Đảng của ông Lý Hiển Long thắng áp đảo tại Singapore
PAP - đảng của đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long - tiếp tục nắm quyền lãnh đạo ở Singapore thêm 5 năm
Đảng Nhân dân hành động (PAP) đang cầm quyền tại Singapore đã giành chiến thắng trong cuộc tổng bầu cử có sự cạnh tranh cao nhất ở nước này, kể từ khi đảo quốc sư tử giành độc lập.
Tờ Wall Street Journal cho biết, PAP đã giành 83 trong tổng số 89 ghế tại Quốc hội Singapore. Chiếm đa số ghế áp đảo, PAP, đảng của đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long, sẽ tiếp tục nắm quyền lãnh đạo ở Singapore thêm 5 năm nữa.
Tỷ lệ phiếu bầu mà PAP nhận được trong cuộc bầu cử này là 69,9%, cải thiện đáng kể so với mức thấp lịch sử 60,1% đạt được trong cuộc bầu cử vào năm 2011. Trong số 8 đảng đối lập tham gia tranh cử, chỉ có Đảng Công nhân là giành được 6 ghế còn lại trong Quốc hội.
“Kết quả bầu cử này cho thấy người dân Singapore hiểu được điều gì là quan trọng, rằng chúng ta chỉ có thể phát triển thịnh vượng nếu giữ đoàn kết. Kết quả này cũng là sự phê chuẩn đối với các chính sách và hiệu quả hoạt động của chính phủ do PAP lãnh đạo”, ông Lý Hiển Long phát biểu trong cuộc họp báo sau khi kết quả bầu cử được công bố.
Chiến thắng của PAP trong cuộc bầu cử không phải là kết quả gây ngạc nhiên, bởi đảng này đã cầm quyền liên tục kể từ khi Singapore giành độc lập vào năm 1965. Tuy vậy, kết quả của cuộc bầu cử đánh dấu một chiến thắng quan trọng cho ông Lý Hiển Long và vượt xa cả kỳ vọng.
Trước bầu cử, nhiều người cho rằng quyền lực của PAP đã suy yếu do tăng trưởng kinh tế giảm tốc và các đảng đối lập ngành càng mạnh lên, và điều này sẽ được phản ánh vào kết quả bầu cử. Tuy vậy, kết quả cuộc bầu cử ngày 11/9 đã củng cố mạnh mẽ sự lãnh đạo của PAP ở Singapore trong nửa thế kỷ qua.
Đối với ông Lý Hiển Long, kết quả này là sự xác nhận cho thông điệp bầu cử của ông: PAP là một “đôi tay an toàn và thành công” trong việc xây dựng đất nước Singapore và có thể đưa dân tộc này vượt qua được những thách thức kinh tế.
Ông Lý Hiển Long là con trai của ông Lý Quang Diệu, Thủ tướng đầu tiên của Singapore, người có công đưa đất nước này từ một làng chài nghèo nàn trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Ông Lý Quang Diệu đã qua đời vào tháng 3 năm nay.
Từ sau cuộc bầu cử năm 2011, ông Lý Hiển Long đã nỗ lực giải quyết nhiều lời chỉ trích dẫn tới sự mất mát phiếu bầu của PAP trong cuộc bầu cử năm đó. Chính phủ của ông đã “hãm phanh” tốc độ gia tăng lao động nhập cư, tăng cường phúc lợi xã hội, và cải thiện sự tiếp cận của người dân đối với các dự án nhà ở và y tế, đặc biệt đối với người cao tuổi.
Trong thời gian tới, ông Lý Hiển Long tiếp tục đối mặt nhiều thách thức kinh tế lớn, đặc biệt là sự phụ thuộc của Singapore vào nhu cầu của thị trường bên ngoài trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu giảm tốc.
Tháng trước, Chính phủ Singapore hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay xuống 2-2,5% từ mức 2-4% đưa ra trước đó.
Ngoài ra, Singapore cũng đang gặp khó khăn trong nỗ lực dịch chuyển nền kinh tế từ chỗ phụ thuộc lớn vào lao động nước ngoài sang một nền kinh tế có đầu tàu là năng suất và sáng tạo.
Tờ Wall Street Journal cho biết, PAP đã giành 83 trong tổng số 89 ghế tại Quốc hội Singapore. Chiếm đa số ghế áp đảo, PAP, đảng của đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long, sẽ tiếp tục nắm quyền lãnh đạo ở Singapore thêm 5 năm nữa.
Tỷ lệ phiếu bầu mà PAP nhận được trong cuộc bầu cử này là 69,9%, cải thiện đáng kể so với mức thấp lịch sử 60,1% đạt được trong cuộc bầu cử vào năm 2011. Trong số 8 đảng đối lập tham gia tranh cử, chỉ có Đảng Công nhân là giành được 6 ghế còn lại trong Quốc hội.
“Kết quả bầu cử này cho thấy người dân Singapore hiểu được điều gì là quan trọng, rằng chúng ta chỉ có thể phát triển thịnh vượng nếu giữ đoàn kết. Kết quả này cũng là sự phê chuẩn đối với các chính sách và hiệu quả hoạt động của chính phủ do PAP lãnh đạo”, ông Lý Hiển Long phát biểu trong cuộc họp báo sau khi kết quả bầu cử được công bố.
Chiến thắng của PAP trong cuộc bầu cử không phải là kết quả gây ngạc nhiên, bởi đảng này đã cầm quyền liên tục kể từ khi Singapore giành độc lập vào năm 1965. Tuy vậy, kết quả của cuộc bầu cử đánh dấu một chiến thắng quan trọng cho ông Lý Hiển Long và vượt xa cả kỳ vọng.
Trước bầu cử, nhiều người cho rằng quyền lực của PAP đã suy yếu do tăng trưởng kinh tế giảm tốc và các đảng đối lập ngành càng mạnh lên, và điều này sẽ được phản ánh vào kết quả bầu cử. Tuy vậy, kết quả cuộc bầu cử ngày 11/9 đã củng cố mạnh mẽ sự lãnh đạo của PAP ở Singapore trong nửa thế kỷ qua.
Đối với ông Lý Hiển Long, kết quả này là sự xác nhận cho thông điệp bầu cử của ông: PAP là một “đôi tay an toàn và thành công” trong việc xây dựng đất nước Singapore và có thể đưa dân tộc này vượt qua được những thách thức kinh tế.
Ông Lý Hiển Long là con trai của ông Lý Quang Diệu, Thủ tướng đầu tiên của Singapore, người có công đưa đất nước này từ một làng chài nghèo nàn trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Ông Lý Quang Diệu đã qua đời vào tháng 3 năm nay.
Từ sau cuộc bầu cử năm 2011, ông Lý Hiển Long đã nỗ lực giải quyết nhiều lời chỉ trích dẫn tới sự mất mát phiếu bầu của PAP trong cuộc bầu cử năm đó. Chính phủ của ông đã “hãm phanh” tốc độ gia tăng lao động nhập cư, tăng cường phúc lợi xã hội, và cải thiện sự tiếp cận của người dân đối với các dự án nhà ở và y tế, đặc biệt đối với người cao tuổi.
Trong thời gian tới, ông Lý Hiển Long tiếp tục đối mặt nhiều thách thức kinh tế lớn, đặc biệt là sự phụ thuộc của Singapore vào nhu cầu của thị trường bên ngoài trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu giảm tốc.
Tháng trước, Chính phủ Singapore hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay xuống 2-2,5% từ mức 2-4% đưa ra trước đó.
Ngoài ra, Singapore cũng đang gặp khó khăn trong nỗ lực dịch chuyển nền kinh tế từ chỗ phụ thuộc lớn vào lao động nước ngoài sang một nền kinh tế có đầu tàu là năng suất và sáng tạo.