Đối thoại Việt - Mỹ về công nghệ thông tin và truyền thông
Ngày 18/9, hội thảo "Đối thoại Việt Nam - Hoa Kỳ về công nghệ thông tin và truyền thông" đã khai mạc tại Hà Nội
Ngày 18/9, hội thảo "Đối thoại Việt Nam - Hoa Kỳ về công nghệ thông tin và truyền thông" đã khai mạc tại Hà Nội.
Đại diện các doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu của Hoa Kỳ và Việt Nam đã đối thoại về những vấn đề hai bên quan tâm.
Bên cạnh những cơ hội được nhìn nhận sẽ làm gia tăng thương mại và đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các doanh nghiệp đã nêu ra 6 yếu tố khó khăn cản trở trong quá trình thâm nhập thị trường của nhau, gồm: phát triển cơ sở hạ tầng, an ninh mạng, đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin, vi phạm phần mềm, lòng tin của khách hàng vào thương mại điện tử và mua sắm chính phủ.Về phát triển cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp cho rằng độ bao phủ của Internet ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đồng đều trên toàn quốc.
Ngoài những trung tâm thương mại lớn thì Việt Nam hiện vẫn có những khoảng trống về nơi truy cập được Internet và độ tin cậy vẫn là dấu hỏi. An ninh mạng cũng được coi là một hạn chế cản trở sự phát triển và được ghi nhận là lĩnh vực cần được cải thiện. Theo đó, Việt Nam cần có thêm luật để giải quyết những khoảng trống này cũng như có những chế tài về hình sự đối với những hành vi xâm phạm an ninh mạng.
Hơn nữa, kinh phí dành cho đầu tư vào an ninh mạng vẫn còn rất khiêm tốn. Liên quan đến đào tạo về kỹ năng công nghệ thông tin, cả doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ đều tỏ ra quan ngại khi nền kinh tế dịch vụ phát triển đòi hỏi lực lượng cán bộ có tay nghề. Những sinh viên Việt Nam trong tương lai được đào tạo ở Hoa Kỳ hay những Việt kiều trở về nước được xem là một trong những đầu ra tốt.
Một vấn đề nữa là nạn vi phạm bản quyền phần mềm. Mặc dù Việt Nam đã đưa ra các văn bản pháp quy hỗ trợ nhằm đạt được các chuẩn quốc tế nhưng vẫn có quan ngại về vi phạm tài sản sở hữu trí tuệ.Kinh doanh trực tuyến là lĩnh vực nhiều nước đang tiếp cận. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là bảo vệ tính riêng tư khi buôn bán trên mạng Internet để xây dựng lòng tin của người tiêu dùng.
Liên quan tới chính sách mua sắm của Chính phủ, những chỉ số cho thấy Việt Nam đã ưu tiên phát triển thương mại điện tử. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là các nhà cung cấp dịch vụ cần chọn được một công nghệ có tính trung lập và phù hợp nhất với họ.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam nên phát triển công nghệ chuẩn trung lập và mở là 3G; đưa ra các chương trình đào tạo kỹ thuật trong mối quan hệ đối tác công tư; lập nhóm công tác liên ngành Việt Nam - Hoa Kỳ để đưa ra hỗ trợ pháp lý, nâng cao năng lực và tìm kiếm nguồn lực tài chính từ các cơ sở khác nhau của Hoa Kỳ; đặc cách vấn đề về visa cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin để hỗ trợ các công ty thâm nhập thị trường của nhau.
Đại diện các doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu của Hoa Kỳ và Việt Nam đã đối thoại về những vấn đề hai bên quan tâm.
Bên cạnh những cơ hội được nhìn nhận sẽ làm gia tăng thương mại và đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các doanh nghiệp đã nêu ra 6 yếu tố khó khăn cản trở trong quá trình thâm nhập thị trường của nhau, gồm: phát triển cơ sở hạ tầng, an ninh mạng, đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin, vi phạm phần mềm, lòng tin của khách hàng vào thương mại điện tử và mua sắm chính phủ.Về phát triển cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp cho rằng độ bao phủ của Internet ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đồng đều trên toàn quốc.
Ngoài những trung tâm thương mại lớn thì Việt Nam hiện vẫn có những khoảng trống về nơi truy cập được Internet và độ tin cậy vẫn là dấu hỏi. An ninh mạng cũng được coi là một hạn chế cản trở sự phát triển và được ghi nhận là lĩnh vực cần được cải thiện. Theo đó, Việt Nam cần có thêm luật để giải quyết những khoảng trống này cũng như có những chế tài về hình sự đối với những hành vi xâm phạm an ninh mạng.
Hơn nữa, kinh phí dành cho đầu tư vào an ninh mạng vẫn còn rất khiêm tốn. Liên quan đến đào tạo về kỹ năng công nghệ thông tin, cả doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ đều tỏ ra quan ngại khi nền kinh tế dịch vụ phát triển đòi hỏi lực lượng cán bộ có tay nghề. Những sinh viên Việt Nam trong tương lai được đào tạo ở Hoa Kỳ hay những Việt kiều trở về nước được xem là một trong những đầu ra tốt.
Một vấn đề nữa là nạn vi phạm bản quyền phần mềm. Mặc dù Việt Nam đã đưa ra các văn bản pháp quy hỗ trợ nhằm đạt được các chuẩn quốc tế nhưng vẫn có quan ngại về vi phạm tài sản sở hữu trí tuệ.Kinh doanh trực tuyến là lĩnh vực nhiều nước đang tiếp cận. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là bảo vệ tính riêng tư khi buôn bán trên mạng Internet để xây dựng lòng tin của người tiêu dùng.
Liên quan tới chính sách mua sắm của Chính phủ, những chỉ số cho thấy Việt Nam đã ưu tiên phát triển thương mại điện tử. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là các nhà cung cấp dịch vụ cần chọn được một công nghệ có tính trung lập và phù hợp nhất với họ.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam nên phát triển công nghệ chuẩn trung lập và mở là 3G; đưa ra các chương trình đào tạo kỹ thuật trong mối quan hệ đối tác công tư; lập nhóm công tác liên ngành Việt Nam - Hoa Kỳ để đưa ra hỗ trợ pháp lý, nâng cao năng lực và tìm kiếm nguồn lực tài chính từ các cơ sở khác nhau của Hoa Kỳ; đặc cách vấn đề về visa cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin để hỗ trợ các công ty thâm nhập thị trường của nhau.