Cán bộ nộp lại quà tặng: Năm nay mới thống kê được
Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nói về công tác phòng chống tham nhũng
Trong tuần làm việc đầu tiên của kỳ họp Quốc hội thứ sáu, tình hình tham nhũng đã được nhiều đại biểu đề cập, phân tích ở nhiều góc độ khác nhau.
Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ gửi đến Quốc hội đưa ra con số, năm 2009 đã có 211 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng cho cơ quan với tổng giá trị 66,55 triệu đồng.
Trao đổi với báo chí chiều 23/10, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đánh giá đây là bước tiến bộ vì trước đây rất nhiều lần báo cáo nhưng khó có thể tập hợp được con số này. Năm này tập hợp được chứng tỏ các địa phương cũng quan tâm, những người liên quan cũng đã thấy trách nhiệm nộp lại quà tặng.
Tuy nhiên, ông Truyền cũng nhận định con số này chưa đúng với thực tế vì đương nhiên có một số người có nhận quà nhưng chưa báo cáo chưa nộp lại. Nhưng nếu nói thực tế là thế nào thì cũng chưa có thước nào mà đo cho đúng được.
Tới đây, việc giám sát quà biếu, quà tặng sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Chính phủ đã có quy chế rồi, cán bộ công chức đều phải thực hiện, ai vi phạm cũng đều bị xử lý cả. Quan trọng là làm sao phát hiện được. Trách nhiệm của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân là phải giám sát trong tổ chức của mình, vì tự giác là nhân tố chủ yếu trong phòng ngừa tham nhũng. Phải tự chống từ mình, từ đơn vị mình chứ cứ nói là tham nhũng mà hổng biết chống ai, ai chống.
Tôi rất tán thành khi Quốc hội đánh giá là vừa qua ý thức tự phát hiện còn yếu, tự giám sát còn yếu, thời gian tới phải thúc đẩy việc này.
Thưa ông, những người nộp lại quà tặng có nêu danh tính người biếu tặng hay không?
Cái này thì chưa có. Hiện cũng chưa phân tích rõ được ai tặng quà bình thường, ai tặng có động cơ. Có nhiều giác độ quà tặng khác nhau nên phải phân tích kỹ từng việc mới đánh giá được vấn đề như thế nào.
Ví dụ, mới đây một cán bộ thành phố Hải Phòng báo cáo là nhận được phong bì 20 triệu đồng để nhờ lo tranh thủ phiếu bầu cử cho một người. Nói như vậy nhưng có nhiều cái không bình thường, tại sao anh nhận mà không lập biên bản và báo cáo ngay mà để thời gian dài như vậy. Có nhiều vấn đề phải xem lại chứ chưa thể bình luận gì được và chưa chắc là làm rõ được người tặng quà.
Về xem xét trách nhiệm người đứng đầu, Chính phủ đánh giá là có tiến bộ, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng nhiều cơ quan còn chưa báo cáo rõ?
Chính phủ đánh giá là có tiến bộ hơn vì so sánh với những năm trước đây quan tâm xử lý nhiều hơn, rõ hơn, nhiều hơn, có truy cứu trách nhậm hình sự nữa chứ không chỉ xử lý hành chính nhẹ nhàng. Còn Quốc hội nói né tránh vì khi xem xét một số vụ việc cụ thể xử lý chưa đúng độ, chưa đúng liều lượng.
Việc xét xử vừa qua có nhiều án treo (chiếm đến hơn 30%) có mâu thuẫn với quyết tâm chống tham nhũng không, thưa ông?
Nguyên tắc là vi phạm đến đâu, xử lý đến đó. Vừa qua xử phần lớn là ở cấp thi hành, cán bộ xã, phường, quản lý dự án, mức vi phạm nhỏ, thấp thì xử nhẹ. Pháp luật hình sự cũng quy định hai yếu tố xem xét giảm nhẹ. Một là nộp lại tài sản đã vi phạm và hai là nhân thân tốt thì có châm chước.
Quan trọng hơn là phải thu hồi tài sản đã tham nhũng. Nên nếu không tạo điều kiện khắc phục sai phạm thì mất cả con người và vật chất. Khi người vi phạm đã nhận ra lỗi lầm nộp lại tiền rồi thì phải cân nhắc.
Ông nghĩ sao khi dư luận cho rằng một số vụ án nghiêm trọng chậm được xử lý?
Những vụ kéo dài đều là những vụ việc phức tạp, rất nhiều năm rồi nên xem xét chứng cứ không phải là đơn giản, phải rất công phu. Có những vụ việc phải tiến hành giám định nhiều mặt mà việc giám định đang rất khó khăn. Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo lập cho được trung tâm thẩm định quốc gia. Và đây phải là cơ sở tin cậy cho điều tra để đi đến kết luận.
Với một số vụ việc cụ thể như vụ PMU 18 thì là loại án phức tạp, bao gồm nhiều mảng nhiều người, nhiều hành vi phạm tội. Vậy nên kết luận đến đâu, rõ cái nào xử cái đó, còn lại thì tiếp tục điều tra. Cũng có phần kéo dài, vì không thể nhập chung các vụ lại mà xử.
Còn vụ Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) của Nhật Bản tố cáo phải hối lộ ông Huỳnh Ngọc Sĩ trong dự án đại lộ Đông - Tây thì phần liên đới với nước ngoài tiến hành điều tra riêng. Nhật bản cung cấp cho mình nhiều tài liệu, dịch không dễ dàng nên không thể tiến hành nhanh được. Nhưng đến nay cơ bản dịch xong, các cơ quan chức năng đang nghiên cứu, xem xét các dấu hiệu vi phạm.
Phải tìm chứng cứ, có đủ chứng cứ thì mới xử lý được. Vì tài liệu bên kia lấy từ lời khai báo của nhân viên. Còn họ có đưa tiền, đưa cho ai thì phải điều tra cụ thể, chứ không thể chỉ dựa vào lời khai đó. Chứng cứ là bắt buộc phải có, mặc dù họ khai như thế nhưng chưa có chứng cứ thì chưa thể kết luận được.
Thưa ông, báo cáo của Chính phủ đưa ra nhiều tiêu chí để chứng minh cho những chuyển biến tiến bộ của công tác phòng chống tham nhũng. Song Chính phủ vẫn đánh giá “tình hình tham nhũng ở nước ta vẫn còn ở mức độ nghiêm trọng, phức tạp”?
Có đánh giá như vậy là do công tác này đã có chuyển biến tương đối đồng bộ từ nhận thức, ban hành thể chế, phòng ngừa, xem xét các vụ việc xảy ra, trách nhiệm của các ngành, cấp được nâng lên. Qua kiểm tra địa phương nào cũng xác định là mình làm có kết quả. Còn khảo sát qua nhân dân, trước đây đa số những người được hỏi ý kiến cho rằng tham nhũng hết sức nghiêm trọng, hết sức nguy kịch. Hiện nay vẫn còn nghiêm trọng nhưng đã thấy quyết tâm của Chính phủ nên lòng tin đã tăng lên.
Tại sao lại đánh giá vẫn còn nghiêm trọng và phức tạp vì xét về quy mô của hành vi tham nhũng vẫn diễn ra ở nhiều cấp nhiều ngành nhiều lĩnh vực. Thăm dò dư luận vẫn thấy nhân dân lo lắng, nhức nhối, nhũng nhiễu trong công việc vẫn là vấn đề bức xúc. Nhưng so với trước rõ ràng là tiến bộ hơn.
Đều đáng lo trong công tác chống tham nhũng là còn một số tổ chức, cá nhân hô hào thì nhiều nhưng làm thì ít.
Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ gửi đến Quốc hội đưa ra con số, năm 2009 đã có 211 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng cho cơ quan với tổng giá trị 66,55 triệu đồng.
Trao đổi với báo chí chiều 23/10, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đánh giá đây là bước tiến bộ vì trước đây rất nhiều lần báo cáo nhưng khó có thể tập hợp được con số này. Năm này tập hợp được chứng tỏ các địa phương cũng quan tâm, những người liên quan cũng đã thấy trách nhiệm nộp lại quà tặng.
Tuy nhiên, ông Truyền cũng nhận định con số này chưa đúng với thực tế vì đương nhiên có một số người có nhận quà nhưng chưa báo cáo chưa nộp lại. Nhưng nếu nói thực tế là thế nào thì cũng chưa có thước nào mà đo cho đúng được.
Tới đây, việc giám sát quà biếu, quà tặng sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Chính phủ đã có quy chế rồi, cán bộ công chức đều phải thực hiện, ai vi phạm cũng đều bị xử lý cả. Quan trọng là làm sao phát hiện được. Trách nhiệm của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân là phải giám sát trong tổ chức của mình, vì tự giác là nhân tố chủ yếu trong phòng ngừa tham nhũng. Phải tự chống từ mình, từ đơn vị mình chứ cứ nói là tham nhũng mà hổng biết chống ai, ai chống.
Tôi rất tán thành khi Quốc hội đánh giá là vừa qua ý thức tự phát hiện còn yếu, tự giám sát còn yếu, thời gian tới phải thúc đẩy việc này.
Thưa ông, những người nộp lại quà tặng có nêu danh tính người biếu tặng hay không?
Cái này thì chưa có. Hiện cũng chưa phân tích rõ được ai tặng quà bình thường, ai tặng có động cơ. Có nhiều giác độ quà tặng khác nhau nên phải phân tích kỹ từng việc mới đánh giá được vấn đề như thế nào.
Ví dụ, mới đây một cán bộ thành phố Hải Phòng báo cáo là nhận được phong bì 20 triệu đồng để nhờ lo tranh thủ phiếu bầu cử cho một người. Nói như vậy nhưng có nhiều cái không bình thường, tại sao anh nhận mà không lập biên bản và báo cáo ngay mà để thời gian dài như vậy. Có nhiều vấn đề phải xem lại chứ chưa thể bình luận gì được và chưa chắc là làm rõ được người tặng quà.
Về xem xét trách nhiệm người đứng đầu, Chính phủ đánh giá là có tiến bộ, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng nhiều cơ quan còn chưa báo cáo rõ?
Chính phủ đánh giá là có tiến bộ hơn vì so sánh với những năm trước đây quan tâm xử lý nhiều hơn, rõ hơn, nhiều hơn, có truy cứu trách nhậm hình sự nữa chứ không chỉ xử lý hành chính nhẹ nhàng. Còn Quốc hội nói né tránh vì khi xem xét một số vụ việc cụ thể xử lý chưa đúng độ, chưa đúng liều lượng.
Việc xét xử vừa qua có nhiều án treo (chiếm đến hơn 30%) có mâu thuẫn với quyết tâm chống tham nhũng không, thưa ông?
Nguyên tắc là vi phạm đến đâu, xử lý đến đó. Vừa qua xử phần lớn là ở cấp thi hành, cán bộ xã, phường, quản lý dự án, mức vi phạm nhỏ, thấp thì xử nhẹ. Pháp luật hình sự cũng quy định hai yếu tố xem xét giảm nhẹ. Một là nộp lại tài sản đã vi phạm và hai là nhân thân tốt thì có châm chước.
Quan trọng hơn là phải thu hồi tài sản đã tham nhũng. Nên nếu không tạo điều kiện khắc phục sai phạm thì mất cả con người và vật chất. Khi người vi phạm đã nhận ra lỗi lầm nộp lại tiền rồi thì phải cân nhắc.
Ông nghĩ sao khi dư luận cho rằng một số vụ án nghiêm trọng chậm được xử lý?
Những vụ kéo dài đều là những vụ việc phức tạp, rất nhiều năm rồi nên xem xét chứng cứ không phải là đơn giản, phải rất công phu. Có những vụ việc phải tiến hành giám định nhiều mặt mà việc giám định đang rất khó khăn. Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo lập cho được trung tâm thẩm định quốc gia. Và đây phải là cơ sở tin cậy cho điều tra để đi đến kết luận.
Với một số vụ việc cụ thể như vụ PMU 18 thì là loại án phức tạp, bao gồm nhiều mảng nhiều người, nhiều hành vi phạm tội. Vậy nên kết luận đến đâu, rõ cái nào xử cái đó, còn lại thì tiếp tục điều tra. Cũng có phần kéo dài, vì không thể nhập chung các vụ lại mà xử.
Còn vụ Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) của Nhật Bản tố cáo phải hối lộ ông Huỳnh Ngọc Sĩ trong dự án đại lộ Đông - Tây thì phần liên đới với nước ngoài tiến hành điều tra riêng. Nhật bản cung cấp cho mình nhiều tài liệu, dịch không dễ dàng nên không thể tiến hành nhanh được. Nhưng đến nay cơ bản dịch xong, các cơ quan chức năng đang nghiên cứu, xem xét các dấu hiệu vi phạm.
Phải tìm chứng cứ, có đủ chứng cứ thì mới xử lý được. Vì tài liệu bên kia lấy từ lời khai báo của nhân viên. Còn họ có đưa tiền, đưa cho ai thì phải điều tra cụ thể, chứ không thể chỉ dựa vào lời khai đó. Chứng cứ là bắt buộc phải có, mặc dù họ khai như thế nhưng chưa có chứng cứ thì chưa thể kết luận được.
Thưa ông, báo cáo của Chính phủ đưa ra nhiều tiêu chí để chứng minh cho những chuyển biến tiến bộ của công tác phòng chống tham nhũng. Song Chính phủ vẫn đánh giá “tình hình tham nhũng ở nước ta vẫn còn ở mức độ nghiêm trọng, phức tạp”?
Có đánh giá như vậy là do công tác này đã có chuyển biến tương đối đồng bộ từ nhận thức, ban hành thể chế, phòng ngừa, xem xét các vụ việc xảy ra, trách nhiệm của các ngành, cấp được nâng lên. Qua kiểm tra địa phương nào cũng xác định là mình làm có kết quả. Còn khảo sát qua nhân dân, trước đây đa số những người được hỏi ý kiến cho rằng tham nhũng hết sức nghiêm trọng, hết sức nguy kịch. Hiện nay vẫn còn nghiêm trọng nhưng đã thấy quyết tâm của Chính phủ nên lòng tin đã tăng lên.
Tại sao lại đánh giá vẫn còn nghiêm trọng và phức tạp vì xét về quy mô của hành vi tham nhũng vẫn diễn ra ở nhiều cấp nhiều ngành nhiều lĩnh vực. Thăm dò dư luận vẫn thấy nhân dân lo lắng, nhức nhối, nhũng nhiễu trong công việc vẫn là vấn đề bức xúc. Nhưng so với trước rõ ràng là tiến bộ hơn.
Đều đáng lo trong công tác chống tham nhũng là còn một số tổ chức, cá nhân hô hào thì nhiều nhưng làm thì ít.