“Đánh bạc” với game và bài học của FPT
Chỉ 1% những trò chơi trực tuyến hay nhất hoặc may mắn nhất mới có thể “sống sót”
Mặc dù là ngành kinh doanh siêu lợi nhuận, nhưng game cũng được ví như một canh bạc đầy rủi ro, với tỷ lệ thất bại không nhỏ. Đặc biệt, đây cũng là một trong những thị trường đang chứng kiến sự sự cạnh tranh khốc liệt.
Nhiều doanh nghiệp sụt giảm doanh thu và lợi nhuận, thất thủ ngay trên sân nhà, thậm chí còn bị phụ thuộc bởi các nhà phát triển game nước ngoài, mà điển hình là trường hợp giành quyền phát hành game Thiên Long Bát Bộ vừa qua.
1% sống sót
Nhìn nhận về tiềm năng của lĩnh vực này, hầu hết các chuyên gia khẳng định, sản xuất game là một hình thức kinh doanh sinh lợi. Phát triển game, được xem là xương sống của quy trình sản xuất game, có thể mang lại lợi nhuận biên mà nhiều ngành công nghiệp khác không thể làm được.
Tuy nhiên, giống như ngành công nghiệp điện ảnh, đây là một loại hình kinh doanh sáng tạo rất khó để quản lý và điều khiển triệt để. Tóm lại, đây là một canh bạc đầy rủi ro và cạnh tranh khốc liệt.
Tại hội thảo phát triển ngành trò chơi trực tuyến - CGDC lần 3 vừa diễn ra do VNG tổ chức, các chuyên gia cho biết, khoảng 90% các sản phẩm trò chơi trực tuyến không thành công ngay từ khâu sản xuất và 9% không thành công khi bước vào thị trường. Chỉ 1% những trò chơi trực tuyến hay nhất hoặc may mắn nhất mới có thể “sống sót” và mang lại siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Thực tế này cũng được ông Phạm Công Hoàng, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ số FPT chỉ ra. Theo đó, nếu chỉ sở hữu 1-2 game nổi tiếng, một công ty nhỏ có thể trở thành “ông lớn” với doanh thu vài triệu đô/tháng. Nhưng, tỷ lệ game thất bại trên thị trường là rất lớn. Năm 2013, cứ 10 game ra mắt thì có tới 9 game thất bại và doanh nghiệp phải chịu khoản lỗ lớn từ các game này.
Chia sẻ về tình hình 6 tháng đầu năm 2014, một số chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết, toàn thị trường game Việt Nam có khoảng 40 game cho PC và 60 game mobile ra mắt. Tuy nhiên xác suất thành công chỉ vào khoảng 10%, và “không lỗ đã là may”.
Thực tế, thị trường game hiện nay đang chứng kiến sự cạnh tranh rất khốc liệt. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp game trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động một cách chính thống, chịu ảnh hưởng mạnh từ các sự thay đổi về các chính sách quản lý.
Trong khi đó, các doanh nghiệp game hoạt động không chính thống và các doanh nghiệp nước ngoài lại không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào. Đây chính là cơ hội giúp các doanh nghiệp game nước ngoài phát triển mạnh ở thị trường Việt Nam.
Các thống kê cho thấy, 90% các doanh nghiệp game trong nước hoạt động kém hiệu quả hơn nhiều cả về doanh thu, lợi nhuận so với thời điểm 2012 trở về trước.
Theo thông tin một số doanh nghiệp chia sẻ thì doanh thu của thị trường game Việt Nam năm nay chỉ đạt khoảng 6.000 tỷ đồng, trong đó game mobile chiếm khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ước tính trong số 6.000 tỷ đồng này thì các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 60%, còn 40% thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài phát hành dịch vụ xuyên biên giới.
Chia sẻ về thực tế “thủng lưới trên sân nhà” của doanh nghiệp nội, một doanh nghiệp trong ngành cho rằng, tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp game nước ngoài có thể chiếm hơn 40% tổng doanh thu game năm 2014, tiếc rằng, hiện tại chưa có phương án để tính toán một cách chính xác.
Bài học FPT
Không chỉ bị “thủng lưới” trên sân nhà, chấp nhận “chia bánh” cho các doanh nghiệp game nước ngoài, các doanh nghiệp phát hành game trong nước còn bị phụ thuộc vào các công ty phát triển game nước ngoài.
Rõ nhất là việc Chang You vừa bất ngờ thông báo đột ngột ngừng hợp tác và từ chối tiếp hợp đồng; đồng thời quyết định chọn VNG để phát hành Thiên Long Bát Bộ trong thời gian tới, thay vì FPT Online, một công ty đang vận hành game này tại Việt Nam từ trước tới nay.
Theo đó, phiên bản Thiên Long Bát Bộ của FPT Online đang phát hành sẽ chính thức hết hợp đồng trong thời gian tới. Kể từ ngày 1/9/2014, VNG sẽ độc quyền phát hành game Thiên Long Bát Bộ tại thị trường Việt Nam và tiếp nhận từ nhà phát triển Chang You. VNG tạo nên một cú sốc trên thị trường, khi giành lấy quyền phát hành game chủ lực của đối thủ trong ngành game.
Với vụ bị “lật kèo” này của nhà sản xuất, phía FPT Online cho biết, đang rất tâm huyết với Thiên Long Bát Bộ 3 với những hoạt động cho lộ trình sinh nhật 7 năm, những cập nhật mới, chào đón Tân Thiên Long. Chang You quyết định quá bất ngờ bởi khoảng 1 tuần gần đây, phía Chang You vẫn xác nhận FPT sẽ tiếp tục phát hành game này.
Qua vụ việc này, có thể thấy rõ một điều, các nhà phát hành Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào các nhà sản xuất nước ngoài, không chủ động được nội dung, dịch vụ game cung cấp cho khách hàng. Trong cuộc chơi này, đối tượng hưởng lợi lại là các doanh nghiệp nước ngoài vì nội dung hay, game hay sẽ phải mua với giá cao, chi phí chia sẻ cao và hoàn toàn bị động về phát hành.
Trường hợp của FPT là một bài học xương máu khi tập trung đầu tư phát triển suốt 7 năm trời và lên kế hoạch đi tiếp thì bị bất ngờ lật khỏi tay. Sự phát triển của thị trường game Việt Nam không bền là ở điểm này, một chuyên gia trong lĩnh vực này khẳng định.
Nhiều doanh nghiệp sụt giảm doanh thu và lợi nhuận, thất thủ ngay trên sân nhà, thậm chí còn bị phụ thuộc bởi các nhà phát triển game nước ngoài, mà điển hình là trường hợp giành quyền phát hành game Thiên Long Bát Bộ vừa qua.
1% sống sót
Nhìn nhận về tiềm năng của lĩnh vực này, hầu hết các chuyên gia khẳng định, sản xuất game là một hình thức kinh doanh sinh lợi. Phát triển game, được xem là xương sống của quy trình sản xuất game, có thể mang lại lợi nhuận biên mà nhiều ngành công nghiệp khác không thể làm được.
Tuy nhiên, giống như ngành công nghiệp điện ảnh, đây là một loại hình kinh doanh sáng tạo rất khó để quản lý và điều khiển triệt để. Tóm lại, đây là một canh bạc đầy rủi ro và cạnh tranh khốc liệt.
Tại hội thảo phát triển ngành trò chơi trực tuyến - CGDC lần 3 vừa diễn ra do VNG tổ chức, các chuyên gia cho biết, khoảng 90% các sản phẩm trò chơi trực tuyến không thành công ngay từ khâu sản xuất và 9% không thành công khi bước vào thị trường. Chỉ 1% những trò chơi trực tuyến hay nhất hoặc may mắn nhất mới có thể “sống sót” và mang lại siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Thực tế này cũng được ông Phạm Công Hoàng, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ số FPT chỉ ra. Theo đó, nếu chỉ sở hữu 1-2 game nổi tiếng, một công ty nhỏ có thể trở thành “ông lớn” với doanh thu vài triệu đô/tháng. Nhưng, tỷ lệ game thất bại trên thị trường là rất lớn. Năm 2013, cứ 10 game ra mắt thì có tới 9 game thất bại và doanh nghiệp phải chịu khoản lỗ lớn từ các game này.
Chia sẻ về tình hình 6 tháng đầu năm 2014, một số chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết, toàn thị trường game Việt Nam có khoảng 40 game cho PC và 60 game mobile ra mắt. Tuy nhiên xác suất thành công chỉ vào khoảng 10%, và “không lỗ đã là may”.
Thực tế, thị trường game hiện nay đang chứng kiến sự cạnh tranh rất khốc liệt. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp game trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động một cách chính thống, chịu ảnh hưởng mạnh từ các sự thay đổi về các chính sách quản lý.
Trong khi đó, các doanh nghiệp game hoạt động không chính thống và các doanh nghiệp nước ngoài lại không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào. Đây chính là cơ hội giúp các doanh nghiệp game nước ngoài phát triển mạnh ở thị trường Việt Nam.
Các thống kê cho thấy, 90% các doanh nghiệp game trong nước hoạt động kém hiệu quả hơn nhiều cả về doanh thu, lợi nhuận so với thời điểm 2012 trở về trước.
Theo thông tin một số doanh nghiệp chia sẻ thì doanh thu của thị trường game Việt Nam năm nay chỉ đạt khoảng 6.000 tỷ đồng, trong đó game mobile chiếm khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ước tính trong số 6.000 tỷ đồng này thì các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 60%, còn 40% thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài phát hành dịch vụ xuyên biên giới.
Chia sẻ về thực tế “thủng lưới trên sân nhà” của doanh nghiệp nội, một doanh nghiệp trong ngành cho rằng, tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp game nước ngoài có thể chiếm hơn 40% tổng doanh thu game năm 2014, tiếc rằng, hiện tại chưa có phương án để tính toán một cách chính xác.
Bài học FPT
Không chỉ bị “thủng lưới” trên sân nhà, chấp nhận “chia bánh” cho các doanh nghiệp game nước ngoài, các doanh nghiệp phát hành game trong nước còn bị phụ thuộc vào các công ty phát triển game nước ngoài.
Rõ nhất là việc Chang You vừa bất ngờ thông báo đột ngột ngừng hợp tác và từ chối tiếp hợp đồng; đồng thời quyết định chọn VNG để phát hành Thiên Long Bát Bộ trong thời gian tới, thay vì FPT Online, một công ty đang vận hành game này tại Việt Nam từ trước tới nay.
Theo đó, phiên bản Thiên Long Bát Bộ của FPT Online đang phát hành sẽ chính thức hết hợp đồng trong thời gian tới. Kể từ ngày 1/9/2014, VNG sẽ độc quyền phát hành game Thiên Long Bát Bộ tại thị trường Việt Nam và tiếp nhận từ nhà phát triển Chang You. VNG tạo nên một cú sốc trên thị trường, khi giành lấy quyền phát hành game chủ lực của đối thủ trong ngành game.
Với vụ bị “lật kèo” này của nhà sản xuất, phía FPT Online cho biết, đang rất tâm huyết với Thiên Long Bát Bộ 3 với những hoạt động cho lộ trình sinh nhật 7 năm, những cập nhật mới, chào đón Tân Thiên Long. Chang You quyết định quá bất ngờ bởi khoảng 1 tuần gần đây, phía Chang You vẫn xác nhận FPT sẽ tiếp tục phát hành game này.
Qua vụ việc này, có thể thấy rõ một điều, các nhà phát hành Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào các nhà sản xuất nước ngoài, không chủ động được nội dung, dịch vụ game cung cấp cho khách hàng. Trong cuộc chơi này, đối tượng hưởng lợi lại là các doanh nghiệp nước ngoài vì nội dung hay, game hay sẽ phải mua với giá cao, chi phí chia sẻ cao và hoàn toàn bị động về phát hành.
Trường hợp của FPT là một bài học xương máu khi tập trung đầu tư phát triển suốt 7 năm trời và lên kế hoạch đi tiếp thì bị bất ngờ lật khỏi tay. Sự phát triển của thị trường game Việt Nam không bền là ở điểm này, một chuyên gia trong lĩnh vực này khẳng định.