Đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội việc thu phí giao thông
“Chính phủ cần báo cáo Quốc hội về thu phí giao thông đường bộ vì đây là vấn đề đang được cử tri cả nước đang quan tâm”
“Chính phủ cần báo cáo Quốc hội về thu phí giao thông đường bộ vì đây là vấn đề đang được cử tri cả nước đang quan tâm”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ 3 vào tháng 5 tới đây.
Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha phát biểu, hiện nay nhân dân rất quan tâm và có nhiều ý kiến trái chiều về sự kiện Bộ Giao thông Vận tải đề xuất việc thu phí giao thông. Ngày hôm qua, Mặt trận đã đề nghị Bộ gửi đề án thu phí cho Mặt trận để tổ chức phản biện.
“Nhân dân trông chờ rất nhiều vào Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội và cho rằng ở đây quyết thế nào thì dân chịu như thế”, ông Pha nhấn mạnh.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng cho rằng "phí giao thông đang là vấn đề nóng bỏng", khi ông đề nghị cần báo cáo Quốc hội những vấn đề đáng chú ý từ sau kỳ họp Quốc hội thứ hai đến nay.
Nhiều nội dung khác tại kỳ họp Quốc hội thứ ba cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận.
Dự kiến làm việc từ 21/5 đến 22/6, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành một ngày để thảo luận tại hội trường về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
Đây là nội dung đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho việc thảo luận các nội dung kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước. Để đảm bảo quyết sách của Quốc hội là đúng đắn, góp phần giải quyết triệt để những khó khăn, hạn chế của nền kinh tếm cần dành thời gian thỏa đáng thảo luận, xem xét đề án một cách kỹ lưỡng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, tại kỳ họp thứ hai cuối năm 2011, nghị quyết của Quốc hội đã chốt nhiệm vụ phải làm cho 5 năm, trong đó có đề án tổng thể về tái cơ cấu nền kinh tế, và kỳ họp này phải bàn xem làm thế nào.
Nội dung thảo luận về kinh tế xã hội tại kỳ họp này không chỉ mang tính thời sự mà còn bàn nhiều vấn đề triển khai cho 5 năm, 10 năm. Quốc hội xem xét đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có những vấn đề rất lớn liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư công và hệ thống ngân hàng, Chủ tịch nói.
Theo chương trình dự kiến, ngay từ ngày làm việc đầu tiên, Quốc hội sẽ nghe Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và nghe báo cáo thẩm tra nội dung này.
Phó chủ tịch Uông Chu Lưu đề nghị cần truyền hình trực tiếp cả khi Thủ tướng trình đề án và phiên thảo luận của Quốc hội để cử tri nắm được đầy đủ thông tin về đề án này.
Bên cạnh các nội dung về kinh tế, xã hội, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội xem xét thông qua 13 dự án luật, trong đó có Luật Biển Việt Nam.
Một điểm rất mới là một số phiên thảo luận về các dự án luật Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng sẽ được truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.
Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha phát biểu, hiện nay nhân dân rất quan tâm và có nhiều ý kiến trái chiều về sự kiện Bộ Giao thông Vận tải đề xuất việc thu phí giao thông. Ngày hôm qua, Mặt trận đã đề nghị Bộ gửi đề án thu phí cho Mặt trận để tổ chức phản biện.
“Nhân dân trông chờ rất nhiều vào Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội và cho rằng ở đây quyết thế nào thì dân chịu như thế”, ông Pha nhấn mạnh.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng cho rằng "phí giao thông đang là vấn đề nóng bỏng", khi ông đề nghị cần báo cáo Quốc hội những vấn đề đáng chú ý từ sau kỳ họp Quốc hội thứ hai đến nay.
Nhiều nội dung khác tại kỳ họp Quốc hội thứ ba cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận.
Dự kiến làm việc từ 21/5 đến 22/6, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành một ngày để thảo luận tại hội trường về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
Đây là nội dung đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho việc thảo luận các nội dung kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước. Để đảm bảo quyết sách của Quốc hội là đúng đắn, góp phần giải quyết triệt để những khó khăn, hạn chế của nền kinh tếm cần dành thời gian thỏa đáng thảo luận, xem xét đề án một cách kỹ lưỡng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, tại kỳ họp thứ hai cuối năm 2011, nghị quyết của Quốc hội đã chốt nhiệm vụ phải làm cho 5 năm, trong đó có đề án tổng thể về tái cơ cấu nền kinh tế, và kỳ họp này phải bàn xem làm thế nào.
Nội dung thảo luận về kinh tế xã hội tại kỳ họp này không chỉ mang tính thời sự mà còn bàn nhiều vấn đề triển khai cho 5 năm, 10 năm. Quốc hội xem xét đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có những vấn đề rất lớn liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư công và hệ thống ngân hàng, Chủ tịch nói.
Theo chương trình dự kiến, ngay từ ngày làm việc đầu tiên, Quốc hội sẽ nghe Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và nghe báo cáo thẩm tra nội dung này.
Phó chủ tịch Uông Chu Lưu đề nghị cần truyền hình trực tiếp cả khi Thủ tướng trình đề án và phiên thảo luận của Quốc hội để cử tri nắm được đầy đủ thông tin về đề án này.
Bên cạnh các nội dung về kinh tế, xã hội, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội xem xét thông qua 13 dự án luật, trong đó có Luật Biển Việt Nam.
Một điểm rất mới là một số phiên thảo luận về các dự án luật Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng sẽ được truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.