Đề xuất tăng thu phí lưu hành ôtô, xe máy
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất đổi tên và thu thêm 5% sau mỗi năm đối với phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ một số đề xuất bổ sung đối với phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Đáng chú ý, tại Tờ trình số 1818/BGTVT-TC, cơ quan này đề xuất đổi tên phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân thành “phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân”. Tên gọi phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vẫn được giữ nguyên.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, “việc đổi tên gọi như vậy là để sát với mục tiêu và nội dung của phí như góp ý của Bộ Tài chính”.
Về mức thu, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thu thêm 5% phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân sau mỗi năm. Đặc biệt, một số đối tượng được miễn thu gồm ôtô thuộc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; xe quân đội; xe công an; xe của cơ quan, tổ chức ngoại giao nước ngoài.
Các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới sẽ chịu trách nhiệm thu phí đối với ôtô. Trong khi đó, việc thu phí xe máy sẽ giao cho các địa phương thực hiện đồng thời dự kiến lùi thời hạn thực hiện thu 6 tháng so với ôtô.
Với những thay đổi trên, Bộ Giao thông Vận tải tính toán số lượng ôtô chịu sự tác động của chính sách thu phí phương tiện cá nhân là 612.691 xe (tương ứng với 612.691 chủ phương tiện, chiếm 0,77% dân số cả nước). Các xe này phần lớn được sử dụng cho các mục đích cá nhân, vì vậy, cơ bản không ảnh hưởng đến giá cả thị trường, giá thành sản xuất kinh doanh.
Trước đó, tại tờ trình Chính phủ hồi tháng 11/2011, Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất mức thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đối với ôtô từ 20 - 50 triệu đồng/năm, xe máy từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/năm. Phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm dự kiến từ 30.000 - 50.000 đồng/lượt và trước mắt sẽ thu thí điểm tại 5 thành phố là Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng.
Sau khi nhận tờ trình này, Thủ tướng cũng đã có văn bản chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải và các ngành liên quan nghiên cứu kỹ mọi vấn đề để xây dựng đề án trình Thủ tướng xem xét trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.
Đáng chú ý, tại Tờ trình số 1818/BGTVT-TC, cơ quan này đề xuất đổi tên phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân thành “phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân”. Tên gọi phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vẫn được giữ nguyên.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, “việc đổi tên gọi như vậy là để sát với mục tiêu và nội dung của phí như góp ý của Bộ Tài chính”.
Về mức thu, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thu thêm 5% phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân sau mỗi năm. Đặc biệt, một số đối tượng được miễn thu gồm ôtô thuộc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; xe quân đội; xe công an; xe của cơ quan, tổ chức ngoại giao nước ngoài.
Các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới sẽ chịu trách nhiệm thu phí đối với ôtô. Trong khi đó, việc thu phí xe máy sẽ giao cho các địa phương thực hiện đồng thời dự kiến lùi thời hạn thực hiện thu 6 tháng so với ôtô.
Với những thay đổi trên, Bộ Giao thông Vận tải tính toán số lượng ôtô chịu sự tác động của chính sách thu phí phương tiện cá nhân là 612.691 xe (tương ứng với 612.691 chủ phương tiện, chiếm 0,77% dân số cả nước). Các xe này phần lớn được sử dụng cho các mục đích cá nhân, vì vậy, cơ bản không ảnh hưởng đến giá cả thị trường, giá thành sản xuất kinh doanh.
Trước đó, tại tờ trình Chính phủ hồi tháng 11/2011, Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất mức thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đối với ôtô từ 20 - 50 triệu đồng/năm, xe máy từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/năm. Phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm dự kiến từ 30.000 - 50.000 đồng/lượt và trước mắt sẽ thu thí điểm tại 5 thành phố là Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng.
Sau khi nhận tờ trình này, Thủ tướng cũng đã có văn bản chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải và các ngành liên quan nghiên cứu kỹ mọi vấn đề để xây dựng đề án trình Thủ tướng xem xét trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.