Doanh nghiệp Nhật ít chọn thực tập sinh Việt vì… tiếng Nhật?
Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, nhưng lượng lao động Việt làm thực tập sinh tại các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn thấp
Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, nhưng lượng lao động Việt làm thực tập sinh tại các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn thấp.
Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác Đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO), năm 2010, Việt Nam đưa được 2.766 lao động đi thực tập tại Nhật Bản, chiếm 5,8% tổng số thực tập sinh nước ngoài ở nước này và đứng thứ hai trong số các nước đưa thực tập sinh sang đây (Trung Quốc đang dẫn đầu với 38.753 người, chiếm 80,7%; Philipin đưa được 2.669 người, chiếm 5,6% và Inddonessia là 2.137 người, chiếm 4,4%).
Số lượng lao động Việt tại Nhật còn thấp, theo ông Masumi Higuma, Trưởng đại diện Hiệp hội Phát triển nguồn nhân lực quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản tại Việt Nam (IMM), vì tỷ lệ lao động Việt bỏ trốn những năm đầu lên đến 28%.
Bên cạnh đó, hai năm gần đây, một số ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ôtô có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài giảm mạnh. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức có chức năng đưa lao động đi Nhật của Việt Nam lại không “mặn mà” với các nghề làm nông nghiệp - ngành nghề mà theo họ không có chế độ tăng ca, làm thêm giờ.
Tuy nhiên, theo ông Masumi Higuma, lý do chính để doanh nghiệp Nhật ít chọn lao động Việt, vẫn là khả năng nói tiếng Nhật của lao động Việt kém.
“Nói chung, doanh nghiệp Nhật trong quá trình tuyển dụng họ không phân biệt quốc tịch, mà chỉ phân biệt khả năng”, Trưởng đại diện IMM tại Việt Nam nhấn mạnh.
Thế nhưng, ông lại đánh giá rất cao những thực tập sinh Việt Nam sau khi hết hạn về nước. “Những lao động này sẽ dễ dàng tìm được một công việc tốt, một vị trí tốt tại các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam”.
Ông Masumi Higuma ví dụ, một khóa thực tập nọ có 16 người đi, sau khi trở về có 9 người tham dự cuộc phỏng vấn của một doanh nghiệp Nhật, chuyên sản xuất nhiệt kế tại khu công nghiệp Bình Dương. Đa phần tu nghiệp sinh sau khi về nước đều làm tổ trưởng, trưởng bộ phận nào đó trong các nhà máy với mức lương thỏa đáng. Thậm chí có một trường hợp sau khi thực tập sinh 3 năm tại công ty Inkeda seisakusho của Nhật về nước đã được bổ nhiệm làm giám đốc chi nhánh khi doanh nghiệp này mở chi nhánh tại Tp.HCM.
Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác Đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO), năm 2010, Việt Nam đưa được 2.766 lao động đi thực tập tại Nhật Bản, chiếm 5,8% tổng số thực tập sinh nước ngoài ở nước này và đứng thứ hai trong số các nước đưa thực tập sinh sang đây (Trung Quốc đang dẫn đầu với 38.753 người, chiếm 80,7%; Philipin đưa được 2.669 người, chiếm 5,6% và Inddonessia là 2.137 người, chiếm 4,4%).
Số lượng lao động Việt tại Nhật còn thấp, theo ông Masumi Higuma, Trưởng đại diện Hiệp hội Phát triển nguồn nhân lực quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản tại Việt Nam (IMM), vì tỷ lệ lao động Việt bỏ trốn những năm đầu lên đến 28%.
Bên cạnh đó, hai năm gần đây, một số ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ôtô có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài giảm mạnh. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức có chức năng đưa lao động đi Nhật của Việt Nam lại không “mặn mà” với các nghề làm nông nghiệp - ngành nghề mà theo họ không có chế độ tăng ca, làm thêm giờ.
Tuy nhiên, theo ông Masumi Higuma, lý do chính để doanh nghiệp Nhật ít chọn lao động Việt, vẫn là khả năng nói tiếng Nhật của lao động Việt kém.
“Nói chung, doanh nghiệp Nhật trong quá trình tuyển dụng họ không phân biệt quốc tịch, mà chỉ phân biệt khả năng”, Trưởng đại diện IMM tại Việt Nam nhấn mạnh.
Thế nhưng, ông lại đánh giá rất cao những thực tập sinh Việt Nam sau khi hết hạn về nước. “Những lao động này sẽ dễ dàng tìm được một công việc tốt, một vị trí tốt tại các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam”.
Ông Masumi Higuma ví dụ, một khóa thực tập nọ có 16 người đi, sau khi trở về có 9 người tham dự cuộc phỏng vấn của một doanh nghiệp Nhật, chuyên sản xuất nhiệt kế tại khu công nghiệp Bình Dương. Đa phần tu nghiệp sinh sau khi về nước đều làm tổ trưởng, trưởng bộ phận nào đó trong các nhà máy với mức lương thỏa đáng. Thậm chí có một trường hợp sau khi thực tập sinh 3 năm tại công ty Inkeda seisakusho của Nhật về nước đã được bổ nhiệm làm giám đốc chi nhánh khi doanh nghiệp này mở chi nhánh tại Tp.HCM.