“Đang theo dõi tài sản của lãnh đạo ngành thanh tra”
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đang theo dõi, nắm tình hình tài sản của lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Thanh tra Chính phủ
Trước chất vấn của một số đại biểu Quốc hội về tài sản lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho biết, các cơ quan cấp trên đang tiếp tục xem xét, làm rõ và có thể sẽ bổ sung những quy định mới nhằm quản lý được cả tài sản của lãnh đạo về hưu.
Tại phiên chất vấn chiều 12/6, đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) đã gửi tới Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh câu hỏi “Qua dư luận báo chí, có tình trạng một số quan chức sau khi về hưu phát hiện một khối tài sản lớn, không biết họ có kê khai tài sản thu nhập không khi còn đương chức. Ngành thanh tra đã có chủ trương giải pháp gì để kiểm soát việc kê khai tài sản của cán bộ về hưu, nhất là biện pháp gì xác định được nguồn gốc tài sản thu nhập đã kê khai?”
Trả lời câu hỏi trên, Tổng thanh tra cho biết, theo pháp luật hiện hành và các quy định về đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập không có quy định cán bộ về hưu phải kê khai tài sản thu nhập.
Trong thời gian vừa qua, ngành thanh tra có tiến hành theo dõi việc kê khai tài sản của cán bộ đương chức, song chưa phát hiện một dấu hiệu gì không trung thực, tất nhiên là có nguyên nhân các quy định về kê khai và công khai chưa được đầy đủ nên chưa phát hiện được các sai phạm.
Đối với dư luận vừa qua, việc có quan chức sau khi về hưu phát hiện một khối tài sản lớn, Tổng thanh tra cho biết, vấn đề này đang được ngành thanh tra tiếp tục nghiên cứu đề xuất để làm thế nào quản lý được đồng bộ, kể cả cán bộ trong đối tượng phải kê khai.
“Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu chúng tôi sẽ nghiên cứu, xem xét việc này. Còn thực ra hiện nay quy định của pháp luật chưa có quy định kê khai, kiểm soát tài sản thu nhập của cán bộ về hưu”, ông Tranh nói.
Trong khi đó, đại biểu Võ Thị Dung đã chất vấn trực tiếp Tổng thanh tra cụ thể về tài sản của nguyên Tổng thanh tra Trần Văn Truyền.
Với câu hỏi này, Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho hay, ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra giai đoạn 2006 - 2011, sau Đại hội 11 và khi Quốc hội bầu Chính phủ mới thì ông đã nghỉ hưu và chuyển công tác sinh hoạt về địa phương. Hiện nay ông Truyền thuộc diện cán bộ Ban Bí thư quản lý và sinh hoạt Đảng trong Đảng bộ tỉnh Bến Tre.
"Ban Bí thư đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương nắm tình hình. Chúng tôi phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong việc theo dõi tài sản của đồng chí Trần Văn Truyền. Tuy nhiên, việc này do Ban Bí thư quyết định, chúng tôi sẽ phối hợp để thực hiện đối với việc này", ông Tranh nói.
Trước đó, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cũng đã chất vấn Tổng thanh tra về thông tin Phó tổng thanh tra Ngô Văn Khánh có nhiều tài sản, cổ phiếu trong doanh nghiệp mà cơ quan này từng thanh tra.
Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh khẳng định, nhận được thông tin từ báo chí, với trách nhiệm của mình, Thanh tra Chính phủ đã chủ động yêu cầu Phó tổng thanh tra Ngô Văn Khánh báo cáo nguồn gốc và kê khai tài sản từ năm 2007 đến nay. Kết quả đối chiếu việc kê khai này thì đều đúng qua các năm.
Theo Tổng thanh tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang vào cuộc kiểm tra, nắm tình hình, từ đó xem xét tính chính xác và sẽ kết luận sau.
Phát biểu khép lại phần chất vấn và trả lời chất vấn của Tổng thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nói “trong lực lượng thanh tra, lực lượng đấu tranh phòng, chống tham nhũng thì biểu hiện tiêu cực vẫn còn, mặc dù chúng ta đã xử lý và có nhiều biểu hiện tiêu cực, thậm chí tham nhũng, thậm chí tiếp tay, thậm chí cũng là một nguyên nhân để gây ra tham nhũng và tiêu cực, hiện tượng này vẫn còn nhức nhối”.
Theo Chủ tịch Quốc hội, đây cũng là vấn đề Quốc hội đặt ra đối với Tổng thanh tra và các ngành liên quan khác trong cuộc đấu tranh này.
Dẫn lại lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khảng định “muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng thành công thì phải đấu tranh trước hết và thành công ở trong lực lượng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước này, lực lượng nòng cốt này thì chúng ta sẽ có thành công”.
Tại phiên chất vấn chiều 12/6, đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) đã gửi tới Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh câu hỏi “Qua dư luận báo chí, có tình trạng một số quan chức sau khi về hưu phát hiện một khối tài sản lớn, không biết họ có kê khai tài sản thu nhập không khi còn đương chức. Ngành thanh tra đã có chủ trương giải pháp gì để kiểm soát việc kê khai tài sản của cán bộ về hưu, nhất là biện pháp gì xác định được nguồn gốc tài sản thu nhập đã kê khai?”
Trả lời câu hỏi trên, Tổng thanh tra cho biết, theo pháp luật hiện hành và các quy định về đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập không có quy định cán bộ về hưu phải kê khai tài sản thu nhập.
Trong thời gian vừa qua, ngành thanh tra có tiến hành theo dõi việc kê khai tài sản của cán bộ đương chức, song chưa phát hiện một dấu hiệu gì không trung thực, tất nhiên là có nguyên nhân các quy định về kê khai và công khai chưa được đầy đủ nên chưa phát hiện được các sai phạm.
Đối với dư luận vừa qua, việc có quan chức sau khi về hưu phát hiện một khối tài sản lớn, Tổng thanh tra cho biết, vấn đề này đang được ngành thanh tra tiếp tục nghiên cứu đề xuất để làm thế nào quản lý được đồng bộ, kể cả cán bộ trong đối tượng phải kê khai.
“Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu chúng tôi sẽ nghiên cứu, xem xét việc này. Còn thực ra hiện nay quy định của pháp luật chưa có quy định kê khai, kiểm soát tài sản thu nhập của cán bộ về hưu”, ông Tranh nói.
Trong khi đó, đại biểu Võ Thị Dung đã chất vấn trực tiếp Tổng thanh tra cụ thể về tài sản của nguyên Tổng thanh tra Trần Văn Truyền.
Với câu hỏi này, Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho hay, ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra giai đoạn 2006 - 2011, sau Đại hội 11 và khi Quốc hội bầu Chính phủ mới thì ông đã nghỉ hưu và chuyển công tác sinh hoạt về địa phương. Hiện nay ông Truyền thuộc diện cán bộ Ban Bí thư quản lý và sinh hoạt Đảng trong Đảng bộ tỉnh Bến Tre.
"Ban Bí thư đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương nắm tình hình. Chúng tôi phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong việc theo dõi tài sản của đồng chí Trần Văn Truyền. Tuy nhiên, việc này do Ban Bí thư quyết định, chúng tôi sẽ phối hợp để thực hiện đối với việc này", ông Tranh nói.
Trước đó, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cũng đã chất vấn Tổng thanh tra về thông tin Phó tổng thanh tra Ngô Văn Khánh có nhiều tài sản, cổ phiếu trong doanh nghiệp mà cơ quan này từng thanh tra.
Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh khẳng định, nhận được thông tin từ báo chí, với trách nhiệm của mình, Thanh tra Chính phủ đã chủ động yêu cầu Phó tổng thanh tra Ngô Văn Khánh báo cáo nguồn gốc và kê khai tài sản từ năm 2007 đến nay. Kết quả đối chiếu việc kê khai này thì đều đúng qua các năm.
Theo Tổng thanh tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang vào cuộc kiểm tra, nắm tình hình, từ đó xem xét tính chính xác và sẽ kết luận sau.
Phát biểu khép lại phần chất vấn và trả lời chất vấn của Tổng thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nói “trong lực lượng thanh tra, lực lượng đấu tranh phòng, chống tham nhũng thì biểu hiện tiêu cực vẫn còn, mặc dù chúng ta đã xử lý và có nhiều biểu hiện tiêu cực, thậm chí tham nhũng, thậm chí tiếp tay, thậm chí cũng là một nguyên nhân để gây ra tham nhũng và tiêu cực, hiện tượng này vẫn còn nhức nhối”.
Theo Chủ tịch Quốc hội, đây cũng là vấn đề Quốc hội đặt ra đối với Tổng thanh tra và các ngành liên quan khác trong cuộc đấu tranh này.
Dẫn lại lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khảng định “muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng thành công thì phải đấu tranh trước hết và thành công ở trong lực lượng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước này, lực lượng nòng cốt này thì chúng ta sẽ có thành công”.