Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tốc độ tăng trưởng kinh tế
Con số 7% trong chỉ tiêu tăng trưởng GDP của năm 2008 và dự kiến cho 2009 đang đặt ra nhiều băn khoăn với không ít đại biểu
Con số 7% trong chỉ tiêu tăng trưởng GDP của năm 2008 và dự kiến cho 2009 đang đặt ra nhiều băn khoăn với không ít đại biểu.
2008: Rất khó đạt 7%
“Phát triển kinh tế chậm lại, rất khó đạt chỉ tiêu tăng trưởng 7%” là một trong những hạn chế, yếu kém được Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ trong báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa 12.
Cũng ngay ngày làm việc đầu tiên của Quốc hội, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đã nêu: đối với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP, trong khi Nghị quyết Quốc hội điều chỉnh giảm từ 8,5-9% xuống 7%, nhưng phần lớn các địa phương không điều chỉnh và trên thực tế báo cáo của nhiều nơi cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt ở mức cao trong năm 2008.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Hà Văn Hiền, từ đây đặt ra vấn đề về sự thiếu tính đồng bộ trong điều hành từ trung ương đến địa phương, thiếu thống nhất số liệu thống kê nên chưa phản ánh đúng thực tế phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng - Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên cũng chia sẻ “rất băn khoăn trước thực tế nhiều địa phương không điều chỉnh giảm, tăng trưởng kinh tế vẫn cao trong khi Trung ương thì giảm rồi mà vẫn có thể không đạt”. Ông Hùng đặt vấn đề “có lẽ nên xem lại các con số thống kê về kinh tế”.
Liên quan đến tăng trưởng kinh tế, một trong những yếu kém mà Ủy ban Kinh tế đã chỉ ra, đó là còn 8/25 chỉ tiêu dự báo không hoàn thành kế hoạch, trong đó có nhiều chỉ tiêu về môi trường và xã hội đã cho thấy sự thiếu bền vững trong phát triển kinh tế trong trung hạn
Những chuyển biến tích cực của nền kinh tế là có ý nghĩa quan trọng, nhưng mới chỉ là bước đầu, chưa bảo đảm tính ổn định và bền vững, nhất là trong tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.
Vì vậy, cần phải phân tích, đánh giá một cách kỹ lưỡng những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, yếu kém, khó khăn của nền kinh tế để từ đó xác định mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp cho năm 2009, ông Hiền nhấn mạnh.
2009: Vẫn là 7%?
Trong 3 phương án tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng là 7%, 7,5% và 6,5%, Chính phủ đã đề nghị chọn phương án tăng trưởng 7% trong năm 2009.
Nhiều ý kiến trong Uỷ ban Kinh tế đề nghị Chính phủ phân tích, làm rõ cơ sở của từng phương án. Trên cơ sở phân tích thực trạng nền kinh tế đất nước, ý kiến và dự báo của các chuyên gia, cơ quan nghiên cứu của Việt Nam và các tổ chức quốc tế, một số thành viên Ủy ban Kinh tế cho rằng, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2009 sẽ chỉ đạt ở mức thấp từ 5,5-6%; có ý kiến đề nghị giữ mức 6-6,5%; nhiều ý kiến khác đề nghị phương án tăng trưởng kinh tế từ 6,5-7%.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế vẫn thống nhất đề nghị chọn phương án tăng trưởng kinh tế trong năm 2009 từ 6,5 - 7%, sau khi đã thảo luận kỹ.
Theo phân tích của ông Hiền, tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến xấu sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta nhiều hơn. Sức mua của các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2009 có thể sẽ giảm, làm cho việc bảo đảm cân bằng cán cân thanh toán quốc tế sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đây cũng là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, trong đó có đại biểu Quốc hội Cao Sĩ Kiêm - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia - tại buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề "Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính đến Việt Nam: Được và mất" trên VnEconomy chiều 16/10.
Và trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động phức tạp khó lường hết được mức độ, việc để mục tiêu tăng trưởng trong khoảng từ 6,5% đến 7% phù hợp hơn, đáp ứng sự điều hành linh hoạt giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và giữ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết.
Một lý do quan trọng nữa để Ủy ban Kinh tế “chấm” phương án 7% là mục tiêu năm 2009 vẫn phải tập trung kiềm chế lạm phát để đến năm 2010, lạm phát giảm xuống còn một con số. Lạm phát được kiềm chế sẽ là điều kiện để bảo đảm duy trì tiềm năng tăng trưởng cả trong trung hạn và dài hạn, ổn định được đời sống của nhân dân. Do vậy, phải tiếp tục ưu tiên cho kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cho rằng, giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và mục tiêu bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý cần phải được thể hiện bằng chính sách và các biện pháp cụ thể để tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành ở các cấp, các ngành và các địa phương.
2008: Rất khó đạt 7%
“Phát triển kinh tế chậm lại, rất khó đạt chỉ tiêu tăng trưởng 7%” là một trong những hạn chế, yếu kém được Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ trong báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa 12.
Cũng ngay ngày làm việc đầu tiên của Quốc hội, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đã nêu: đối với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP, trong khi Nghị quyết Quốc hội điều chỉnh giảm từ 8,5-9% xuống 7%, nhưng phần lớn các địa phương không điều chỉnh và trên thực tế báo cáo của nhiều nơi cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt ở mức cao trong năm 2008.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Hà Văn Hiền, từ đây đặt ra vấn đề về sự thiếu tính đồng bộ trong điều hành từ trung ương đến địa phương, thiếu thống nhất số liệu thống kê nên chưa phản ánh đúng thực tế phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng - Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên cũng chia sẻ “rất băn khoăn trước thực tế nhiều địa phương không điều chỉnh giảm, tăng trưởng kinh tế vẫn cao trong khi Trung ương thì giảm rồi mà vẫn có thể không đạt”. Ông Hùng đặt vấn đề “có lẽ nên xem lại các con số thống kê về kinh tế”.
Liên quan đến tăng trưởng kinh tế, một trong những yếu kém mà Ủy ban Kinh tế đã chỉ ra, đó là còn 8/25 chỉ tiêu dự báo không hoàn thành kế hoạch, trong đó có nhiều chỉ tiêu về môi trường và xã hội đã cho thấy sự thiếu bền vững trong phát triển kinh tế trong trung hạn
Những chuyển biến tích cực của nền kinh tế là có ý nghĩa quan trọng, nhưng mới chỉ là bước đầu, chưa bảo đảm tính ổn định và bền vững, nhất là trong tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.
Vì vậy, cần phải phân tích, đánh giá một cách kỹ lưỡng những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, yếu kém, khó khăn của nền kinh tế để từ đó xác định mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp cho năm 2009, ông Hiền nhấn mạnh.
2009: Vẫn là 7%?
Trong 3 phương án tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng là 7%, 7,5% và 6,5%, Chính phủ đã đề nghị chọn phương án tăng trưởng 7% trong năm 2009.
Nhiều ý kiến trong Uỷ ban Kinh tế đề nghị Chính phủ phân tích, làm rõ cơ sở của từng phương án. Trên cơ sở phân tích thực trạng nền kinh tế đất nước, ý kiến và dự báo của các chuyên gia, cơ quan nghiên cứu của Việt Nam và các tổ chức quốc tế, một số thành viên Ủy ban Kinh tế cho rằng, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2009 sẽ chỉ đạt ở mức thấp từ 5,5-6%; có ý kiến đề nghị giữ mức 6-6,5%; nhiều ý kiến khác đề nghị phương án tăng trưởng kinh tế từ 6,5-7%.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế vẫn thống nhất đề nghị chọn phương án tăng trưởng kinh tế trong năm 2009 từ 6,5 - 7%, sau khi đã thảo luận kỹ.
Theo phân tích của ông Hiền, tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến xấu sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta nhiều hơn. Sức mua của các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2009 có thể sẽ giảm, làm cho việc bảo đảm cân bằng cán cân thanh toán quốc tế sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đây cũng là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, trong đó có đại biểu Quốc hội Cao Sĩ Kiêm - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia - tại buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề "Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính đến Việt Nam: Được và mất" trên VnEconomy chiều 16/10.
Và trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động phức tạp khó lường hết được mức độ, việc để mục tiêu tăng trưởng trong khoảng từ 6,5% đến 7% phù hợp hơn, đáp ứng sự điều hành linh hoạt giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và giữ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết.
Một lý do quan trọng nữa để Ủy ban Kinh tế “chấm” phương án 7% là mục tiêu năm 2009 vẫn phải tập trung kiềm chế lạm phát để đến năm 2010, lạm phát giảm xuống còn một con số. Lạm phát được kiềm chế sẽ là điều kiện để bảo đảm duy trì tiềm năng tăng trưởng cả trong trung hạn và dài hạn, ổn định được đời sống của nhân dân. Do vậy, phải tiếp tục ưu tiên cho kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cho rằng, giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và mục tiêu bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý cần phải được thể hiện bằng chính sách và các biện pháp cụ thể để tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành ở các cấp, các ngành và các địa phương.