Di động “tranh hùng”
Đang diễn ra một cuộc chiến giành ngôi vị đầy kịch tính trong top 5 hãng sản xuất điện thoại hàng đầu của thế giới
Đang diễn ra một cuộc chiến giành ngôi vị đầy kịch tính trong top 5 hãng sản xuất điện thoại hàng đầu của thế giới.
Ưu thế vượt trội thuộc về Nokia, trong khi “gã người Mỹ” Motorola yếu thế hơn hẳn. Samsung, LG, và Sony Ericsson mỗi hãng đều có những thế mạnh và điểm yếu riêng.
“Nóng” trận tranh “huy chương đồng”
Vào lúc này, Motorola đang phải đương đầu với vô số khó khăn.
Trong mấy tháng trở lại đây, nhiều lãnh đạo của hãng đã bị sa thải hoặc bỏ việc, trong đó có cả giám đốc tài chính, giám đốc marketing, giám đốc kỹ thuật, và cả chủ tịch phụ trách bộ phận thiết bị di động.
Một nửa số nhân viên của hãng tại trung tâm thiết kế ở Birmingham (Anh) có lẽ cũng sắp bị sa thải. Nhà đầu tư Carl Icahn mới đây đã nâng cổ phần tại Motorola lên mức 6,3% và tuyên bố sẽ tiến hành một vụ kiện nhằm giành quyền tiếp cận với các tài liệu của hãng.
Các nhà quan sát thì cho rằng, Motorola đã từ quá lâu không thể tung ra một chiếc điện thoại di động hấp dẫn và được dự báo là sẽ không gây được ấn tượng mạnh tại hội nghị của ngành công nghiệp điện thoại di động (CTIA Wireless) sắp được tổ chức.
Các nhà phân tích còn đang lên tiếng cảnh báo rằng, Motorola đang có nguy cơ tiếp tục tụt hạng trên bảng xếp hạng các hãng điện thoại di động toàn cầu theo doanh số. Hiện Motorola đang ở vị trí thứ 3, và rất có thể sẽ rơi xuống vị trí thứ 4.
Đây quả thực là một điều tồi tệ vì mới cách đây chưa đây một năm, Motorola đánh mất ngôi vị thứ hai vào đối thủ Hàn Quốc Samsung. Trong vòng một năm trở lại đây, hãng đã để vuột mất một nửa thị phần toàn cầu của mình - một cú “nhảy cầu” mà giới chuyên môn cho là “vô tiền khoáng hậu”.
Với sự lao dốc của Motorola, các đối thủ khác thừa cơ tấn tới, khiến cuộc chiến giành ngôi vị thứ 3 đang mỗi lúc một thêm gay gắt. Hai hãng điện thoại hiện ở vị trí thứ 4 và 5 là Sony Ericsson và LG đã cho thấy rõ ý định trong việc tăng thị phần và chiếm lấy chiếc “huy chương đồng” này. Sony Ericsson đặt mục tiêu sẽ giành vị trí này vào năm 2011, còn với LG sẽ là năm 2010.
Chắc chắn không đối thủ nào có thể cạnh tranh với ngôi vị số 1 của Nokia. Thống kê cho thấy, hãng điện thoại Phần Lan này đạt doanh số 134 triệu chiếc điện thoại vào quý 4/2007.
Tuy nhiên, các đối thủ theo sau Nokia đang bám đuổi nhau rất sát nút. Cũng trong quý 4 năm ngoái, Samsung đạt doanh số 46 triệu điện thoại, tiếp đó là Motorola với 41 triệu chiếc, Sony Ericsson với 31 triệu chiếc, và LG với 24 triệu chiếc.
Và trong bối cảnh người tiêu dùng đang có xu hướng “xa lánh” những chiếc điện thoại hiệu Motorola, vị trí thứ ba có lẽ đã trở thành vị trí được thèm muốn nhất hiện nay đối với các hãng điện thoại.
Điều này càng đúng khi ngành công nghiệp điện thoại di động đang phải đối mặt với nhiều thử thách hơn.
Với hơn 1 tỷ chiếc điện thoại di động được tiêu thụ hàng năm, thị trường tại các khu vực phát triển đang đạt tới mức bão hòa. Giá bán bình quân của các loại điện thoại di động đang đi xuống, trong khi doanh số của các hãng đang tiến sát mức đỉnh điểm. Mặt khác, thậm chí cả những chiếc điện thoại được coi là “hit” cũng chỉ được chuộng trong vòng khoảng 3 năm là cùng, trong khi khoảng thời gian này vào những năm 1990 là 5 năm.
Ngoài ra, ngành công nghiệp điện thoại di động hiện không chỉ tập trung vào phần cứng như trước đây mà còn đang đi theo các xu hướng công nghệ định vị toàn cầu, thời trang, các ứng dụng và hệ điều hành, tạo thành một “hệ sinh thái các dịch vụ” theo cách nói của một chuyên gia.
Vị trí xếp hạng đối với các hãng điện thoại không chỉ là một chiến thắng mang ý nghĩa biểu tượng. Đứng trong top 3 đồng nghĩa với sản lượng lớn, mà sản lượng lớn lại có nghĩa là chi phí sản xuất thấp hơn và khả năng cạnh tranh cao hơn.
Chẳng hạn, ở vị trí số 1, Nokia được dự báo là sẽ tiêu thụ hơn 500 triệu chiếc điện thoại di động trong năm nay, cao gấp đôi so với “á quân” Samsung. Theo các chuyên gia, xét ở phương diện một nhà sản xuất, ở trong top 5 là một điều tốt, còn ở trong top 3 là một điều tuyệt vời.
Mạnh và yếu
Giai đoạn hiện nay được coi là thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử 25 năm của ngành công nghiệp điện thoại di động. Thêm vào đó, đối thủ Nokia lại quá mạnh.
Hiện Nokia đang kiểm soát 39% thị trường điện thoại toàn cầu nên có thể tận dụng được gần như triệt để được những ưu thế nhờ quy mô mà có.
Mặc dù không thực sự nổi bật ở thị trường Bắc Mỹ, Nokia đang thống lĩnh những thị trường mới nổi như châu Phi, Ấn Độ và Trung Quốc - những thị trường sẽ có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng trong tương lai của ngành công nghiệp điện thoại di động.
Mặt khác, Nokia đã rất khôn ngoan khi đầu tư vào lĩnh vực nội dung cho điện thoại di động bằng cách cho ra đời trang web dịch vụ trên mạng có tên là Ovi. Trong khi đó, Nokia cũng được coi là hãng điện thoại có sản phẩm đa dạng nhất, từ những sản phẩm cực bình dân, tới những sản phẩm siêu cao cấp.
Những thế mạnh này đã giúp Nokia rũ sạch mọi nỗi lo về khả năng tăng trưởng chậm lại của thị trường điện thoại di động toàn cầu. Các nhà phân tích cho rằng, Nokia luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực, từ phát triển thương hiệu, sản phẩm tới phân phối, và khoảng cách giữa Nokia và các đối thủ luôn là 2 - 3 năm phát triển.
Sức mạnh đó của Nokia đã chia top 5 nhà sản xuất hàng đầu thành 2 hạng. Hạng thứ nhất chỉ có Nokia, và hạng hai bao gồm 4 hãng còn lại. Samsung chỉ chiếm thị phần 14% và thi thoảng vẫn gây chú ý bằng cách tung ra những chiếc điện thoại bóng bẩy.
Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng, vị trí của Samsung là khá vững nhờ hãng đang tích cực tiến vào thị trường châu Âu và các thị trường đang nổi lên, tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu người tiêu dùng và áp dụng phổ biến hệ điều hành mở như Windows Mobile, Symbian và Android của Google. Không ít người cho rằng, Samsung đã biến những điểm yếu của Motorola thành những điểm mạnh của mình.
Điểm yếu “chết người” của Motorola, không gì khác, chính là những chiếc điện thoại mà hãng sản xuất ra. Từ sau chiếc Razr được tung ra vào năm 2004 đến nay, Motorola vẫn chưa thể có một chiếc điện thoại nào thành công như thế. Hãng cũng đã nỗ lực để giành chiếc “vương miện” dành cho “vua” điện thoại giá rẻ Nokia, nhưng bất thành.
Ở tình trạng hiện nay, thậm chí nếu có liên kết với hãng sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE cũng khó có thể đưa Motorola trở lại với vị trí số 2. Với thị phần 1,2% trên thị trường điện thoại di động toàn cầu, ZTE xem ra quá nhỏ bé.
Có vẻ như LG và Sony Ericsson sẽ được lợi nhiều từ thế yếu của Motorola. Cả hai đều có những thế mạnh riêng của mình.
Sau khi tạo được một cú đột phá mạnh với chiếc điện thoại Chocolate, LG đã tạo dựng được uy tín về mặt thiết kế và công nghệ kết nối. Nhờ có quan hệ đối tác chặt chẽ với các mạng điện thoại của Mỹ, LG chiếm thị phần tại Mỹ cao hơn hẳn Sony Ericsson.
Là liên doanh giữa hãng Sony của Nhật và hãng Ericsson của Thụy Điển, Sony Ericsson đã áp dụng mạnh mẽ công nghệ nghe nhạc của Sony Walkman và công nghệ chụp ảnh của Cybershot vào những chiếc điện thoại của mình. Thế mạnh của Sony Ericsson là biết đánh bóng thương hiệu và có nhiều sản phẩm sử dụng công nghệ GSM, loại công nghệ hiện phổ biến nhất trong lĩnh vực điện thoại di động trên thế giới.
Nhưng những chiếc điện thoại không hề rẻ của Sony Ericsson sẽ khiến hãng dễ bị tổn thương hơn trong trường hợp suy thoái kinh tế. Vào ngày 19/3 vừa qua, hãng đã hạ mạnh mức dự báo doanh số quý 1 của hãng, trong đó có đề cập tới doanh số ảm đạm của các loại sản phẩm tầm trung và cao cấp tại thị trường châu Âu.
Các nhà phân tích cũng đang tỏ thái độ hoài nghi về mức động thành công của chiếc XPeria X1 rất bắt mắt của hãng sắp tung ra vào nửa sau của năm nay. Với mức giá từ 800 - 1.000 USD/chiếc theo như quảng cáo của Sony Ericsson, chiếc điện thoại này quá đắt để có thể được tiêu thụ rộng rãi. Và như thế, LG sẽ càng có cơ hội để thu hẹp khoảng cách.
Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ khác trong top 10 cũng đang diễn ra rất quyết liệt. Hai nhà sản xuất ở vị trí số 6 và số 10 là Research In Motion (nhà sản xuất điện thoại BlackBerry) và Apple đang tiến về phía trước với tốc độ nhanh chóng. Nhưng theo dự báo, việc hai hãng này lọt vào top 5 là điều khó xảy ra trong tương lai gần, thậm chí trong trường hợp Apple bán được 10 triệu chiếc iPhone vào năm nay như kế hoạch của hãng.
Theo các nhà chuyên môn, hy vọng cho Motorola là không nhiều. Vào những năm 1990, Motorola có một giai đoạn thụt lùi và phải mất 7 - 8 năm để phục hồi thị phần. Trong khi đó, Nokia mất thị phần vào năm 2005 nhưng chỉ 3 năm sau hãng này đã lấy lại được những gì đã mất. Bởi vậy, có lẽ Motorola phải mất ít nhất 5 năm nữa để thay đổi tình hình.
Còn vào lúc này, cuộc chiến giành ngôi vị thứ 3 vẫn sẽ còn căng thẳng.
Ưu thế vượt trội thuộc về Nokia, trong khi “gã người Mỹ” Motorola yếu thế hơn hẳn. Samsung, LG, và Sony Ericsson mỗi hãng đều có những thế mạnh và điểm yếu riêng.
“Nóng” trận tranh “huy chương đồng”
Vào lúc này, Motorola đang phải đương đầu với vô số khó khăn.
Trong mấy tháng trở lại đây, nhiều lãnh đạo của hãng đã bị sa thải hoặc bỏ việc, trong đó có cả giám đốc tài chính, giám đốc marketing, giám đốc kỹ thuật, và cả chủ tịch phụ trách bộ phận thiết bị di động.
Một nửa số nhân viên của hãng tại trung tâm thiết kế ở Birmingham (Anh) có lẽ cũng sắp bị sa thải. Nhà đầu tư Carl Icahn mới đây đã nâng cổ phần tại Motorola lên mức 6,3% và tuyên bố sẽ tiến hành một vụ kiện nhằm giành quyền tiếp cận với các tài liệu của hãng.
Các nhà quan sát thì cho rằng, Motorola đã từ quá lâu không thể tung ra một chiếc điện thoại di động hấp dẫn và được dự báo là sẽ không gây được ấn tượng mạnh tại hội nghị của ngành công nghiệp điện thoại di động (CTIA Wireless) sắp được tổ chức.
Các nhà phân tích còn đang lên tiếng cảnh báo rằng, Motorola đang có nguy cơ tiếp tục tụt hạng trên bảng xếp hạng các hãng điện thoại di động toàn cầu theo doanh số. Hiện Motorola đang ở vị trí thứ 3, và rất có thể sẽ rơi xuống vị trí thứ 4.
Đây quả thực là một điều tồi tệ vì mới cách đây chưa đây một năm, Motorola đánh mất ngôi vị thứ hai vào đối thủ Hàn Quốc Samsung. Trong vòng một năm trở lại đây, hãng đã để vuột mất một nửa thị phần toàn cầu của mình - một cú “nhảy cầu” mà giới chuyên môn cho là “vô tiền khoáng hậu”.
Với sự lao dốc của Motorola, các đối thủ khác thừa cơ tấn tới, khiến cuộc chiến giành ngôi vị thứ 3 đang mỗi lúc một thêm gay gắt. Hai hãng điện thoại hiện ở vị trí thứ 4 và 5 là Sony Ericsson và LG đã cho thấy rõ ý định trong việc tăng thị phần và chiếm lấy chiếc “huy chương đồng” này. Sony Ericsson đặt mục tiêu sẽ giành vị trí này vào năm 2011, còn với LG sẽ là năm 2010.
Chắc chắn không đối thủ nào có thể cạnh tranh với ngôi vị số 1 của Nokia. Thống kê cho thấy, hãng điện thoại Phần Lan này đạt doanh số 134 triệu chiếc điện thoại vào quý 4/2007.
Tuy nhiên, các đối thủ theo sau Nokia đang bám đuổi nhau rất sát nút. Cũng trong quý 4 năm ngoái, Samsung đạt doanh số 46 triệu điện thoại, tiếp đó là Motorola với 41 triệu chiếc, Sony Ericsson với 31 triệu chiếc, và LG với 24 triệu chiếc.
Và trong bối cảnh người tiêu dùng đang có xu hướng “xa lánh” những chiếc điện thoại hiệu Motorola, vị trí thứ ba có lẽ đã trở thành vị trí được thèm muốn nhất hiện nay đối với các hãng điện thoại.
Điều này càng đúng khi ngành công nghiệp điện thoại di động đang phải đối mặt với nhiều thử thách hơn.
Với hơn 1 tỷ chiếc điện thoại di động được tiêu thụ hàng năm, thị trường tại các khu vực phát triển đang đạt tới mức bão hòa. Giá bán bình quân của các loại điện thoại di động đang đi xuống, trong khi doanh số của các hãng đang tiến sát mức đỉnh điểm. Mặt khác, thậm chí cả những chiếc điện thoại được coi là “hit” cũng chỉ được chuộng trong vòng khoảng 3 năm là cùng, trong khi khoảng thời gian này vào những năm 1990 là 5 năm.
Ngoài ra, ngành công nghiệp điện thoại di động hiện không chỉ tập trung vào phần cứng như trước đây mà còn đang đi theo các xu hướng công nghệ định vị toàn cầu, thời trang, các ứng dụng và hệ điều hành, tạo thành một “hệ sinh thái các dịch vụ” theo cách nói của một chuyên gia.
Vị trí xếp hạng đối với các hãng điện thoại không chỉ là một chiến thắng mang ý nghĩa biểu tượng. Đứng trong top 3 đồng nghĩa với sản lượng lớn, mà sản lượng lớn lại có nghĩa là chi phí sản xuất thấp hơn và khả năng cạnh tranh cao hơn.
Chẳng hạn, ở vị trí số 1, Nokia được dự báo là sẽ tiêu thụ hơn 500 triệu chiếc điện thoại di động trong năm nay, cao gấp đôi so với “á quân” Samsung. Theo các chuyên gia, xét ở phương diện một nhà sản xuất, ở trong top 5 là một điều tốt, còn ở trong top 3 là một điều tuyệt vời.
Mạnh và yếu
Giai đoạn hiện nay được coi là thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử 25 năm của ngành công nghiệp điện thoại di động. Thêm vào đó, đối thủ Nokia lại quá mạnh.
Hiện Nokia đang kiểm soát 39% thị trường điện thoại toàn cầu nên có thể tận dụng được gần như triệt để được những ưu thế nhờ quy mô mà có.
Mặc dù không thực sự nổi bật ở thị trường Bắc Mỹ, Nokia đang thống lĩnh những thị trường mới nổi như châu Phi, Ấn Độ và Trung Quốc - những thị trường sẽ có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng trong tương lai của ngành công nghiệp điện thoại di động.
Mặt khác, Nokia đã rất khôn ngoan khi đầu tư vào lĩnh vực nội dung cho điện thoại di động bằng cách cho ra đời trang web dịch vụ trên mạng có tên là Ovi. Trong khi đó, Nokia cũng được coi là hãng điện thoại có sản phẩm đa dạng nhất, từ những sản phẩm cực bình dân, tới những sản phẩm siêu cao cấp.
Những thế mạnh này đã giúp Nokia rũ sạch mọi nỗi lo về khả năng tăng trưởng chậm lại của thị trường điện thoại di động toàn cầu. Các nhà phân tích cho rằng, Nokia luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực, từ phát triển thương hiệu, sản phẩm tới phân phối, và khoảng cách giữa Nokia và các đối thủ luôn là 2 - 3 năm phát triển.
Sức mạnh đó của Nokia đã chia top 5 nhà sản xuất hàng đầu thành 2 hạng. Hạng thứ nhất chỉ có Nokia, và hạng hai bao gồm 4 hãng còn lại. Samsung chỉ chiếm thị phần 14% và thi thoảng vẫn gây chú ý bằng cách tung ra những chiếc điện thoại bóng bẩy.
Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng, vị trí của Samsung là khá vững nhờ hãng đang tích cực tiến vào thị trường châu Âu và các thị trường đang nổi lên, tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu người tiêu dùng và áp dụng phổ biến hệ điều hành mở như Windows Mobile, Symbian và Android của Google. Không ít người cho rằng, Samsung đã biến những điểm yếu của Motorola thành những điểm mạnh của mình.
Điểm yếu “chết người” của Motorola, không gì khác, chính là những chiếc điện thoại mà hãng sản xuất ra. Từ sau chiếc Razr được tung ra vào năm 2004 đến nay, Motorola vẫn chưa thể có một chiếc điện thoại nào thành công như thế. Hãng cũng đã nỗ lực để giành chiếc “vương miện” dành cho “vua” điện thoại giá rẻ Nokia, nhưng bất thành.
Ở tình trạng hiện nay, thậm chí nếu có liên kết với hãng sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE cũng khó có thể đưa Motorola trở lại với vị trí số 2. Với thị phần 1,2% trên thị trường điện thoại di động toàn cầu, ZTE xem ra quá nhỏ bé.
Có vẻ như LG và Sony Ericsson sẽ được lợi nhiều từ thế yếu của Motorola. Cả hai đều có những thế mạnh riêng của mình.
Sau khi tạo được một cú đột phá mạnh với chiếc điện thoại Chocolate, LG đã tạo dựng được uy tín về mặt thiết kế và công nghệ kết nối. Nhờ có quan hệ đối tác chặt chẽ với các mạng điện thoại của Mỹ, LG chiếm thị phần tại Mỹ cao hơn hẳn Sony Ericsson.
Là liên doanh giữa hãng Sony của Nhật và hãng Ericsson của Thụy Điển, Sony Ericsson đã áp dụng mạnh mẽ công nghệ nghe nhạc của Sony Walkman và công nghệ chụp ảnh của Cybershot vào những chiếc điện thoại của mình. Thế mạnh của Sony Ericsson là biết đánh bóng thương hiệu và có nhiều sản phẩm sử dụng công nghệ GSM, loại công nghệ hiện phổ biến nhất trong lĩnh vực điện thoại di động trên thế giới.
Nhưng những chiếc điện thoại không hề rẻ của Sony Ericsson sẽ khiến hãng dễ bị tổn thương hơn trong trường hợp suy thoái kinh tế. Vào ngày 19/3 vừa qua, hãng đã hạ mạnh mức dự báo doanh số quý 1 của hãng, trong đó có đề cập tới doanh số ảm đạm của các loại sản phẩm tầm trung và cao cấp tại thị trường châu Âu.
Các nhà phân tích cũng đang tỏ thái độ hoài nghi về mức động thành công của chiếc XPeria X1 rất bắt mắt của hãng sắp tung ra vào nửa sau của năm nay. Với mức giá từ 800 - 1.000 USD/chiếc theo như quảng cáo của Sony Ericsson, chiếc điện thoại này quá đắt để có thể được tiêu thụ rộng rãi. Và như thế, LG sẽ càng có cơ hội để thu hẹp khoảng cách.
Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ khác trong top 10 cũng đang diễn ra rất quyết liệt. Hai nhà sản xuất ở vị trí số 6 và số 10 là Research In Motion (nhà sản xuất điện thoại BlackBerry) và Apple đang tiến về phía trước với tốc độ nhanh chóng. Nhưng theo dự báo, việc hai hãng này lọt vào top 5 là điều khó xảy ra trong tương lai gần, thậm chí trong trường hợp Apple bán được 10 triệu chiếc iPhone vào năm nay như kế hoạch của hãng.
Theo các nhà chuyên môn, hy vọng cho Motorola là không nhiều. Vào những năm 1990, Motorola có một giai đoạn thụt lùi và phải mất 7 - 8 năm để phục hồi thị phần. Trong khi đó, Nokia mất thị phần vào năm 2005 nhưng chỉ 3 năm sau hãng này đã lấy lại được những gì đã mất. Bởi vậy, có lẽ Motorola phải mất ít nhất 5 năm nữa để thay đổi tình hình.
Còn vào lúc này, cuộc chiến giành ngôi vị thứ 3 vẫn sẽ còn căng thẳng.