Đông Nam Á có nguy cơ thừa máy bay
Đơn đặt hàng lớn kỷ lục mà hãng hàng không Lion Air vừa dành cho tập đoàn sản xuất máy bay Airbus khiến nhiều người lo ngại
Đơn đặt hàng lớn kỷ lục mà hãng hàng không Lion Air vừa dành cho tập đoàn sản xuất máy bay Airbus khiến nhiều người lo ngại, số lượng máy bay chuẩn bị “đổ bộ” vào khu vực Đông Nam Á có thể vượt quá nhu cầu.
Khi đó, theo báo Wall Street Journal, nhiều khả năng chỉ những hãng hàng không hiệu quả nhất mới có thể tồn tại, và những hãng tồn tại chưa chắc sẽ dám nhận giao hàng toàn bộ số máy bay đã đặt mua.
Đầu tuần này, Lion Air, hãng hàng không lớn nhất của Indonesia đặt mua 234 máy bay Airbus, đánh dấu đơn hàng lớn nhất mà Airbus từng nhận được từ một hãng hàng không. Năm ngoái, chính Lion Air cũng lập kỷ lục với hãng Boeing khi đặt mua 230 chiếc máy bay từ tập đoàn sản xuất phi cơ Mỹ.
Bên cạnh 450 chiếc máy bay mà hãng AirAsia của Malaysia đã đặt hàng, cùng một loạt đơn hàng khác trong khu vực, sẽ có khoảng 1.000 máy bay thương mại mới xuất hiện trên bầu trời Đông Nam Á trong thập kỷ tới đây.
Lion Air và AirAsia đã tuyên bố họ không lo ngại gì về sự bùng nổ số lượng máy bay. Lập luận mà các nhà bay này đưa ra là Đông Nam Á có hơn 600 triệu dân và ngày càng có nhiều người có đủ khả năng đi lại bằng đường hàng không nhờ kinh tế phát triển và giá vé phải chăng.
Theo nhận xét của ông Shukor Yosof, Giám đốc phụ trách nghiên cứu mảng thị trường chứng khoán của Standard & Poor’s ở Singapore, Giám đốc điều hành (CEO) Lion Air - ông Rusd Kirana - “có lẽ đã đi hơi quá đà”.
Đi vào hoạt động năm 2000 với chỉ 1 máy bay, Lion Air nhanh chóng phát triển thành hãng hàng không lớn nhất Indonesia chủ yếu nhờ chú trọng các đường bay giá rẻ trong nước nối khắp 17.000 hòn đảo lớn nhỏ của đảo quốc này. Mặc dù có một số đường bay quốc tế, bao gồm các tuyến tới Singapore và Malaysia, hơn 90% số ghế của Lion Air là thuộc các tuyến nội địa.
Lion Air hiện kiểm soát khoảng 45% thị trường bay Indonesia, và theo giới quan sát, con số này có thể tăng lên mức 50% trong năm nay. Các nhà phân tích ước tính rằng, Lion Air làm ăn có lãi, cho dù công ty này không niêm yết trên sàn chứng khoán và không công bố kết quả kinh doanh.
Mức độ hiện diện hạn chế trên thị trường toàn cầu của Lion Air đồng nghĩa với việc hãng này chưa đối mặt nhiều với môi trường cạnh tranh quốc tế khốc liệt vốn đã khiến tỷ suất lợi nhuận suy giảm. Ở Indonesia, Lion Air cạnh tranh chủ yếu với nhà bay quốc doanh PT Garuda Indonesia, cùng với thương hiệu bay giá rẻ Citilink của Garuda, cũng như với AirAsia.
Mặc dù lượng hành khách đi máy bay ở Indonesia đã tăng hơn 15% mỗi năm trong 4 năm qua, một số hãng hàng không quy mô nhỏ đã lâm cảnh giải thể do cạnh tranh mạnh khiến giá vé không đủ bù chi phí. Một tòa án ở Jakarta hồi đầu năm nay đã công bố hãng bay giá rẻ Batavia Air phá sản sau khi hãng này không trả được nợ.
Hiện có khoảng 100 máy bay, Lion Air hy vọng sẽ đi trước trong cuộc chơi nhờ những nỗ lực mở rộng tích cực.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, để thu được lợi nhuận từ số máy bay mới đặt mua, Lion Air sẽ phải mở rộng các đường bay quốc tế và tính tới việc cho thuê bớt máy bay. Hầu hết nhu cầu bay chưa được khai thác ở Indonesia nằm tại các sân bay nhỏ không có khả năng tập trung đủ hành khách cho những loại máy bay Boeing và Airbus mà Lion Air đã đặt hàng. Những chiếc Boeing 737 và Airbus A320 mà Lion Air đang vận hành hoặc đặt mua thường chở 120 hành khách trở lên mỗi chuyến.
“Lion Air thực sự có tham vọng trở thành nhà bay giá rẻ hàng đầu thế giới, nhưng điểm đáng ngại là những chiếc máy bay thân hẹp này không phải là một lựa chọn phù hợp cho Indonesia”, ông Ahmad Maghfur Usman, một nhà phân tích thuộc RHB Research Institute ở Kula Lumpur, Malaysia, nhận xét.
Khi đó, theo báo Wall Street Journal, nhiều khả năng chỉ những hãng hàng không hiệu quả nhất mới có thể tồn tại, và những hãng tồn tại chưa chắc sẽ dám nhận giao hàng toàn bộ số máy bay đã đặt mua.
Đầu tuần này, Lion Air, hãng hàng không lớn nhất của Indonesia đặt mua 234 máy bay Airbus, đánh dấu đơn hàng lớn nhất mà Airbus từng nhận được từ một hãng hàng không. Năm ngoái, chính Lion Air cũng lập kỷ lục với hãng Boeing khi đặt mua 230 chiếc máy bay từ tập đoàn sản xuất phi cơ Mỹ.
Bên cạnh 450 chiếc máy bay mà hãng AirAsia của Malaysia đã đặt hàng, cùng một loạt đơn hàng khác trong khu vực, sẽ có khoảng 1.000 máy bay thương mại mới xuất hiện trên bầu trời Đông Nam Á trong thập kỷ tới đây.
Lion Air và AirAsia đã tuyên bố họ không lo ngại gì về sự bùng nổ số lượng máy bay. Lập luận mà các nhà bay này đưa ra là Đông Nam Á có hơn 600 triệu dân và ngày càng có nhiều người có đủ khả năng đi lại bằng đường hàng không nhờ kinh tế phát triển và giá vé phải chăng.
Theo nhận xét của ông Shukor Yosof, Giám đốc phụ trách nghiên cứu mảng thị trường chứng khoán của Standard & Poor’s ở Singapore, Giám đốc điều hành (CEO) Lion Air - ông Rusd Kirana - “có lẽ đã đi hơi quá đà”.
Đi vào hoạt động năm 2000 với chỉ 1 máy bay, Lion Air nhanh chóng phát triển thành hãng hàng không lớn nhất Indonesia chủ yếu nhờ chú trọng các đường bay giá rẻ trong nước nối khắp 17.000 hòn đảo lớn nhỏ của đảo quốc này. Mặc dù có một số đường bay quốc tế, bao gồm các tuyến tới Singapore và Malaysia, hơn 90% số ghế của Lion Air là thuộc các tuyến nội địa.
Lion Air hiện kiểm soát khoảng 45% thị trường bay Indonesia, và theo giới quan sát, con số này có thể tăng lên mức 50% trong năm nay. Các nhà phân tích ước tính rằng, Lion Air làm ăn có lãi, cho dù công ty này không niêm yết trên sàn chứng khoán và không công bố kết quả kinh doanh.
Mức độ hiện diện hạn chế trên thị trường toàn cầu của Lion Air đồng nghĩa với việc hãng này chưa đối mặt nhiều với môi trường cạnh tranh quốc tế khốc liệt vốn đã khiến tỷ suất lợi nhuận suy giảm. Ở Indonesia, Lion Air cạnh tranh chủ yếu với nhà bay quốc doanh PT Garuda Indonesia, cùng với thương hiệu bay giá rẻ Citilink của Garuda, cũng như với AirAsia.
Mặc dù lượng hành khách đi máy bay ở Indonesia đã tăng hơn 15% mỗi năm trong 4 năm qua, một số hãng hàng không quy mô nhỏ đã lâm cảnh giải thể do cạnh tranh mạnh khiến giá vé không đủ bù chi phí. Một tòa án ở Jakarta hồi đầu năm nay đã công bố hãng bay giá rẻ Batavia Air phá sản sau khi hãng này không trả được nợ.
Hiện có khoảng 100 máy bay, Lion Air hy vọng sẽ đi trước trong cuộc chơi nhờ những nỗ lực mở rộng tích cực.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, để thu được lợi nhuận từ số máy bay mới đặt mua, Lion Air sẽ phải mở rộng các đường bay quốc tế và tính tới việc cho thuê bớt máy bay. Hầu hết nhu cầu bay chưa được khai thác ở Indonesia nằm tại các sân bay nhỏ không có khả năng tập trung đủ hành khách cho những loại máy bay Boeing và Airbus mà Lion Air đã đặt hàng. Những chiếc Boeing 737 và Airbus A320 mà Lion Air đang vận hành hoặc đặt mua thường chở 120 hành khách trở lên mỗi chuyến.
“Lion Air thực sự có tham vọng trở thành nhà bay giá rẻ hàng đầu thế giới, nhưng điểm đáng ngại là những chiếc máy bay thân hẹp này không phải là một lựa chọn phù hợp cho Indonesia”, ông Ahmad Maghfur Usman, một nhà phân tích thuộc RHB Research Institute ở Kula Lumpur, Malaysia, nhận xét.