Đại biểu Quốc hội than mệt vì thuế
Không ít đại biểu than thở tại phiên thảo luận tổ về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế
Dân nghèo, doanh nghiệp khó khăn nhưng nhiều thứ thuế phải nộp quá, không ít đại biểu than thở tại phiên thảo luận tổ về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, sáng 1/6.
Một số vị đại biểu - doanh nhân đề nghị phải sửa luật theo hướng giảm cả mức thuế đóng góp vừa giảm cả phiền hà trong quá trình nộp thuế.
Theo tờ trình của Chính phủ, một trong ba mục tiêu của dự án luật là khắc phục kịp thời những hạn chế trong thực tiễn quản lý thuế; tăng cường các biện pháp quản lý kiểm tra, giám sát, hậu kiểm để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính thuế nhằm chống thất thu, giảm nợ thuế; thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Nhất trí với sự cần thiết ban hành luật, đồng tình với nhiều nội dung sửa đổi, đặc biệt là các biện pháp chống chuyển giá, song cũng như ý kiến của cơ quan thẩm tra, các đại biểu cho rằng, nhiều quy định trong dự thảo luật chưa bảo đảm tính cụ thể, khi 12/33 điều được sửa đổi giao Chính phủ hướng dẫn, trong đó có những nội dung quan trọng như về quản lý rủi ro, áp dụng các biện pháp thuận lợi, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế, cơ chế thỏa thuận trước về giá tính thuế…
Không đi vào các nội dung chi tiết, đại biểu Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đề nghị nên điều chỉnh tiếp thuế thu nhập cá nhân vì hiện nay mức thu quá cao so với các nước trong khu vực.
Thu nhập 5 triệu đồng đã phải đóng thuế mà 5 triệu đó bao gồm cả tiền nhà đủ thứ trên trời, trong khi ở một số nước trong khu vực mức 20 - 30 ngàn USD mới đóng 2%. Cái này gọi là tận thu, chúng tôi chăm lo đời sống lao động đã vất vả mà còn gánh cả thuế thu nhập cá nhân cho họ nữa, mức này là quá cao, ông Hùng “than”.
Đại biểu Hùng cũng cho rằng nên bỏ quy định 10% đánh vào thuế vay tiền nước ngoài, vì đi vay đã khổ rồi.
“Thuế thu nhập doanh nghiệp rất cao, thu nhập cá nhân cũng rất cao nữa, cái gì cũng cao, mệt mỏi lắm”, ông Hùng nói.
Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC), đại biểu Nguyễn Minh Quang đề cập một vấn đề khiến doanh nghiệp “ngại” qua câu chuyện cụ thể.
Đó là sau một cuộc làm việc của cơ quan thuế với doanh nghiệp này còn 18 vấn đề hai bên chưa thống nhất. Sau khi “đấu tranh” với cả cục phó, rồi cục trưởng thì doanh nghiệp giành được 17 điều chính xác về mình. Còn một điều thì theo lời cục trưởng là “chấp nhận cho cục đúng”. Nhưng sau đó khi doanh nghiệp ở địa phương khác cũng đấu tranh về điều này thì cơ quan thuế đã công nhận kiến nghị của doanh nghiệp.
Từ câu chuyện này, ông Quang đề nghị nên luật hóa về thời gian cơ quan thuế kiểm tra doanh nghiệp khoảng hai năm một lần để tránh tình trạng nhiều vấn đề treo quá lâu, doanh nghiệp không yên tâm hạch toán và chốt báo cáo tài chính.
Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư phát triển Hà Nội kể, ông nhận được hồ sơ của một doanh nghiệp tại Tp.HCM phản ánh việc cơ quan thuế liên tục đơn phương ra quyết định phạt doanh nghiệp này trong hai năm liền với số tiền khổng lồ, dù ngay biên bản của lần đầu tiên làm việc doanh nghiệp đã không đồng ý với quan điểm của cơ quan thuế, trong vụ việc cụ thể đó.
“Tôi yêu cầu cơ quan thuế đưa ra những văn bản quy định cơ sở của việc đưa ra những quyết định đơn phương, sau đó doanh nghiệp gửi thư cảm ơn vì họ chỉ phải nộp khoản tiền ban đầu chứ không phải nộp phạt, nộp lãi, dù tôi không nhận được hồi âm từ cơ quan thuế”, đại biểu Sơn nói.
Ở “khoảng trống” của luật hiện tại với yêu cầu “luật phải giúp dân tự giác nộp thuế” ở lần sửa đổi này, đại biểu Trịnh Thanh Khiết cũng đưa ra ví dụ mà ông nhấn mạnh là hoàn toàn có thật, là nếu vào nhà hàng lấy hóa đơn đỏ thì phải thanh toán 11 triệu, không lấy hóa đơn thì bớt đi 1,5 triệu đồng.
“Dân đã nghèo đã cạn kiệt mà nhiều thuế quá”, đại biểu Trịnh Ngọc Thạch than thở sau khi nói rằng loại phí lưu hành phương tiện mà Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thực chất là “tiền phạt”.
Một số vị đại biểu - doanh nhân đề nghị phải sửa luật theo hướng giảm cả mức thuế đóng góp vừa giảm cả phiền hà trong quá trình nộp thuế.
Theo tờ trình của Chính phủ, một trong ba mục tiêu của dự án luật là khắc phục kịp thời những hạn chế trong thực tiễn quản lý thuế; tăng cường các biện pháp quản lý kiểm tra, giám sát, hậu kiểm để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính thuế nhằm chống thất thu, giảm nợ thuế; thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Nhất trí với sự cần thiết ban hành luật, đồng tình với nhiều nội dung sửa đổi, đặc biệt là các biện pháp chống chuyển giá, song cũng như ý kiến của cơ quan thẩm tra, các đại biểu cho rằng, nhiều quy định trong dự thảo luật chưa bảo đảm tính cụ thể, khi 12/33 điều được sửa đổi giao Chính phủ hướng dẫn, trong đó có những nội dung quan trọng như về quản lý rủi ro, áp dụng các biện pháp thuận lợi, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế, cơ chế thỏa thuận trước về giá tính thuế…
Không đi vào các nội dung chi tiết, đại biểu Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đề nghị nên điều chỉnh tiếp thuế thu nhập cá nhân vì hiện nay mức thu quá cao so với các nước trong khu vực.
Thu nhập 5 triệu đồng đã phải đóng thuế mà 5 triệu đó bao gồm cả tiền nhà đủ thứ trên trời, trong khi ở một số nước trong khu vực mức 20 - 30 ngàn USD mới đóng 2%. Cái này gọi là tận thu, chúng tôi chăm lo đời sống lao động đã vất vả mà còn gánh cả thuế thu nhập cá nhân cho họ nữa, mức này là quá cao, ông Hùng “than”.
Đại biểu Hùng cũng cho rằng nên bỏ quy định 10% đánh vào thuế vay tiền nước ngoài, vì đi vay đã khổ rồi.
“Thuế thu nhập doanh nghiệp rất cao, thu nhập cá nhân cũng rất cao nữa, cái gì cũng cao, mệt mỏi lắm”, ông Hùng nói.
Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC), đại biểu Nguyễn Minh Quang đề cập một vấn đề khiến doanh nghiệp “ngại” qua câu chuyện cụ thể.
Đó là sau một cuộc làm việc của cơ quan thuế với doanh nghiệp này còn 18 vấn đề hai bên chưa thống nhất. Sau khi “đấu tranh” với cả cục phó, rồi cục trưởng thì doanh nghiệp giành được 17 điều chính xác về mình. Còn một điều thì theo lời cục trưởng là “chấp nhận cho cục đúng”. Nhưng sau đó khi doanh nghiệp ở địa phương khác cũng đấu tranh về điều này thì cơ quan thuế đã công nhận kiến nghị của doanh nghiệp.
Từ câu chuyện này, ông Quang đề nghị nên luật hóa về thời gian cơ quan thuế kiểm tra doanh nghiệp khoảng hai năm một lần để tránh tình trạng nhiều vấn đề treo quá lâu, doanh nghiệp không yên tâm hạch toán và chốt báo cáo tài chính.
Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư phát triển Hà Nội kể, ông nhận được hồ sơ của một doanh nghiệp tại Tp.HCM phản ánh việc cơ quan thuế liên tục đơn phương ra quyết định phạt doanh nghiệp này trong hai năm liền với số tiền khổng lồ, dù ngay biên bản của lần đầu tiên làm việc doanh nghiệp đã không đồng ý với quan điểm của cơ quan thuế, trong vụ việc cụ thể đó.
“Tôi yêu cầu cơ quan thuế đưa ra những văn bản quy định cơ sở của việc đưa ra những quyết định đơn phương, sau đó doanh nghiệp gửi thư cảm ơn vì họ chỉ phải nộp khoản tiền ban đầu chứ không phải nộp phạt, nộp lãi, dù tôi không nhận được hồi âm từ cơ quan thuế”, đại biểu Sơn nói.
Ở “khoảng trống” của luật hiện tại với yêu cầu “luật phải giúp dân tự giác nộp thuế” ở lần sửa đổi này, đại biểu Trịnh Thanh Khiết cũng đưa ra ví dụ mà ông nhấn mạnh là hoàn toàn có thật, là nếu vào nhà hàng lấy hóa đơn đỏ thì phải thanh toán 11 triệu, không lấy hóa đơn thì bớt đi 1,5 triệu đồng.
“Dân đã nghèo đã cạn kiệt mà nhiều thuế quá”, đại biểu Trịnh Ngọc Thạch than thở sau khi nói rằng loại phí lưu hành phương tiện mà Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thực chất là “tiền phạt”.