Đan Mạch ngừng ba dự án ODA: “Không bất ngờ”
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm bình luận về việc Đan Mạch ngừng ba dự án ODA
“Ban đầu rất bất ngờ, nhưng ngẫm lại “dớp” làm việc thì cũng thấy không bất ngờ lắm”, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm bình luận về việc Đan Mạch ngừng ba dự án ODA.
“Dớp” làm việc - nguyên nhân quan trọng dẫn đến “nghi án” trên, theo vị đại biểu Quốc hội này chính là cách quản lý, điều hành thiếu sâu sát, không rõ trách nhiệm nên khi xảy ra tiêu cực không biết quy cho ai, mà quy rồi cũng không biết xử thế nào, khi xử lại vướng yếu tố cục bộ, tư duy nhiệm kỳ…
Lấy ví dụ đang nóng bỏng tính thời sự là việc bổ nhiệm nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng, ông Kiêm phân tích: Chính phủ bảo trách nhiệm của bộ, Bộ Nội vụ nói do Bộ Giao thông Vận tải, bộ này lại bảo do doanh nghiệp họ làm… Ông cho rằng nếu không sửa được cách làm việc này thì còn nhiều chuyện tương tự như Vinalines hay tiêu cực trong sử dụng vốn ODA có thể xảy ra.
Ông Kiêm cũng nhấn mạnh trong việc Đan Mạch ngừng ba dự án ODA, trách nhiệm chính thuộc về cơ quan thực hiện, không thể đổ cho ai khác được. “Anh đã làm dự án thì anh phải biết và có trách nhiệm đến cùng, không thể nói là tôi làm mà tôi không hiểu, làm vì người khác nói, hay do tác động này tác động khác. Anh có dự án anh được hưởng phần trăm, hưởng phúc lợi, khi có vấn đề anh đổ cho người khác là không được”, ông nhấn mạnh.
Với cơ quan quản lý cấp cao hơn, đại biểu Kiêm cho rằng phải có thái độ nghiêm túc, làm rõ sai ở đâu, sai ở chỗ nào, chứ không thể lấp liếm. Vì các nước cung cấp ODA họ rất cần minh bạch, nếu lập lờ họ sẽ mang tiếng với nhân dân nước họ, và dân họ sẽ có ý kiến.
Nếu không làm rõ và xử lý nghiêm thì có thể “họ cũng không làm gì được mình, nhưng các nước khác họ không hợp tác nữa, sẽ ảnh hưởng nặng nề đến viện trợ ODA”, ông Kiêm quan ngại.
Đồng thời, vị nguyên Thống đốc thêm một lần nhấn mạnh, không giải quyết căn cơ tình trạng quản lý thiếu sâu sát, đánh giá nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau, giải pháp bất cập, nửa vời đang tăng lên trong mấy năm gần đây thì những vụ việc tương tự sẽ không còn là bất ngờ.
“Dớp” làm việc - nguyên nhân quan trọng dẫn đến “nghi án” trên, theo vị đại biểu Quốc hội này chính là cách quản lý, điều hành thiếu sâu sát, không rõ trách nhiệm nên khi xảy ra tiêu cực không biết quy cho ai, mà quy rồi cũng không biết xử thế nào, khi xử lại vướng yếu tố cục bộ, tư duy nhiệm kỳ…
Lấy ví dụ đang nóng bỏng tính thời sự là việc bổ nhiệm nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng, ông Kiêm phân tích: Chính phủ bảo trách nhiệm của bộ, Bộ Nội vụ nói do Bộ Giao thông Vận tải, bộ này lại bảo do doanh nghiệp họ làm… Ông cho rằng nếu không sửa được cách làm việc này thì còn nhiều chuyện tương tự như Vinalines hay tiêu cực trong sử dụng vốn ODA có thể xảy ra.
Ông Kiêm cũng nhấn mạnh trong việc Đan Mạch ngừng ba dự án ODA, trách nhiệm chính thuộc về cơ quan thực hiện, không thể đổ cho ai khác được. “Anh đã làm dự án thì anh phải biết và có trách nhiệm đến cùng, không thể nói là tôi làm mà tôi không hiểu, làm vì người khác nói, hay do tác động này tác động khác. Anh có dự án anh được hưởng phần trăm, hưởng phúc lợi, khi có vấn đề anh đổ cho người khác là không được”, ông nhấn mạnh.
Với cơ quan quản lý cấp cao hơn, đại biểu Kiêm cho rằng phải có thái độ nghiêm túc, làm rõ sai ở đâu, sai ở chỗ nào, chứ không thể lấp liếm. Vì các nước cung cấp ODA họ rất cần minh bạch, nếu lập lờ họ sẽ mang tiếng với nhân dân nước họ, và dân họ sẽ có ý kiến.
Nếu không làm rõ và xử lý nghiêm thì có thể “họ cũng không làm gì được mình, nhưng các nước khác họ không hợp tác nữa, sẽ ảnh hưởng nặng nề đến viện trợ ODA”, ông Kiêm quan ngại.
Đồng thời, vị nguyên Thống đốc thêm một lần nhấn mạnh, không giải quyết căn cơ tình trạng quản lý thiếu sâu sát, đánh giá nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau, giải pháp bất cập, nửa vời đang tăng lên trong mấy năm gần đây thì những vụ việc tương tự sẽ không còn là bất ngờ.