Doanh nghiệp châu Âu cắt giảm đầu tư vào Trung Quốc
Nhiều công ty châu Âu tại Trung Quốc lo ngại ngày càng lớn về triển vọng tăng trưởng kinh tế suy giảm và lợi nhuận đi xuống
Các công ty châu Âu làm ăn ở Trung Quốc đang cắt giảm đầu tư vào thị trường này do lo ngại ngày càng lớn về triển vọng tăng trưởng kinh tế suy giảm và lợi nhuận đi xuống.
Theo tờ Wall Street Journal, đây là kết quả một cuộc thăm dò mà Hội đồng Thương mại Liên minh châu Âu (EuroCham) tại Trung Quốc, tổ chức đại diện cho hơn 1.400 công ty châu Âu hoạt động tại nước này, công bố ngày 10/6.
Cuộc thăm dò với sự tham gia của 541 công ty châu Âu tại Trung Quốc cho thấy, nhiều công ty trong số này đã hạ kỳ vọng về tương lai nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và đang chuẩn bị cho việc cắt giảm chi phí, chủ yếu thông qua cắt giảm nhân sự.
Hơn 1/3 số công ty châu Âu tại Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm chi phí, trong đó có các doanh nghiệp thuộc các ngành năng lượng, hậu cần, máy móc và ôtô. Gần 1/5 số công ty được khảo sát ý kiến cho biết họ đang xem xét chuyển một phần đầu tư từ Trung Quốc sang các thị trường khác.
Quý 1 năm nay, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7%, mức tăng thấp nhất trong 6 năm. Một số chuyên gia dự báo, nền kinh tế này chưa thể khởi sắc trong thời gian sắp tới, bất chấp Chính phủ Trung Quốc tăng cường chi tiêu công và áp dụng các biện pháp như cắt giảm thuế và cắt giảm lãi suất.
Ông Jörg Wuttke, Chủ tịch EuroCham tại Trung Quốc, nói rằng doanh nghiệp châu Âu đang ngày càng thận trọng với việc rót vốn vào Trung Quốc. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc không chịu sử dụng phương thức cũ là đổ tiền thật mạnh vào nền kinh tế để kích thích tăng trưởng.
Tuy vậy, ông Wuttke cũng nói rằng, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc chưa tính tới chuyện rút khỏi thị trường này và nhiều công ty trong một số lĩnh vực cụ thể vẫn tỏ ra lạc quan. Trong đó, các hãng ôtô vẫn có kế hoạch mở rộng hoạt động, hay các công ty chăm sóc sức khỏe xem Trung Quốc là một thị trường quan trọng cho tăng trưởng trong tương lai.
Một nửa số công ty dầu khí châu Âu ở Trung Quốc nói họ lạc quan về triển vọng lợi nhuận trong 2 năm tới. 58% số công ty trong tất cả các lĩnh vực tỏ ra lạc quan về triển vọng tăng trưởng, so với tỷ lệ 68% đưa ra câu trả lời tương tự trong cuộc khảo sát năm ngoái.
Trở ngại pháp lý vấn là vấn đề lớn của các doanh nghiệp châu Âu làm ăn tại Trung Quốc. Họ xem “môi trường pháp lý khó đoán biết” là thách thức lớn nhất về mặt luật pháp tại đây - theo kết quả khảo sát. Các công ty nói chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh đã vượt qua cả kỳ vọng của họ, nhưng những nỗ lực cải cách khác như tăng cường thực thi pháp luật chưa thực sự hiệu quả. Kết quả khảo sát cho thấy Trung Quốc cần nỗ lực hơn nữa để tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn.
Theo ông Wuttke, các công ty châu Âu sẽ tăng đầu tư vào Trung Quốc nếu nước này tăng cường được sự minh bạch luật pháp. Theo kết quả khảo sát, 60% doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc nói sẽ tăng đầu tư nếu Chính phủ Trung Quốc tạo sự tiếp cận thị trường tốt hơn cho họ.
Hơn một nửa số công ty được khảo sát nói các đối thủ trong nước được đối xử ưu ái hơn các công ty nước ngoài và việc thực thi luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc còn chưa đầy đủ.
Tuy vậy, 61% số công ty được khảo sát vẫn nói Trung Quốc tiếp tục là 1 trong 3 điểm đầu tư quan trọng hàng đầu. “Nếu Trung Quốc giảm tốc, không có nơi nào khác có thể bù đắp được”, ông Wuttke nói.
Theo tờ Wall Street Journal, đây là kết quả một cuộc thăm dò mà Hội đồng Thương mại Liên minh châu Âu (EuroCham) tại Trung Quốc, tổ chức đại diện cho hơn 1.400 công ty châu Âu hoạt động tại nước này, công bố ngày 10/6.
Cuộc thăm dò với sự tham gia của 541 công ty châu Âu tại Trung Quốc cho thấy, nhiều công ty trong số này đã hạ kỳ vọng về tương lai nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và đang chuẩn bị cho việc cắt giảm chi phí, chủ yếu thông qua cắt giảm nhân sự.
Hơn 1/3 số công ty châu Âu tại Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm chi phí, trong đó có các doanh nghiệp thuộc các ngành năng lượng, hậu cần, máy móc và ôtô. Gần 1/5 số công ty được khảo sát ý kiến cho biết họ đang xem xét chuyển một phần đầu tư từ Trung Quốc sang các thị trường khác.
Quý 1 năm nay, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7%, mức tăng thấp nhất trong 6 năm. Một số chuyên gia dự báo, nền kinh tế này chưa thể khởi sắc trong thời gian sắp tới, bất chấp Chính phủ Trung Quốc tăng cường chi tiêu công và áp dụng các biện pháp như cắt giảm thuế và cắt giảm lãi suất.
Ông Jörg Wuttke, Chủ tịch EuroCham tại Trung Quốc, nói rằng doanh nghiệp châu Âu đang ngày càng thận trọng với việc rót vốn vào Trung Quốc. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc không chịu sử dụng phương thức cũ là đổ tiền thật mạnh vào nền kinh tế để kích thích tăng trưởng.
Tuy vậy, ông Wuttke cũng nói rằng, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc chưa tính tới chuyện rút khỏi thị trường này và nhiều công ty trong một số lĩnh vực cụ thể vẫn tỏ ra lạc quan. Trong đó, các hãng ôtô vẫn có kế hoạch mở rộng hoạt động, hay các công ty chăm sóc sức khỏe xem Trung Quốc là một thị trường quan trọng cho tăng trưởng trong tương lai.
Một nửa số công ty dầu khí châu Âu ở Trung Quốc nói họ lạc quan về triển vọng lợi nhuận trong 2 năm tới. 58% số công ty trong tất cả các lĩnh vực tỏ ra lạc quan về triển vọng tăng trưởng, so với tỷ lệ 68% đưa ra câu trả lời tương tự trong cuộc khảo sát năm ngoái.
Trở ngại pháp lý vấn là vấn đề lớn của các doanh nghiệp châu Âu làm ăn tại Trung Quốc. Họ xem “môi trường pháp lý khó đoán biết” là thách thức lớn nhất về mặt luật pháp tại đây - theo kết quả khảo sát. Các công ty nói chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh đã vượt qua cả kỳ vọng của họ, nhưng những nỗ lực cải cách khác như tăng cường thực thi pháp luật chưa thực sự hiệu quả. Kết quả khảo sát cho thấy Trung Quốc cần nỗ lực hơn nữa để tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn.
Theo ông Wuttke, các công ty châu Âu sẽ tăng đầu tư vào Trung Quốc nếu nước này tăng cường được sự minh bạch luật pháp. Theo kết quả khảo sát, 60% doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc nói sẽ tăng đầu tư nếu Chính phủ Trung Quốc tạo sự tiếp cận thị trường tốt hơn cho họ.
Hơn một nửa số công ty được khảo sát nói các đối thủ trong nước được đối xử ưu ái hơn các công ty nước ngoài và việc thực thi luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc còn chưa đầy đủ.
Tuy vậy, 61% số công ty được khảo sát vẫn nói Trung Quốc tiếp tục là 1 trong 3 điểm đầu tư quan trọng hàng đầu. “Nếu Trung Quốc giảm tốc, không có nơi nào khác có thể bù đắp được”, ông Wuttke nói.