"Đầu tư cho giáo dục đại học đang bị chia nhỏ"
Quốc hội đề nghị Chính phủ đầu tư ngân sách có trọng điểm để hình thành một số trường đại học chất lượng cao
“Từ mức 6 triệu đồng cách đây 5 năm, đến nay suất đầu tư cho sinh viên nhiều trường chỉ được khoảng 2,5 triệu đồng/sinh viên/năm và không có gì khó hiểu khi chất lượng đào tạo giảm sút…”, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội.
Theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ bảy, cả ngày hôm nay (7/6), Quốc hội sẽ nghe và thảo luận báo cáo giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học.
Tuy nhiên, những “căn bệnh” của giáo dục đại học đã là chủ đề khá sôi nổi của nhiều cuộc trao đổi giữa vị Phó đoàn giám sát - Chủ nhiệm Đào Trọng Thi - và một số vị đại biểu khác với báo giới.
Bởi, trên nghị trường, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng luôn được đặt ra với rất nhiều băn khoăn, lo lắng.
Tại phần đánh giá chung, bản báo cáo giám sát đã chỉ ra 4 hạn chế, bất cập của giáo dục đại học. Trong đó, có “hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học còn hạn chế”.
Cụ thể, cơ chế phân bổ kinh phí từ ngân sách Nhà nước mang tính bình quân, dàn trải và chưa thực sự gắn với mục tiêu nâng cao chất lượng, công tác quản lý đầu tư còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý theo ngành.
Việc thành lập trường, nhất là các trường công lập tại nhiều địa phương còn dễ dãi là một trong những nguyên nhân khiến cho việc đầu tư cho giáo dục đại học bị dàn trải, manh mún.
Kết quả giám sát cho thấy, từ 1998 - 2009, đã có 312 trường đại học, cao đẳng được thành lập, trong đó có 64 trường được thành lập mới hoàn toàn, còn lại là nâng cấp từ bậc học thấp hơn. Nhờ đó, 35/63 tỉnh, thành phố có thêm trường đại học, cao đẳng mới.
Theo phân tích của Chủ nhiệm Thi thì sự dễ dãi này là do quy hoạch chỉ mang tính định hướng, chưa cụ thể. Do vậy, mới xuất hiện phong trào, địa phương nào, bộ ngành nào cũng đăng ký thành lập một trường. Rồi vì những lý do này hay lý do khác, rất ít đề án thành lập trường bị từ chối. Tuy cũng có đề án phải chuẩn bị thêm, nhưng cuối cùng vẫn được chấp nhận.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bất cập là quy mô đào tạo vượt xa năng lực đào tạo và suất đầu tư cho sinh viên cũng rất thấp, trong khi đó là một trong những tiêu chí rất quan trọng.
Theo Chủ nhiệm Thi, 5 năm trước cấp kinh phí 6 triệu đồng/một sinh viên cho trường công. Sau đó lại cho phép các trường công tuyển sinh vượt chỉ tiêu, trong khi số kinh phí từ ngân sách không thay đổi. Bởi vậy, trên thực tế suất đầu tư cho sinh viên nhiều trường chỉ được khoảng 2,5 triệu đồng/sinh viên/năm.
“Phải nói rằng, 1 triệu đồng bây giờ bây giờ so với 5 năm trước khác hẳn nhau. Để mua sắm phục vụ đảm bảo chất lượng đào tạo, có khi 1 triệu đồng của 5 năm trước bằng 2 triệu đồng bây giờ”, ông Thi nói.
Ở hầu hết các trường ngoài công lập, báo cáo giám sát cho biết, suất đầu tư/sinh viên cao nhất là bằng học phí, thường dao động từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng/năm. Trong khi đó, mức học phí của Đại học RMIT (Australia) mở ở Tp.HCM là từ 5.000 USD đến 7.000 USD/năm.
Vị phó đoàn giám sát cho rằng, đầu tư bị chia nhỏ, năng lực đào tạo của nhà trường cũng bị giảm đi nhiều và như vậy, không có gì khó hiểu khi chất lượng bị giảm sút. “Tôi cũng phải nói thêm rằng, chúng ta tăng quy mô đào tạo kéo theo việc tuyển chọn cả những em có năng lực học tập thấp hơn. Đầu vào kém thì đầu ra cũng phải kém thôi!”.
Tuy nhiên, để có thể mở rộng đầu vào và siết chặt đầu ra như nhiều nước, ông Thi cho rằng có lẽ phải đợi đến khi có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn mạng lưới các trường đại học, cao đẳng để tạo ra được nhiều chỗ học hơn. Đời sống người dân cũng phải cao hơn.
Còn hiện nay, Việt Nam đang thực hiện có lựa chọn đầu vào là để tránh lãng phí. “Tôi cũng phải nói thật, học phí chúng ta còn rất thấp bởi phần Nhà nước đóng góp vào rất cao nên gần như con em nhà nghèo vẫn có thể theo học được. Nếu mở rộng đầu vào, thít đầu ra, nhiều em theo học một đến hai năm rồi bỏ, rất có thể trở nên lãng phí”, ông nói.
Để đảm bảo chất lượng đối với giáo dục đào tạo, báo cáo giám sát cũng đã đưa ra nhiều kiến nghị. Riêng trong đầu tư, đề nghị Chính phủ ban hành các tiêu chí xác định trường đại học, cao đẳng ngoài công lập hoạt động theo nguyên tắc “không vì lợi nhuận” và “ vì lợi nhuận hợp lý” để có chế độ ưu tiên phù hợp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ đầu tư ngân sách Nhà nước có trọng điểm theo kế hoạch trung và dài hạn để hình thành một số trường đại học có chất lượng đào tạo cao.
Đồng thời, xác định lộ trình thực hiện chế độ thu và sử dụng học phí mới đối với các trường công lập theo hướng học phí cùng với kinh phí do Nhà nước cấp đủ bù đắp chi phí đào tạo, phù hợp với từng ngành đào tạo và tương xứng với chất lượng đào tạo.
Theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ bảy, cả ngày hôm nay (7/6), Quốc hội sẽ nghe và thảo luận báo cáo giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học.
Tuy nhiên, những “căn bệnh” của giáo dục đại học đã là chủ đề khá sôi nổi của nhiều cuộc trao đổi giữa vị Phó đoàn giám sát - Chủ nhiệm Đào Trọng Thi - và một số vị đại biểu khác với báo giới.
Bởi, trên nghị trường, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng luôn được đặt ra với rất nhiều băn khoăn, lo lắng.
Tại phần đánh giá chung, bản báo cáo giám sát đã chỉ ra 4 hạn chế, bất cập của giáo dục đại học. Trong đó, có “hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học còn hạn chế”.
Cụ thể, cơ chế phân bổ kinh phí từ ngân sách Nhà nước mang tính bình quân, dàn trải và chưa thực sự gắn với mục tiêu nâng cao chất lượng, công tác quản lý đầu tư còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý theo ngành.
Việc thành lập trường, nhất là các trường công lập tại nhiều địa phương còn dễ dãi là một trong những nguyên nhân khiến cho việc đầu tư cho giáo dục đại học bị dàn trải, manh mún.
Kết quả giám sát cho thấy, từ 1998 - 2009, đã có 312 trường đại học, cao đẳng được thành lập, trong đó có 64 trường được thành lập mới hoàn toàn, còn lại là nâng cấp từ bậc học thấp hơn. Nhờ đó, 35/63 tỉnh, thành phố có thêm trường đại học, cao đẳng mới.
Theo phân tích của Chủ nhiệm Thi thì sự dễ dãi này là do quy hoạch chỉ mang tính định hướng, chưa cụ thể. Do vậy, mới xuất hiện phong trào, địa phương nào, bộ ngành nào cũng đăng ký thành lập một trường. Rồi vì những lý do này hay lý do khác, rất ít đề án thành lập trường bị từ chối. Tuy cũng có đề án phải chuẩn bị thêm, nhưng cuối cùng vẫn được chấp nhận.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bất cập là quy mô đào tạo vượt xa năng lực đào tạo và suất đầu tư cho sinh viên cũng rất thấp, trong khi đó là một trong những tiêu chí rất quan trọng.
Theo Chủ nhiệm Thi, 5 năm trước cấp kinh phí 6 triệu đồng/một sinh viên cho trường công. Sau đó lại cho phép các trường công tuyển sinh vượt chỉ tiêu, trong khi số kinh phí từ ngân sách không thay đổi. Bởi vậy, trên thực tế suất đầu tư cho sinh viên nhiều trường chỉ được khoảng 2,5 triệu đồng/sinh viên/năm.
“Phải nói rằng, 1 triệu đồng bây giờ bây giờ so với 5 năm trước khác hẳn nhau. Để mua sắm phục vụ đảm bảo chất lượng đào tạo, có khi 1 triệu đồng của 5 năm trước bằng 2 triệu đồng bây giờ”, ông Thi nói.
Ở hầu hết các trường ngoài công lập, báo cáo giám sát cho biết, suất đầu tư/sinh viên cao nhất là bằng học phí, thường dao động từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng/năm. Trong khi đó, mức học phí của Đại học RMIT (Australia) mở ở Tp.HCM là từ 5.000 USD đến 7.000 USD/năm.
Vị phó đoàn giám sát cho rằng, đầu tư bị chia nhỏ, năng lực đào tạo của nhà trường cũng bị giảm đi nhiều và như vậy, không có gì khó hiểu khi chất lượng bị giảm sút. “Tôi cũng phải nói thêm rằng, chúng ta tăng quy mô đào tạo kéo theo việc tuyển chọn cả những em có năng lực học tập thấp hơn. Đầu vào kém thì đầu ra cũng phải kém thôi!”.
Tuy nhiên, để có thể mở rộng đầu vào và siết chặt đầu ra như nhiều nước, ông Thi cho rằng có lẽ phải đợi đến khi có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn mạng lưới các trường đại học, cao đẳng để tạo ra được nhiều chỗ học hơn. Đời sống người dân cũng phải cao hơn.
Còn hiện nay, Việt Nam đang thực hiện có lựa chọn đầu vào là để tránh lãng phí. “Tôi cũng phải nói thật, học phí chúng ta còn rất thấp bởi phần Nhà nước đóng góp vào rất cao nên gần như con em nhà nghèo vẫn có thể theo học được. Nếu mở rộng đầu vào, thít đầu ra, nhiều em theo học một đến hai năm rồi bỏ, rất có thể trở nên lãng phí”, ông nói.
Để đảm bảo chất lượng đối với giáo dục đào tạo, báo cáo giám sát cũng đã đưa ra nhiều kiến nghị. Riêng trong đầu tư, đề nghị Chính phủ ban hành các tiêu chí xác định trường đại học, cao đẳng ngoài công lập hoạt động theo nguyên tắc “không vì lợi nhuận” và “ vì lợi nhuận hợp lý” để có chế độ ưu tiên phù hợp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ đầu tư ngân sách Nhà nước có trọng điểm theo kế hoạch trung và dài hạn để hình thành một số trường đại học có chất lượng đào tạo cao.
Đồng thời, xác định lộ trình thực hiện chế độ thu và sử dụng học phí mới đối với các trường công lập theo hướng học phí cùng với kinh phí do Nhà nước cấp đủ bù đắp chi phí đào tạo, phù hợp với từng ngành đào tạo và tương xứng với chất lượng đào tạo.