảnh cáo 13 người và khiển trách 37 người.
Tuy nhiên, thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, việc thực hiện quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu của một số cơ quan, tổ chức, đơn vụ khi để xảy ra tham nhũng còn lúng túng và có biểu hiện nương nhẹ, không nghiêm minh nên tác dụng răn đe còn thấp.
Bên cạnh đó, cơ chế về kê khai tài sản, theo đánh giá của Ủy ban là còn hình thức, hiệu quả thấp. Mới chỉ có 24/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 32 bộ ngành báo cáo hoàn thành 100% việc kê khai năm 2009.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng việc thu hồi tài sản và khắc phục hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra còn chậm. Theo báo cáo của Chính phủ tổng giá trị tài sản bị tham nhũng, thiệt hại do tham nhũng phát hiện được là 193,5 tỷ đồng, 516,8ha đất, đã thu hồi được 156,4 tỷ đồng, 432,1 ha đất, số còn lại đang tiếp tục thu hồi.
Với thực tế phát hiện nhiều sai phạm, kiến nghị xử lý kỷ luật 562 tập thể, 2.035 cá nhân nhưng chỉ chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 62 vụ, 84 đối tượng liên quan đến tham nhũng, theo Ủy ban “dư luận xã hội cho là có biểu hiện nương nhẹ trong việc xử lý những người có hành vi tham nhũng”.
Điều đáng lưu ý là các vụ tham nhũng được phát hiện và xử lý chủ yếu ở cấp cơ sở, số bị can bị khởi tố vì hành vi tham nhũng là cán bộ cấp xã phường chiếm tỷ lệ cao, với số tiền chiếm đoạt không nhiều.
Trong khi đó, số người phát hiện được và bị khởi tố ở Trung ương là rất ít, nhưng với những vụ đã bị phát hiện, xử lý thì số tiền bị chiếm đoạt rất lớn.
Ủy ban Tư pháp cũng “phê” Chính phủ chậm khắc phục hạn chế trong báo cáo đã được nêu ra trong năm 2009 và các năm trước. Đó là chưa nêu được cụ thể những bộ ngành, địa phương làm tốt công tác phòng chống tham nhũng và những nơi còn để xảy ra nhiều vụ tham nhũng.
Theo nhận định của Chính phủ thì “tình hình tham nhũng năm 2010 tuy có giảm nhưng trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp và trở nên tinh vi hơn”.
Còn theo cơ quan thẩm tra thì “tình hình tham nhũng nhìn chung vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, trong khi đó công tác phát hiện và xử lý còn ít, chưa tương xứng với tình hình và yêu cầu đấu tranh phòng chống tham nhũng”.
Bên cạnh rất nhiều nguyên nhân về cơ chế chính sách, năng lực của các đơn vị chuyên trách…, cơ quan thẩm tra của Quốc hội còn nêu băn khoăn của dư luận về tính khách quan trong việc tham mưu xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật và cho rằng có biểu hiện cục bộ trong việc bảo vệ lợi ích của một nhóm người.
“Những bất cập trên đây đã được cái đại biểu Quốc hội phát biểu, chất vấn tại nhiều kỳ họp, các phương tiện thông tin đại chúng nêu ra nhưng cho tới nay vẫn chưa kịp thời khắc phục”, Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh.