Thanh tra Chính phủ nói gì về chống tham nhũng nội bộ?
Trong 3 năm từ 2011 – 2013 ngành thanh tra đã tiến hành xử lý kỷ luật 82 ngườ
Trước thềm phiên trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội vào sáng 12/6, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã gửi đến các vị đại biểu báo cáo một số kết quả trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Công tác phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ngành thanh tra là một nội dung đáng chú ý nằm trong các nhóm vấn đề được ấn định cho Tổng thanh tra.
Thanh tra là một hoạt động nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với những cám dỗ về vật chất. Đối tượng thanh tra thường muốn giảm nhẹ tính chất, mức độ vi phạm được phát hiện nên nếu cán bộ thanh tra không có bản lĩnh chính trị vững vàng thì rất dễ xảy ra vi phạm, Tổng thanh tra giải thích.
Theo báo cáo, trong 3 năm từ 2011 - 2013 ngành thanh tra đã tiến hành xử lý kỷ luật 82 người, chiếm 0,3% trên tổng số 28.200 cán bộ, công chức toàn ngành. Trong đó, xử lý hành chính 71 người, xử lý hình sự 11 người có dấu hiệu và hành vi tham nhũng.
Riêng Thanh tra Chính phủ đã buộc thôi việc 1 công chức do vi phạm phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, cách chức một người do vi phạm pháp luật giao thông và chống người thi hành công vụ, khiến trách 10 công chức do vi phạm về quy trình nghiệp vụ và sinh con thứ ba.
Tham nhũng trong nội bộ ngành thanh tra, cả đại biểu và cử tri đều thật khó đánh giá.
Còn tham nhũng nói chung, vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều cấp nhiều ngành là nhận định được lặp lại quá nhiều lần ở nhiều kỳ họp của Quốc hội.
Nhưng, kết quả phát hiện tham nhũng của ngành thanh tra liên tục giảm trong ba năm gần đây.
Cụ thể, năm 2011 phát hiện 150 vụ 320 người có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tài sản là 267,4 tỷ đồng, 9,4 ha đất.
Con số tương tự của năm 2012 là 89 vụ, 107 người và 104,9 tỷ đồng. Còn của 2013 là 80 vụ, 90 đối tượng, 117,5 tỷ đồng.
Năm 2011 Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị xử lý hành chính đối với 11 tập thể, 134 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 76 vụ, 159 người, xử lý trách nhiệm 32 người đứng đầu.
Các con số tương tự của năm sau hầu hết là giảm, chỉ là 2 tập thể và 56 cá nhân bị kiến nghị xử lý hành chính, 24 vụ với 42 người chuyển cơ quan điều tra. 44 người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm.
2013 người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm là 41 và 34 đối tượng được chuyển cơ quan điều tra.
Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh thừa nhận, số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý vẫn còn ít.
Từ 8h50 sáng 12/6, Tổng thanh tra Chính phủ sẽ trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội.
Bộ trưởng các bộ: Công an, Nội vụ; Tổng kiểm toán Nhà nước, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề liên quan
Công tác phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ngành thanh tra là một nội dung đáng chú ý nằm trong các nhóm vấn đề được ấn định cho Tổng thanh tra.
Thanh tra là một hoạt động nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với những cám dỗ về vật chất. Đối tượng thanh tra thường muốn giảm nhẹ tính chất, mức độ vi phạm được phát hiện nên nếu cán bộ thanh tra không có bản lĩnh chính trị vững vàng thì rất dễ xảy ra vi phạm, Tổng thanh tra giải thích.
Theo báo cáo, trong 3 năm từ 2011 - 2013 ngành thanh tra đã tiến hành xử lý kỷ luật 82 người, chiếm 0,3% trên tổng số 28.200 cán bộ, công chức toàn ngành. Trong đó, xử lý hành chính 71 người, xử lý hình sự 11 người có dấu hiệu và hành vi tham nhũng.
Riêng Thanh tra Chính phủ đã buộc thôi việc 1 công chức do vi phạm phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, cách chức một người do vi phạm pháp luật giao thông và chống người thi hành công vụ, khiến trách 10 công chức do vi phạm về quy trình nghiệp vụ và sinh con thứ ba.
Tham nhũng trong nội bộ ngành thanh tra, cả đại biểu và cử tri đều thật khó đánh giá.
Còn tham nhũng nói chung, vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều cấp nhiều ngành là nhận định được lặp lại quá nhiều lần ở nhiều kỳ họp của Quốc hội.
Nhưng, kết quả phát hiện tham nhũng của ngành thanh tra liên tục giảm trong ba năm gần đây.
Cụ thể, năm 2011 phát hiện 150 vụ 320 người có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tài sản là 267,4 tỷ đồng, 9,4 ha đất.
Con số tương tự của năm 2012 là 89 vụ, 107 người và 104,9 tỷ đồng. Còn của 2013 là 80 vụ, 90 đối tượng, 117,5 tỷ đồng.
Năm 2011 Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị xử lý hành chính đối với 11 tập thể, 134 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 76 vụ, 159 người, xử lý trách nhiệm 32 người đứng đầu.
Các con số tương tự của năm sau hầu hết là giảm, chỉ là 2 tập thể và 56 cá nhân bị kiến nghị xử lý hành chính, 24 vụ với 42 người chuyển cơ quan điều tra. 44 người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm.
2013 người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm là 41 và 34 đối tượng được chuyển cơ quan điều tra.
Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh thừa nhận, số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý vẫn còn ít.
Từ 8h50 sáng 12/6, Tổng thanh tra Chính phủ sẽ trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội.
Bộ trưởng các bộ: Công an, Nội vụ; Tổng kiểm toán Nhà nước, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề liên quan