Bồi thường án oan Nguyễn Thanh Chấn “không thể nhanh được”
Án oan Nguyễn Thanh Chấn không chỉ gắn với oan sai mà còn liên quan đến việc giải quyết bồi thường
Từng làm nóng nghị trường từ vài năm trước, vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn không chỉ gắn với oan sai mà còn liên quan đến việc giải quyết bồi thường.
Tại phiên họp sáng 10/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong báo cáo kết quả giám sát về tình hình oan sai, ngay sau khi đánh giá việc bồi thường cơ bản còn chậm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đã nhắc đến vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) với số tiền đề nghị bồi thường hơn 9 tỷ đồng, vụ ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) trên 22 tỷ đồng và kéo dài 9 năm đến nay chưa giải quyết xong,
Dự thảo nghị quyết trình Quốc hội sau khi giám sát cũng yêu cầu khẩn trương giải quyết bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), ông Phan Văn Lá (Long an), ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) và các trường hợp bị oan khác đã có đơn yêu cầu bồi thường trước 1/1/2015.
Khẳng định là còn tồn tại thì sẽ phải làm, song Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đề nghị nghị quyết cần có câu "giải quyết đúng pháp luật", vì “ bảo nhanh mà không đúng pháp luật là sẽ rất khó”.
Ông Bình cũng cho biết hiện nay đơn của ông Chấn đang được thụ lý và theo quy định của pháp luật thì phải chứng minh thiệt hại thì tòa mới giải quyết được.
“Nếu chưa chứng minh được thì tòa cũng chưa thể ra quyết định bồi thường được, bởi vì nếu ra quyết định bồi thường đây cũng là tiền thuế của dân mà không có đủ đảm bảo căn cứ. Còn quy định có rườm rà, rắc rối gì thì mình sửa, tòa vẫn phải giải quyết theo đúng pháp luật, không thể giải quyết nhanh, ngay được”, Chánh án quả quyết.
Vào tháng 3/2015, tại phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã hỏi Chánh án Trương Hòa Bình là đến thời điểm này thì kết quả giải quyết vụ án Nguyễn Thanh Chấn đến đâu.
Khi đó, Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, với vụ án Nguyễn Thanh Chấn, các cơ quan tố tụng đã tiến hành giải quyết quyết liệt, đến nay đã hoàn thành cơ bản, nếu gia đình giao nộp chứng cứ chứng minh thiệt hại xong thì đến giai đoạn cuối cùng.
Tòa án cũng đã hai lần đến tận nhà ông Chấn, đề nghị gia đình cung cấp tài liệu để chứng minh thiệt hại, gia đình cho biết đã đưa cho luật sư, và tòa đã liên lạc với luật sư.
Về trường hợp của ông Lương Ngọc Phi, tại phiên họp sáng 11/4, Chánh án Bình thông tin tòa đã giải quyết bồi thường trên 600 triệu đồng. Bây giờ ông Phi yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản, nhưng đưa lên mức 22 tỷ đồng thì sơ thẩm đã xử chấp nhận và không có kháng cáo, kháng nghị. Nhưng giám đốc thẩm thấy căn cứ để bồi thường 22 tỷ là không đảm bảo cho nên đã hủy án để giải quyết theo quy định của tố tụng, Chánh án nói thêm.
“Cũng không thể giải quyết ngay cho ông Phi được, yêu cầu giải quyết ngay là không được, phải theo đúng quy định của pháp luật”, ông Bình khẳng định.
Tại phiên họp sáng 10/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong báo cáo kết quả giám sát về tình hình oan sai, ngay sau khi đánh giá việc bồi thường cơ bản còn chậm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đã nhắc đến vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) với số tiền đề nghị bồi thường hơn 9 tỷ đồng, vụ ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) trên 22 tỷ đồng và kéo dài 9 năm đến nay chưa giải quyết xong,
Dự thảo nghị quyết trình Quốc hội sau khi giám sát cũng yêu cầu khẩn trương giải quyết bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), ông Phan Văn Lá (Long an), ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) và các trường hợp bị oan khác đã có đơn yêu cầu bồi thường trước 1/1/2015.
Khẳng định là còn tồn tại thì sẽ phải làm, song Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đề nghị nghị quyết cần có câu "giải quyết đúng pháp luật", vì “ bảo nhanh mà không đúng pháp luật là sẽ rất khó”.
Ông Bình cũng cho biết hiện nay đơn của ông Chấn đang được thụ lý và theo quy định của pháp luật thì phải chứng minh thiệt hại thì tòa mới giải quyết được.
“Nếu chưa chứng minh được thì tòa cũng chưa thể ra quyết định bồi thường được, bởi vì nếu ra quyết định bồi thường đây cũng là tiền thuế của dân mà không có đủ đảm bảo căn cứ. Còn quy định có rườm rà, rắc rối gì thì mình sửa, tòa vẫn phải giải quyết theo đúng pháp luật, không thể giải quyết nhanh, ngay được”, Chánh án quả quyết.
Vào tháng 3/2015, tại phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã hỏi Chánh án Trương Hòa Bình là đến thời điểm này thì kết quả giải quyết vụ án Nguyễn Thanh Chấn đến đâu.
Khi đó, Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, với vụ án Nguyễn Thanh Chấn, các cơ quan tố tụng đã tiến hành giải quyết quyết liệt, đến nay đã hoàn thành cơ bản, nếu gia đình giao nộp chứng cứ chứng minh thiệt hại xong thì đến giai đoạn cuối cùng.
Tòa án cũng đã hai lần đến tận nhà ông Chấn, đề nghị gia đình cung cấp tài liệu để chứng minh thiệt hại, gia đình cho biết đã đưa cho luật sư, và tòa đã liên lạc với luật sư.
Về trường hợp của ông Lương Ngọc Phi, tại phiên họp sáng 11/4, Chánh án Bình thông tin tòa đã giải quyết bồi thường trên 600 triệu đồng. Bây giờ ông Phi yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản, nhưng đưa lên mức 22 tỷ đồng thì sơ thẩm đã xử chấp nhận và không có kháng cáo, kháng nghị. Nhưng giám đốc thẩm thấy căn cứ để bồi thường 22 tỷ là không đảm bảo cho nên đã hủy án để giải quyết theo quy định của tố tụng, Chánh án nói thêm.
“Cũng không thể giải quyết ngay cho ông Phi được, yêu cầu giải quyết ngay là không được, phải theo đúng quy định của pháp luật”, ông Bình khẳng định.