Dịch vụ ADSL: Bán thiếu 90% chất lượng, ai phạt?
Gần 10 năm qua, chưa ai được sử dụng đúng với tốc độ dịch vụ ADSL mà nhà cung cấp dịch vụ bán cho người tiêu dùng
Dù “bán thiếu” tới 90%, nhà cung cấp dịch vụ ADSL vẫn không bị xử phạt. Gần 10 năm qua, chưa ai được sử dụng đúng với tốc độ mà nhà cung cấp dịch vụ bán cho người tiêu dùng.
Khách hàng chịu thiệt
Khách hàng có nick là hoanhsonqn2001 cho biết, mới lắp Internet ADSL của MegaVNN với gói có tốc độ 512/256Kbps nhưng chỉ vào Internet với tốc độ 6-7Kb/s, có nhanh lắm cũng chỉ đến 50Kb/s vào lúc... giờ khuya.
Tệ hơn, anh Nguyễn Bình Quân (quận 10, Tp.HCM) dù đăng ký sử dụng dịch vụ ADSL của Viettel với tốc độ 1536Kbps/512Kbps nhưng tốc độ từ 6 - 8 giờ sáng chỉ khoảng 50 - 150Kbps/sec, thời gian còn lại chỉ được từ 10 -30Kbps/sec, thậm chí có lúc chỉ 4Kbps/sec.
Linh (quận Phú Nhuận, Tp.HCM) dùng gói ADSL MegaYou của FPT cho biết, tốc độ lý thuyết mà FPT công bố là download - 3.072Kbps, upload - 512Kbps nhưng tốc độ down chỉ quanh quẩn ở mức 20 – 40Kkb/s, có lúc chỉ là 5Kb/s, còn tệ hơn cả gói dial-up mà anh từng dùng.
Khách hàng đăng ký dịch vụ ADSL trên đường cáp truyền hình của SCTV cũng chịu chung số phận. Khi truy cập các địa chỉ website nước ngoài, tốc độ luôn luôn “giảm dần đều”. Mới đầu còn được 40Kb/s, sau xuống 3,4Kb/s, cuối cùng chỉ còn 400bytes/s. Cùng một địa chỉ truy cập, lúc vào được, lúc không mà nguyên nhân là cổng kết nối quốc tế bị tình trạng “thắt cổ chai” vào những giờ cao điểm.
Nhà cung cấp luôn đúng!
Ở các địa phương chỉ có 1 đến 2 nhà cung cấp, người dùng phải nhắm mắt chấp nhận tốc độ chỉ bằng 1/500 so với con số công bố của nhà cung cấp. Anh Hồng Quân (Gò Vấp) nói: “Nếu tốc độ thực tế bằng1/2, thậm chí là 1/5 tôi cũng chẳng quan tâm vì tôi vẫn đủ sức duyệt web hoặc check mail nhưng thực tế quá tệ. Anh đã phải tốn nhiều tiền điện thoại và chờ đợi “dài cổ” mới có nhân viên đến sửa nhưng họ vừa về thì mọi sự lại đâu vào đó”.
Gần đây, mọi sự chậm đều được trả lời là do sự cố cáp quang bị cắt! Còn trước đó, nhân viên chăm sóc khách hàng thường tuôn ra hàng chục lý do đã được lập trình sẵn: máy tính bị virus, cấu hình không đúng, đường cáp đã quá cũ, mở nhiều chương trình trên máy tính...
Là một người có kinh nghiệm, anh Hoàn (quận 1, Tp.HCM) cho rằng không nên tốn thời gian kiện nhà cung cấp dịch vụ vì chưa có bất kỳ một quy định nào ràng buộc họ. Bộ Bưu chính Viễn thông chưa có quy định nào yêu cầu họ cam kết tốc độ tối thiểu, ban hành hệ số truy cập đồng thời cũng như khống chế số thuê bao tuỳ theo băng thông.
Ăn gian hai tầng
Để kết nối quốc tế, các nhà cung cấp dịch vụ phải thuê băng thông quốc tế trọn gói với giá bình quân 1.000 USD/1Mbps/tháng. Dù dung lượng có hạn, nhưng nhà cung cấp dịch vụ lại khai thác quá mức.
Một chuyên gia của nhà cung cấp ADSL cho biết: “Về mặt lý thuyết, chúng tôi dễ dàng cung ứng đúng tốc độ. Nhưng ở góc độ hiệu quả kinh doanh, không ai làm vậy, nhất là đối với những sản phẩm vô hình như ADSL. Phải luôn trong tình trạng thiếu thì hiệu quả mới cao”.
Chẳng hạn băng thông tốc độ 1Mbps chỉ đáp ứng cho 10 khách hàng nhưng các nhà cung cấp trong nước đã “nén” lên đến 20 – 30, thậm chí là cả 100 khách hàng, để tăng lượng thuê bao đồng thời tiết kiệm được tiền trả băng thông quốc tế.
Một nhà khai thác dịch vụ ADSL tiết lộ, thay vì phải thuê băng thông 1Gbps cho số lượng khách hàng đang hiện hữu thì chỉ thuê băng thông 500Mbps. Như vậy, mỗi tháng sẽ tiết kiệm được 500.000 USD.
Ngay cả kết nối liên tỉnh, để tiết kiệm chi phí thuê băng thông liên tỉnh (trừ 3 thành phố lớn có cổng kết nối trực tiếp là Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng), các đại lý cũng áp dụng chiêu trên. Khách hàng ở các tỉnh bị “ăn gian” tới 2 lần.
Chất lượng của một thứ hàng hoá vô hình đang bị nhà cung cấp dịch vụ “ăn gian” dù người dùng vẫn nộp “đúng và đủ”. Ngay cả những trường hợp sự cố kỹ thuật do thiên tai gây ra (bão làm đứt đường cáp) không sử dụng được dịch vụ nhưng khách hàng vẫn phải nộp tiền.
Khách hàng chịu thiệt
Khách hàng có nick là hoanhsonqn2001 cho biết, mới lắp Internet ADSL của MegaVNN với gói có tốc độ 512/256Kbps nhưng chỉ vào Internet với tốc độ 6-7Kb/s, có nhanh lắm cũng chỉ đến 50Kb/s vào lúc... giờ khuya.
Tệ hơn, anh Nguyễn Bình Quân (quận 10, Tp.HCM) dù đăng ký sử dụng dịch vụ ADSL của Viettel với tốc độ 1536Kbps/512Kbps nhưng tốc độ từ 6 - 8 giờ sáng chỉ khoảng 50 - 150Kbps/sec, thời gian còn lại chỉ được từ 10 -30Kbps/sec, thậm chí có lúc chỉ 4Kbps/sec.
Linh (quận Phú Nhuận, Tp.HCM) dùng gói ADSL MegaYou của FPT cho biết, tốc độ lý thuyết mà FPT công bố là download - 3.072Kbps, upload - 512Kbps nhưng tốc độ down chỉ quanh quẩn ở mức 20 – 40Kkb/s, có lúc chỉ là 5Kb/s, còn tệ hơn cả gói dial-up mà anh từng dùng.
Khách hàng đăng ký dịch vụ ADSL trên đường cáp truyền hình của SCTV cũng chịu chung số phận. Khi truy cập các địa chỉ website nước ngoài, tốc độ luôn luôn “giảm dần đều”. Mới đầu còn được 40Kb/s, sau xuống 3,4Kb/s, cuối cùng chỉ còn 400bytes/s. Cùng một địa chỉ truy cập, lúc vào được, lúc không mà nguyên nhân là cổng kết nối quốc tế bị tình trạng “thắt cổ chai” vào những giờ cao điểm.
Nhà cung cấp luôn đúng!
Ở các địa phương chỉ có 1 đến 2 nhà cung cấp, người dùng phải nhắm mắt chấp nhận tốc độ chỉ bằng 1/500 so với con số công bố của nhà cung cấp. Anh Hồng Quân (Gò Vấp) nói: “Nếu tốc độ thực tế bằng1/2, thậm chí là 1/5 tôi cũng chẳng quan tâm vì tôi vẫn đủ sức duyệt web hoặc check mail nhưng thực tế quá tệ. Anh đã phải tốn nhiều tiền điện thoại và chờ đợi “dài cổ” mới có nhân viên đến sửa nhưng họ vừa về thì mọi sự lại đâu vào đó”.
Gần đây, mọi sự chậm đều được trả lời là do sự cố cáp quang bị cắt! Còn trước đó, nhân viên chăm sóc khách hàng thường tuôn ra hàng chục lý do đã được lập trình sẵn: máy tính bị virus, cấu hình không đúng, đường cáp đã quá cũ, mở nhiều chương trình trên máy tính...
Là một người có kinh nghiệm, anh Hoàn (quận 1, Tp.HCM) cho rằng không nên tốn thời gian kiện nhà cung cấp dịch vụ vì chưa có bất kỳ một quy định nào ràng buộc họ. Bộ Bưu chính Viễn thông chưa có quy định nào yêu cầu họ cam kết tốc độ tối thiểu, ban hành hệ số truy cập đồng thời cũng như khống chế số thuê bao tuỳ theo băng thông.
Ăn gian hai tầng
Để kết nối quốc tế, các nhà cung cấp dịch vụ phải thuê băng thông quốc tế trọn gói với giá bình quân 1.000 USD/1Mbps/tháng. Dù dung lượng có hạn, nhưng nhà cung cấp dịch vụ lại khai thác quá mức.
Một chuyên gia của nhà cung cấp ADSL cho biết: “Về mặt lý thuyết, chúng tôi dễ dàng cung ứng đúng tốc độ. Nhưng ở góc độ hiệu quả kinh doanh, không ai làm vậy, nhất là đối với những sản phẩm vô hình như ADSL. Phải luôn trong tình trạng thiếu thì hiệu quả mới cao”.
Chẳng hạn băng thông tốc độ 1Mbps chỉ đáp ứng cho 10 khách hàng nhưng các nhà cung cấp trong nước đã “nén” lên đến 20 – 30, thậm chí là cả 100 khách hàng, để tăng lượng thuê bao đồng thời tiết kiệm được tiền trả băng thông quốc tế.
Một nhà khai thác dịch vụ ADSL tiết lộ, thay vì phải thuê băng thông 1Gbps cho số lượng khách hàng đang hiện hữu thì chỉ thuê băng thông 500Mbps. Như vậy, mỗi tháng sẽ tiết kiệm được 500.000 USD.
Ngay cả kết nối liên tỉnh, để tiết kiệm chi phí thuê băng thông liên tỉnh (trừ 3 thành phố lớn có cổng kết nối trực tiếp là Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng), các đại lý cũng áp dụng chiêu trên. Khách hàng ở các tỉnh bị “ăn gian” tới 2 lần.
Chất lượng của một thứ hàng hoá vô hình đang bị nhà cung cấp dịch vụ “ăn gian” dù người dùng vẫn nộp “đúng và đủ”. Ngay cả những trường hợp sự cố kỹ thuật do thiên tai gây ra (bão làm đứt đường cáp) không sử dụng được dịch vụ nhưng khách hàng vẫn phải nộp tiền.