Điện thoại giá rẻ chiếm già nửa thị trường
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng ở các tỉnh thành khác có nhu cầu sử dụng điện thoại
Theo nghiên cứu của Công ty GfK, thị trường bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao trong năm nay, khoảng 35%.
Thị trường bán lẻ sôi động
Các thương hiệu điện thoại di động hàng đầu vẫn không ngừng củng cố vị thế của mình bằng nhiều chính sách, chiến lược giá cả cũng như uy tín của đối tác phân phối để tiếp tục giữ vững thị phần trước các đối thủ truyền thống cũng như các “tân binh”.
Nokia vẫn chiếm ngôi vị đầu bảng nhờ vào việc liên tục tung ra nhiều mẫu mã điện thoại mới với giá cả đa dạng và chính sách bán lẻ linh hoạt. Còn Motorola, trong những năm gần đây, đã gây được nhiều ấn tượng với hơn 10% thị phần kể từ năm 2005 và dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm kế tiếp.
Riêng Samsung cũng lên các kế hoạch mới để có thể tiếp tục giữ vững danh hiệu là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam, trong đó phải kể đến việc thay đổi một vài nhân sự chủ chốt để tìm ra một phương thức kinh doanh và tiếp thị mới, nhằm nâng tầm thương hiệu điện thoại di động Samsung.
Phân khúc giá rẻ ngày càng lớn
Một điểm nhấn khác trong năm 2007 là phân khúc điện thoại giá rẻ, tức dưới 100 đôla hay 1,5 triệu đồng, đã chiếm hơn phân nửa thị trường.
Hiện tượng này thật ra cũng dễ lý giải, là do ngày càng có nhiều người tiêu dùng ở các tỉnh thành khác có nhu cầu sử dụng điện thoại vì cước viễn thông ngày càng giảm, và giá điện thoại ngày càng rẻ hơn.
Chính vì vậy, phân khúc thị trường điện thoại giá rẻ được dự báo sẽ tăng cao hơn trong thời gian tới. Nhưng cũng không vì vậy mà phân khúc điện thoại có giá cao hơn bị thu hẹp. Doanh số của phân khúc này vẫn tăng hằng năm, thậm chí tăng mạnh, chỉ có điều tỷ trọng số lượng điện thoại bán ra của hai phân khúc thị trường này có độ chênh lệch khá cao.
Nhà cung cấp dịch vụ tham gia bán lẻ
Với mong muốn gia tăng số lượng khách thuê bao, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cũng đã đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, trong đó có việc tặng kèm hay giảm giá điện thoại khi khách hàng đăng ký thuê bao mới.
Thật ra, các nhà cung cấp mạng CDMA như S-Fone, HT Mobile và EVN Telecom đã đưa ra hình thức khuyến mãi này từ lâu. Nhưng vì công nghệ CDMA chưa được ưa chuộng ở Việt Nam nên mức tiêu thụ điện thoại sử dụng mạng CDMA không đáng kể so với các loại sử dụng mạng GSM.
Thêm vào đó, các nhà khai thác mạng GSM cũng đã bắt đầu tặng máy cho khách hàng mới đăng ký thuê bao, càng làm cho mạng CDMA gặp nhiều khó khăn hơn trong việc mở rộng thị trường. Đây cũng là lý do tại sao các công ty sản xuất không mặn mà lắm với việc tung thêm nhiều mẫu mã điện thoại di động CDMA vào Việt Nam.
So với các quốc gia phát triển, mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp mạng viễn thông tại Việt Nam vẫn chưa thật gay gắt lắm vì thị trường còn rất lớn. Hiện nay, tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ viễn thông ở Việt Nam khoảng 20%. Tỷ lệ này còn thấp so với các quốc gia và lãnh thổ trong khu vực (Hàn Quốc 70%, Singapore 100%, Hồng Kông 110%...).
Trên thực tế, khi mức độ thâm nhập đã qua cao, các nhà cung cấp dịch vụ phải tung ra nhiều chiêu mới dựa trên nền công nghệ có sẵn để thu hút khách hàng của mạng khác chuyển qua sử dụng dịch vụ của mình.
Thị trường bán lẻ sôi động
Các thương hiệu điện thoại di động hàng đầu vẫn không ngừng củng cố vị thế của mình bằng nhiều chính sách, chiến lược giá cả cũng như uy tín của đối tác phân phối để tiếp tục giữ vững thị phần trước các đối thủ truyền thống cũng như các “tân binh”.
Nokia vẫn chiếm ngôi vị đầu bảng nhờ vào việc liên tục tung ra nhiều mẫu mã điện thoại mới với giá cả đa dạng và chính sách bán lẻ linh hoạt. Còn Motorola, trong những năm gần đây, đã gây được nhiều ấn tượng với hơn 10% thị phần kể từ năm 2005 và dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm kế tiếp.
Riêng Samsung cũng lên các kế hoạch mới để có thể tiếp tục giữ vững danh hiệu là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam, trong đó phải kể đến việc thay đổi một vài nhân sự chủ chốt để tìm ra một phương thức kinh doanh và tiếp thị mới, nhằm nâng tầm thương hiệu điện thoại di động Samsung.
Phân khúc giá rẻ ngày càng lớn
Một điểm nhấn khác trong năm 2007 là phân khúc điện thoại giá rẻ, tức dưới 100 đôla hay 1,5 triệu đồng, đã chiếm hơn phân nửa thị trường.
Hiện tượng này thật ra cũng dễ lý giải, là do ngày càng có nhiều người tiêu dùng ở các tỉnh thành khác có nhu cầu sử dụng điện thoại vì cước viễn thông ngày càng giảm, và giá điện thoại ngày càng rẻ hơn.
Chính vì vậy, phân khúc thị trường điện thoại giá rẻ được dự báo sẽ tăng cao hơn trong thời gian tới. Nhưng cũng không vì vậy mà phân khúc điện thoại có giá cao hơn bị thu hẹp. Doanh số của phân khúc này vẫn tăng hằng năm, thậm chí tăng mạnh, chỉ có điều tỷ trọng số lượng điện thoại bán ra của hai phân khúc thị trường này có độ chênh lệch khá cao.
Nhà cung cấp dịch vụ tham gia bán lẻ
Với mong muốn gia tăng số lượng khách thuê bao, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cũng đã đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, trong đó có việc tặng kèm hay giảm giá điện thoại khi khách hàng đăng ký thuê bao mới.
Thật ra, các nhà cung cấp mạng CDMA như S-Fone, HT Mobile và EVN Telecom đã đưa ra hình thức khuyến mãi này từ lâu. Nhưng vì công nghệ CDMA chưa được ưa chuộng ở Việt Nam nên mức tiêu thụ điện thoại sử dụng mạng CDMA không đáng kể so với các loại sử dụng mạng GSM.
Thêm vào đó, các nhà khai thác mạng GSM cũng đã bắt đầu tặng máy cho khách hàng mới đăng ký thuê bao, càng làm cho mạng CDMA gặp nhiều khó khăn hơn trong việc mở rộng thị trường. Đây cũng là lý do tại sao các công ty sản xuất không mặn mà lắm với việc tung thêm nhiều mẫu mã điện thoại di động CDMA vào Việt Nam.
So với các quốc gia phát triển, mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp mạng viễn thông tại Việt Nam vẫn chưa thật gay gắt lắm vì thị trường còn rất lớn. Hiện nay, tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ viễn thông ở Việt Nam khoảng 20%. Tỷ lệ này còn thấp so với các quốc gia và lãnh thổ trong khu vực (Hàn Quốc 70%, Singapore 100%, Hồng Kông 110%...).
Trên thực tế, khi mức độ thâm nhập đã qua cao, các nhà cung cấp dịch vụ phải tung ra nhiều chiêu mới dựa trên nền công nghệ có sẵn để thu hút khách hàng của mạng khác chuyển qua sử dụng dịch vụ của mình.