Đón đầu thị trường bán lẻ
Niều doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực phát triển hệ thống phân phối, bán lẻ bằng những đường đi nước bước hợp lý
Nhằm tạo dựng vị thế cạnh tranh trên thương trường nội địa khi cánh cửa hội nhập đã rộng mở, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực phát triển hệ thống phân phối, bán lẻ bằng những đường đi nước bước hợp lý.
Thành lập từ năm 1993, đến nay, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái đã trở thành một mô hình kinh doanh và phân phối hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng liên tục đạt trên 40%/ năm. Hiện Tập đoàn Phú Thái có gần 30 đơn vị trực thuộc gồm các công ty thành viên, trung tâm phân phối và trung tâm kho vận.
Phú Thái thực hiện phân phối trên quy mô toàn quốc 16 nhóm ngành hàng (hoá mỹ phẩm, thực phẩm, bánh kẹo, chế phẩm từ sữa, đồ uống, thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, sản phẩm thể thao, vật liệu xây dựng, nội thất, điện thoại di động) thông qua hệ thống mạng lưới gần 100.000 đại lý các cấp.
Liên kết, liên doanh với các đối tác
Ông Phạm Đình Đoàn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái cho biết: “Chúng tôi đang duy trì mối quan hệ tốt đẹp với trên 100 đối tác trong và ngoài nước. Trên cơ sở này, tập đoàn sẽ thực hiện liên doanh liên kết với các đối tác tiềm năng cùng triển khai các dự án lớn trong các lĩnh vực phân phối, tiếp thị, hậu cần và bán lẻ.
Dự kiến đến năm 2011, số lượng nhân viên trong tập đoàn sẽ khoảng trên 5.000 người, doanh số đạt trên 13.000 tỷ đồng với quy mô phát triển gồm 50 đơn vị thành viên là các trung tâm phân phối, công ty thành viên và trung tâm kho vận trên toàn quốc”.
Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Tp.HCM (Saigon Co.op) vừa được Tạp chí Bán lẻ châu Á trao giải Vàng cho nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đoạt vị trí 361 trong Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương. Theo ông Nguyễn Ngọc Hoà, Tổng giám đốc Saigon Co.op: “Chúng tôi đã chuẩn bị cho chương trình hội nhập từ 5 năm trước. Hiện tại, chúng tôi đang có 24 siêu thị. Mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2010, Saigon Co.op sẽ có 50 siêu thị và đến năm 2015 sẽ thành lập được tổng số 100 siêu thị trên toàn quốc”.
Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối, hoặc đơn thuần chỉ phân phối những sản phẩm đặc thù như ngành dược phẩm, máy móc thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông... thì việc thiết lập một hệ thống phân phối riêng có quy mô lớn và chuyên nghiệp cũng đang là tâm điểm vươn tới của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Với 3 trung tâm phân phối chính, 35 trung tâm phân phối tại các tỉnh, trên 2.000 trung tâm bán buôn và 7.000 khách hàng là nhà thuốc bán lẻ tham gia trực tiếp vào kênh phân phối của Tập đoàn Viễn Đông, hệ thống phân phối của Viễn Đông được đánh giá là một trong 3 hệ thống phân phối mạnh nhất của ngành dược tại Việt Nam gồm dược Viễn Đông, Zuellig Pharma Việt Nam và dược Hậu Giang. Thực hiện theo phương châm không ngừng chuyên nghiệp hoá toàn bộ kênh phân phối thông qua việc định kỳ đào tạo, tái đào tạo, nâng cấp nguồn nhân lực.
Ông Lê Văn Dũng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn Đông khẳng định: “Trước tháng 12/2009, Viễn Đông sẽ hoàn thiện việc xây dựng kênh phân phối chuyên nghiệp hàng đầu của ngành dược Việt Nam, có đủ khả năng cạnh tranh bình đẳng với các kênh phân phối mạnh của các Tập đoàn dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam”.
Mục tiêu cụ thể là tập đoàn Viễn Đông sẽ xây dựng khoảng 40 trung tâm phân phối (công ty, chi nhánh) trực thuộc trên tất cả các tỉnh, thành phố tiềm năng, đồng thời nâng số lượng thành viên tham gia kênh phân phối từ 9.000 lên trên 15.000 thành viên.
Công ty Thương mại Quốc tế Thuỷ Linh (TLC Group) hiện đang sở hữu Siêu thị máy tính Anh Nghĩa - một trong những siêu thị hàng đầu Việt Nam về mô hình kinh doanh bán lẻ máy tính, đặc biệt là siêu thị chuyên doanh đầu tiên trên thị trường miền Bắc về máy tính xách tay và máy ảnh kỹ thuật số. Sắp tới đây, ngoài việc phát huy những thế mạnh về uy tín chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng chuyên nghiệp, Siêu thị máy tính Anh Nghĩa sẽ khai trương thêm 2 cửa hàng mới tại Hà Nội, mở đầu cho việc thiết lập hệ thống phân phối tại khu vực thị trường miền Bắc...
Doanh nghiệp đi trước, đón đầu
Trên thế giới, nhiều nước đã ban hành một số biện pháp để hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào hệ thống phân phối, gây khó khăn cho các nhà bán lẻ nội địa.
Tuy nhiên, khi Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và thực thi các cam kết gia nhập WTO thì không thể ngăn cản các nhà bán lẻ nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phân phối nội địa. Hiện nhiều đại gia bán lẻ trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam và mới đây nhất Giant South Asia Vietnam cũng đã khai trương Siêu thị Wellcome tại Tp.HCM.
Sự xuất hiện thêm của các đại gia có tác động lớn tới bộ mặt của thị trường bán lẻ Việt Nam khiến cho các nhà bán lẻ trong nước rất khó cạnh tranh. Tuy nhiên, từ đầu năm 2009 trở đi, các nhà bán lẻ nước ngoài muốn mở thêm cơ sở bán lẻ thứ hai thì phải xin phép.
Vì vậy, bên cạnh việc các nhà bán lẻ trong nước đang trông chờ một quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống phân phối của Việt Nam thì họ cũng hy vọng rằng các cơ quan chức năng sẽ có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cấp phép cho cơ sở bán lẻ thứ hai của các nhà đầu tư nước ngoài, giúp doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh thành công trên thị trường nội địa.
Như vậy, thời điểm từ nay đến ngày 1/1/2009, khi cam kết mở cửa thị trường phân phối, bán lẻ chính thức được thực hiện, những doanh nghiệp đã chủ động đi trước đón đầu nhận định rằng không phải là quá sớm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng chia sẻ rằng do nền kinh tế của Việt Nam đi sau so với nhiều nước trên thế giới nên việc hội nhập quá nhanh đặt ra thách thức lớn cho các nhà bán lẻ Việt Nam.
Vì thế, bên cạnh việc các doanh nghiệp cố gắng hoàn thiện, tạo dựng các mối liên kết thì cũng cần có sự hỗ trợ lớn từ phía các cơ quan nhà nước như tiếp cận đất đai, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vốn đã nhỏ lẻ trở thành doanh nghiệp lớn hơn.
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại từng nhấn mạnh: “Các nhà bán lẻ Việt Nam cần năng động hơn, vươn lên mạnh mẽ hơn thông qua đầu tư xây dựng các cơ sở phân phối quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại. Thứ hai là đổi mới cách quản lý phân phối và thứ ba là đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên”.
Thành lập từ năm 1993, đến nay, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái đã trở thành một mô hình kinh doanh và phân phối hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng liên tục đạt trên 40%/ năm. Hiện Tập đoàn Phú Thái có gần 30 đơn vị trực thuộc gồm các công ty thành viên, trung tâm phân phối và trung tâm kho vận.
Phú Thái thực hiện phân phối trên quy mô toàn quốc 16 nhóm ngành hàng (hoá mỹ phẩm, thực phẩm, bánh kẹo, chế phẩm từ sữa, đồ uống, thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, sản phẩm thể thao, vật liệu xây dựng, nội thất, điện thoại di động) thông qua hệ thống mạng lưới gần 100.000 đại lý các cấp.
Liên kết, liên doanh với các đối tác
Ông Phạm Đình Đoàn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái cho biết: “Chúng tôi đang duy trì mối quan hệ tốt đẹp với trên 100 đối tác trong và ngoài nước. Trên cơ sở này, tập đoàn sẽ thực hiện liên doanh liên kết với các đối tác tiềm năng cùng triển khai các dự án lớn trong các lĩnh vực phân phối, tiếp thị, hậu cần và bán lẻ.
Dự kiến đến năm 2011, số lượng nhân viên trong tập đoàn sẽ khoảng trên 5.000 người, doanh số đạt trên 13.000 tỷ đồng với quy mô phát triển gồm 50 đơn vị thành viên là các trung tâm phân phối, công ty thành viên và trung tâm kho vận trên toàn quốc”.
Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Tp.HCM (Saigon Co.op) vừa được Tạp chí Bán lẻ châu Á trao giải Vàng cho nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đoạt vị trí 361 trong Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương. Theo ông Nguyễn Ngọc Hoà, Tổng giám đốc Saigon Co.op: “Chúng tôi đã chuẩn bị cho chương trình hội nhập từ 5 năm trước. Hiện tại, chúng tôi đang có 24 siêu thị. Mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2010, Saigon Co.op sẽ có 50 siêu thị và đến năm 2015 sẽ thành lập được tổng số 100 siêu thị trên toàn quốc”.
Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối, hoặc đơn thuần chỉ phân phối những sản phẩm đặc thù như ngành dược phẩm, máy móc thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông... thì việc thiết lập một hệ thống phân phối riêng có quy mô lớn và chuyên nghiệp cũng đang là tâm điểm vươn tới của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Với 3 trung tâm phân phối chính, 35 trung tâm phân phối tại các tỉnh, trên 2.000 trung tâm bán buôn và 7.000 khách hàng là nhà thuốc bán lẻ tham gia trực tiếp vào kênh phân phối của Tập đoàn Viễn Đông, hệ thống phân phối của Viễn Đông được đánh giá là một trong 3 hệ thống phân phối mạnh nhất của ngành dược tại Việt Nam gồm dược Viễn Đông, Zuellig Pharma Việt Nam và dược Hậu Giang. Thực hiện theo phương châm không ngừng chuyên nghiệp hoá toàn bộ kênh phân phối thông qua việc định kỳ đào tạo, tái đào tạo, nâng cấp nguồn nhân lực.
Ông Lê Văn Dũng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn Đông khẳng định: “Trước tháng 12/2009, Viễn Đông sẽ hoàn thiện việc xây dựng kênh phân phối chuyên nghiệp hàng đầu của ngành dược Việt Nam, có đủ khả năng cạnh tranh bình đẳng với các kênh phân phối mạnh của các Tập đoàn dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam”.
Mục tiêu cụ thể là tập đoàn Viễn Đông sẽ xây dựng khoảng 40 trung tâm phân phối (công ty, chi nhánh) trực thuộc trên tất cả các tỉnh, thành phố tiềm năng, đồng thời nâng số lượng thành viên tham gia kênh phân phối từ 9.000 lên trên 15.000 thành viên.
Công ty Thương mại Quốc tế Thuỷ Linh (TLC Group) hiện đang sở hữu Siêu thị máy tính Anh Nghĩa - một trong những siêu thị hàng đầu Việt Nam về mô hình kinh doanh bán lẻ máy tính, đặc biệt là siêu thị chuyên doanh đầu tiên trên thị trường miền Bắc về máy tính xách tay và máy ảnh kỹ thuật số. Sắp tới đây, ngoài việc phát huy những thế mạnh về uy tín chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng chuyên nghiệp, Siêu thị máy tính Anh Nghĩa sẽ khai trương thêm 2 cửa hàng mới tại Hà Nội, mở đầu cho việc thiết lập hệ thống phân phối tại khu vực thị trường miền Bắc...
Doanh nghiệp đi trước, đón đầu
Trên thế giới, nhiều nước đã ban hành một số biện pháp để hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào hệ thống phân phối, gây khó khăn cho các nhà bán lẻ nội địa.
Tuy nhiên, khi Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và thực thi các cam kết gia nhập WTO thì không thể ngăn cản các nhà bán lẻ nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phân phối nội địa. Hiện nhiều đại gia bán lẻ trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam và mới đây nhất Giant South Asia Vietnam cũng đã khai trương Siêu thị Wellcome tại Tp.HCM.
Sự xuất hiện thêm của các đại gia có tác động lớn tới bộ mặt của thị trường bán lẻ Việt Nam khiến cho các nhà bán lẻ trong nước rất khó cạnh tranh. Tuy nhiên, từ đầu năm 2009 trở đi, các nhà bán lẻ nước ngoài muốn mở thêm cơ sở bán lẻ thứ hai thì phải xin phép.
Vì vậy, bên cạnh việc các nhà bán lẻ trong nước đang trông chờ một quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống phân phối của Việt Nam thì họ cũng hy vọng rằng các cơ quan chức năng sẽ có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cấp phép cho cơ sở bán lẻ thứ hai của các nhà đầu tư nước ngoài, giúp doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh thành công trên thị trường nội địa.
Như vậy, thời điểm từ nay đến ngày 1/1/2009, khi cam kết mở cửa thị trường phân phối, bán lẻ chính thức được thực hiện, những doanh nghiệp đã chủ động đi trước đón đầu nhận định rằng không phải là quá sớm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng chia sẻ rằng do nền kinh tế của Việt Nam đi sau so với nhiều nước trên thế giới nên việc hội nhập quá nhanh đặt ra thách thức lớn cho các nhà bán lẻ Việt Nam.
Vì thế, bên cạnh việc các doanh nghiệp cố gắng hoàn thiện, tạo dựng các mối liên kết thì cũng cần có sự hỗ trợ lớn từ phía các cơ quan nhà nước như tiếp cận đất đai, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vốn đã nhỏ lẻ trở thành doanh nghiệp lớn hơn.
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại từng nhấn mạnh: “Các nhà bán lẻ Việt Nam cần năng động hơn, vươn lên mạnh mẽ hơn thông qua đầu tư xây dựng các cơ sở phân phối quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại. Thứ hai là đổi mới cách quản lý phân phối và thứ ba là đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên”.