“Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ hồi phục nhanh”
Theo đánh giá của Ernst & Young, các khoản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ hồi phục nhanh
Hãng kiểm toán Ernst & Young vừa công bố báo cáo dự báo hàng quý về các thị trường tăng trưởng nhanh trên thế giới, trong đó dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ bền vững đạt tối thiểu 6,5% mỗi năm.
Theo dự báo của Ernst & Young, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong năm 2013 dự kiến ở mức 5,5% và tăng lên 6,9% trong năm 2014, tương đương với con số tuyệt đối 154,2 tỷ USD và 170,7 tỷ USD.
Trong khi đó, CPI năm nay được dự báo quanh mức 7,7%; cán cân vãng lai thặng dư 2,7% so với GDP; bội chi ngân sách khoảng 3,7% GDP.
Đáng chú ý, tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ ở mức 21.402,3 đồng/USD tính đến cuối năm nay và tăng lên 21.995,1 đồng/USD vào năm 2014.
So sánh tương quan dự báo GDP năm 2013 của Ernst & Young với một số nước trong khu vực châu Á thì GDP của Việt Nam thấp hơn con số dự báo 6,8% của châu Á, 8% của Trung Quốc và 6,1% của Indonesia; nhưng lại cao hơn dự báo mức tăng GDP của Hàn Quốc (2,2%), Malaysia (5%), Thái Lan (5,3%).
Theo đánh giá của Ernst & Young, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi từ nhu cầu nội địa ổn định và đang mở rộng của các thị trường khu vực Đông Nam Á.
Trong bối cảnh này, nhu cầu nội địa khá ổn định và đang mở rộng trong khu vực Đông Nam Á, so với các nền kinh tế phát triển là thuận lợi cho kinh tế Việt Nam. Đồng thời các chính sách của Việt Nam sẽ hỗ trợ kinh tế phục hồi ổn định trong năm nay.
Lạm phát chậm lại trong năm 2012 sẽ cho phép nới lỏng tiền tệ và tài khóa trong năm 2013, nâng tăng trưởng kinh tế từ 5% năm 2012 tới mục tiêu tăng trưởng 6,5% - 7% vào năm 2014.
Tuy nhiên, nợ xấu tồn đọng sẽ kìm hãm sự hồi phục của tín dụng tư nhân, ảnh hưởng đến đầu tư công và làm giảm mạnh tăng trưởng xuất khẩu.
Hệ quả của thâm hụt tài khoản vãng lai trong năm 2014 sẽ khiến tăng trưởng bị phụ thuộc nhiều hơn vào sự phục hồi của các khoản đầu từ nước ngoài. Lạm phát có nguy cơ nhen nhóm trở lại nếu Chính phủ quyết định thúc đẩy xuất khẩu bằng việc giảm giá đồng Việt Nam (VND).
Tuy nhiên, để trả nợ nước ngoài tới hạn và đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cho các ngành công nghiệp, chính sách tiền tệ sẽ phải tập trung vào việc ổn định tỉ giá.
Các khoản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được cho rằng sẽ hồi phục nhanh và bù đắp được thâm hụt tài khoản vãng lai năm đầu năm 2015.
Nhưng để thu hút các nhà đầu tư, Việt Nam cần tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng và kỹ năng để phát triển công nghiệp công nghệ cao, do FDI vào ngành dệt may và lắp ráp cơ bản có thể chuyển hướng sang các quốc gia lân cận có lao động rẻ hơn.
Cùng với thị trường nội địa tăng trưởng tốt và thu hút đầu tư FDI, du lịch và xuất khẩu nông nghiệp sẽ là nguồn vốn đáng kể cho đầu tư công nghiệp, xây dựng các nhà máy năng lượng mới để giải quyết vấn đề thiếu năng lượng thường trực. Trong trung hạn, GDP tăng trưởng bền vững đạt tối thiểu 6,5%.
Theo dự báo của Ernst & Young, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong năm 2013 dự kiến ở mức 5,5% và tăng lên 6,9% trong năm 2014, tương đương với con số tuyệt đối 154,2 tỷ USD và 170,7 tỷ USD.
Trong khi đó, CPI năm nay được dự báo quanh mức 7,7%; cán cân vãng lai thặng dư 2,7% so với GDP; bội chi ngân sách khoảng 3,7% GDP.
Đáng chú ý, tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ ở mức 21.402,3 đồng/USD tính đến cuối năm nay và tăng lên 21.995,1 đồng/USD vào năm 2014.
So sánh tương quan dự báo GDP năm 2013 của Ernst & Young với một số nước trong khu vực châu Á thì GDP của Việt Nam thấp hơn con số dự báo 6,8% của châu Á, 8% của Trung Quốc và 6,1% của Indonesia; nhưng lại cao hơn dự báo mức tăng GDP của Hàn Quốc (2,2%), Malaysia (5%), Thái Lan (5,3%).
Theo đánh giá của Ernst & Young, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi từ nhu cầu nội địa ổn định và đang mở rộng của các thị trường khu vực Đông Nam Á.
Trong bối cảnh này, nhu cầu nội địa khá ổn định và đang mở rộng trong khu vực Đông Nam Á, so với các nền kinh tế phát triển là thuận lợi cho kinh tế Việt Nam. Đồng thời các chính sách của Việt Nam sẽ hỗ trợ kinh tế phục hồi ổn định trong năm nay.
Lạm phát chậm lại trong năm 2012 sẽ cho phép nới lỏng tiền tệ và tài khóa trong năm 2013, nâng tăng trưởng kinh tế từ 5% năm 2012 tới mục tiêu tăng trưởng 6,5% - 7% vào năm 2014.
Tuy nhiên, nợ xấu tồn đọng sẽ kìm hãm sự hồi phục của tín dụng tư nhân, ảnh hưởng đến đầu tư công và làm giảm mạnh tăng trưởng xuất khẩu.
Hệ quả của thâm hụt tài khoản vãng lai trong năm 2014 sẽ khiến tăng trưởng bị phụ thuộc nhiều hơn vào sự phục hồi của các khoản đầu từ nước ngoài. Lạm phát có nguy cơ nhen nhóm trở lại nếu Chính phủ quyết định thúc đẩy xuất khẩu bằng việc giảm giá đồng Việt Nam (VND).
Tuy nhiên, để trả nợ nước ngoài tới hạn và đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cho các ngành công nghiệp, chính sách tiền tệ sẽ phải tập trung vào việc ổn định tỉ giá.
● Tính đến ngày 20/4/2013, cả nước có 341 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 4,873 tỷ USD và 121 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,34 tỷ USD.
● Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2013, tổng vốn FDI đầu tư cấp mới và tăng thêm là 8,219 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2012. Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) |
Các khoản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được cho rằng sẽ hồi phục nhanh và bù đắp được thâm hụt tài khoản vãng lai năm đầu năm 2015.
Nhưng để thu hút các nhà đầu tư, Việt Nam cần tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng và kỹ năng để phát triển công nghiệp công nghệ cao, do FDI vào ngành dệt may và lắp ráp cơ bản có thể chuyển hướng sang các quốc gia lân cận có lao động rẻ hơn.
Cùng với thị trường nội địa tăng trưởng tốt và thu hút đầu tư FDI, du lịch và xuất khẩu nông nghiệp sẽ là nguồn vốn đáng kể cho đầu tư công nghiệp, xây dựng các nhà máy năng lượng mới để giải quyết vấn đề thiếu năng lượng thường trực. Trong trung hạn, GDP tăng trưởng bền vững đạt tối thiểu 6,5%.